Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu 088 chất lượng tín dụng tại NH TMCP đầu tư và phát triển VN chi nhánh đông đô luận văn thạc sỹ (Trang 69)

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, công tác tiếp thị của Chi nhánh còn chưa thực sự tốt, Chi nhánh không có bộ phận chuyên môn nghiệp vụ về marketing. Công tác tìm kiếm, phát triển khách hàng mới chưa được cán bộ nhân viên chú trọng.

Thứ hai, công tác xử lý nợ quá hạn thực hiện chưa tốt, chưa tập trung, Chi nhánh chưa có bộ phận chuyên trách về xử lý nợ quá hạn.

Thứ ba, nguồn nhân lực phục vụ cho công tác tín dụng của Chi nhánh vẫn còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cũng như tốc độ phát triển của hoạt động tín dụng tại Chi nhánh. Hiện tại do

số lượng cán bộ tín dụng còn thiếu nên một số cán bộ vẫn phải kiêm nhiệm nhiều công việc cùng lúc. Điều này đã khiến cho tốc độ giải quyết công việc bị hạn chế, ngoài ra còn dễ xảy ra tình trạng sai sót trong quá trình giải quyết thủ tục vay vốn. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ tín dụng tại Chi nhánh hiện đang trong giai đoạn trẻ hóa, mặc dù rất nhiệt tình và năng động nhưng sự thiếu kinh nghiệm cộng với khả năng nắm bắt các thông tin, tình hình thị trường còn chưa nhạy bén đã làm cho việc tư vấn, hướng dẫn khách hàng trong việc lập hồ sơ vay vốn, quản lý nợ vay, tài sản thế chấp... mất nhiều thời gian, dễ phát sinh rủi ro cho ngân hàng.

Thứ tư, chất lượng tín dụng còn bị chi phối bởi áp lực chỉ tiêu kinh doanh do hội sở giao cho các chi nhánh, phòng giao dịch.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, tình hình kinh tế trong những năm gần đây có nhiều diễn biến phức tạp, gây ra nhiều bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, năng lực quản lý tài chính, năng lực lập dự án và dự báo của các khách hàng tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Một số khách hàng lập phương án sản xuất kinh doanh còn mang tính chủ quan, chỉ dựa vào kinh nghiệm với nội dung sơ sài, thiếu căn cứ, không đánh giá và làm rõ tính khả thi hay thuyết phục đối với ngân hàng. Các kế hoạch thiết kế phần lớn nhằm mục đích đối phó với ngân hàng, điều này ảnh hưởng đến quá trình cấp tín dụng cho khách hàng, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của chi nhánh và khách hàng để lỡ mất cơ hội kinh doanh.

Thứ ba, hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về hoạt động tín dụng và các hoạt động có liên quan của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước còn chưa đồng bộ, thiếu những hướng dẫn cụ thể, dẫn đến khó khăn trong việc phối hợp giữa các bộ phận trong công tác tín dụng.

Thứ tư, sức ép cạnh tranh, lôi kéo khách hàng không chỉ giữa các Ngân hàng trên địa bàn mà còn đến từ các Chi nhánh trong cùng hệ thống BIDV.

Thứ năm, khách hàng thiếu minh bạch trong việc cung cấp thông tin cho ngân hàng. Do việc kiểm soát thông tin của ngân hàng còn nhiều bất cập, nên điều này là

một phần khiến nhiều khách hàng hiện nay có sự thiếu minh bạch và rõ ràng trong việc cung cấp thông tin, đặc biệt là thông tin tài chính.

Thứ sáu, khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc không có thiện chí trả nợ gây ra nợ quá hạn cho ngân hàng. Trong thực tế, không ít khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, đầu tu trục lợi, mua bán lòng vòng hoặc đầu tu vào các ngành nghề không đúng với thực tế kinh doanh và mục đích đề nghị vay vốn. Những khoản nợ này tất yếu có nguy cơ trở thành các khoản vay có vấn đề nếu Chi nhánh không kiểm soát sau cho vay chặt chẽ và có biện pháp thu hồi nợ kịp thời. Bên cạnh đó, vì nhận thức còn hạn chế, nhiều khách hàng có dấu hiệu trì hoãn việc trả nợ cho ngân hàng gây ảnh huởng đến hoạt động của Chi nhánh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Trong chương II, tác giả đã khái quát và phân tích kết quả kinh doanh của BIDV Chi nhánh Đông Đô trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018. Dựa trên cơ sở bộ chỉ tiêu định lượng được đưa ra tại chương I, luận văn cũng đánh giá và phân tích thực trạng chất lượng tín dụng của BIDV Chi nhánh Đông Đô, từ đó đưa ra những thành tựu đạt được cũng như các hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế này. Đây chính là nền tảng cho các định hướng cũng như giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng tại BIDV Chi nhánh Đông Đô.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ

3.1. Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Đô

Phương hướng và nhiệm vụ lâu dài của BIDV Đông Đô là phấn đấu trở thành một chi nhánh vững mạnh trong mạng lưới chi nhánh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, phát triển phong phú và đa dạng các sản phẩm, dịch vụ, với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

- Chi nhánh tiếp tục giữ vững nền khách hàng và nỗ lực thực hiện tăng trưởng tín dụng có kiểm soát, ngoài việc xem xét nâng hạn mức cho vay đối với một số khách hàng tốt, Chi nhánh đã tiếp cận cho vay đối với một số khách hàng mới có tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính tốt.

- Kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng phải an toàn - hiệu quả; đảm bảo cơ cấu - tỷ trọng tín dụng hợp lý theo định hướng của BIDV, tăng tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo; đảm bảo tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu đạt dưới mức kế hoạch giao. Thường xuyên đánh giá lại tài sản đảm bảo của khách hàng để phản ánh đúng thực trạng tín dụng;

- Phát triển khách hàng mới dựa trên thống kê của trung tâm hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh - Cục Quản lý kinh doanh để nắm bắt các doanh nghiệp mới thành lập trên địa bàn quận Cầu Giấy và địa bàn thành phố Hà Nội. Dựa trên đăng ký kinh doanh, tên doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại liên hệ... Đây là nguồn thông tin để Chi nhánh có thể nắm bắt và tiếp cận các doanh nghiệp kịp thời nhằm mở rộng nền khách hàng trên địa bàn. Trên cơ sở đó, Chi nhánh thực hiện lựa chọn, khai thác khách hàng tiềm năng, thực hiện truyền thông và đẩy mạnh bán hàng đối với các khách hàng trên địa bàn..

- Tập trung phát triển tín dụng ngắn hạn đặc biệt là bán lẻ, phát triển các sản phẩm phục vụ tiêu dùng, phục vụ nhu cầu nhà ở... để góp phần tăng dần tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân;

- Đối với các khách hàng tốt, có quan hệ tín dụng với nhiều TCTD và chua sử dụng hết hạn mức tín dụng đuợc cấp tại Chi nhánh, tập trung chăm sóc, tiếp thị, huớng khách hàng tập trung sử dụng dịch vụ tại BIDV.

- Tăng cuờng công tác quản lý khách hàng. Trong quá trình cho vay cần thuờng xuyên kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng cũng nhu rà soát, đánh giá lại tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng.

- Trong công tác thẩm định cần nâng cao chất luợng thẩm định và chất luợng cán bộ quản lý khách hàng, đặc biệt quan tâm tới tiêu chuẩn đạo đức của cán bộ.

- Về công tác xử lý nợ xấu:

+ Rà soát đánh giá chính xác khách hàng và thực hiện phân loại nợ (theo Thông tu 02): Định kỳ hàng quý thực hiện rà soát đánh giá khách hàng trong đó đặc biệt tập trung vào nhóm khách hàng thuộc cấu phần nợ xấu, khách hàng có ngành nghề, lĩnh vực chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro theo cảnh báo của Hội sở chính để phân loại và đề xuất huớng xử lý phù hợp nhằm giảm thiểu phát sinh nợ xấu, lãi treo.

+ Áp dụng linh hoạt các biện pháp xử lý nợ nhu miễn giảm lãi, bán nợ, xử lý tài sản đảm bảo, khởi kiện khách hàng. Đối với những khách hàng thực sự khó khăn không có khả năng duy trì, phục hồi sản xuất và đặc biệt không tích cực hợp tác với ngân hàng, Chi nhánh quyết liệt thực hiện các biện pháp xử lý nợ vay nhu yêu cầu trả nợ vay, xử lý tài sản bảo đảm và khởi kiện khách hàng nếu cần thiết; đồng thời Chi nhánh cũng báo cáo đề xuất Hội sở chính xem xét xử lý rủi ro tín dụng để có biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời phối hợp tốt với cơ quan thi hành án và cơ quan chức năng trong quá trình thu giữ tài sản và thi hành các bản án có hiệu lực theo Nghị quyết số 42. Tăng cuờng công tác phối hợp với các cơ quan tu pháp, tố tụng để tranh thụ sự ủng hộ của các cơ quan này trong công tác xử lý nợ, tiếp tục

phối hợp với cơ quan Công an để đẩy mạnh phối hợp, hỗ trợ trong thu giữ TSBĐ, xử lý nợ xấu.

- Xử lý nợ ngoại bảng, nợ bán VAMC: Tập trung, quyết liệt đẩy nhanh và mạnh tiến độ thu nợ hạch toán ngoại bảng. Khẩn truơng đánh giá thực trạng từng khoản nợ, có biện pháp thu hồi nợ phù hợp, quyết liệt thu hồi tối đa nợ hạch toán ngoại bảng, nợ bán VAMC, cụ thể:

+ Quyết liệt triển khai các giải pháp xử lý thu hồi nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro, nợ ngoại bảng, nợ bán VAMC, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu gộp duới 2%.

+ Xây dựng phuơng án và lộ trình cụ thể để tất toán sớm toàn bộ trái phiếu VAMC trên cơ sở các chỉ đạo của trụ sở chính (dự kiến hoàn thành trong Quý II/2019).

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàngThương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Đô Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Đô

Xuất phát từ thực trạng chất luợng tín dụng của Chi nhánh qua các năm với những mặt đạt đuợc và chua đạt đuợc cùng với những khó khăn, thuận lợi mà Chi nhánh đã trải qua, đồng thời với một số mục tiêu, phuơng huớng Chi nhánh đặt ra trong các năm tới, nhằm mục đích nâng cao chất luợng tín dụng, góp phân nâng cao kết quả kinh doanh thì Chi nhánh có thể áp dụng một số giải pháp sau:

3.2.1. Nâng cao hiệu suất sử dụng vốn, chuyển dịch cơ cấu dư nợ ngày càng hợplý hơn lý hơn

Để nâng cao hiệu suất sử dụng vốn và tạo ra một cơ cấu du nợ hợp lý, Chi nhánh có thể mở rộng hoạt động cho vay thông qua các biện pháp sau:

Thứ nhất: Xây dựng danh mục cho vay linh hoạt, phù hợp, hạn chế việc Chi nhánh tập trung tín dụng vào một số khách hàng lớn.

Để phát triển cho vay theo phuơng châm hiệu quả, an toàn thì Chi nhánh phải định huớng đuợc các đối tuợng sẽ đầu tu, lĩnh vực kinh doanh cần tập trung phát triển cho vay, muốn làm đuợc điều này đòi hỏi Chi nhánh truớc hết phải đánh giá và phân loại mức độ rủi ro hiện tại và tuơng lai của các đối tuợng và lĩnh vực mà mình đã và sẽ đầu tu, xác định rõ đầu tu vào lĩnh vực nào sẽ mang lại hiệu quả cao

nhất. Chẳng hạn ở thời điểm hiện tại, Chi nhánh cần tập trung phát triển tín dụng ngắn hạn đặc biệt là bán lẻ, phát triển các sản phẩm phục vụ tiêu dùng, phục vụ nhu cầu nhà ở. để góp phần tăng dần tỷ trọng vay khách hàng cá nhân.

Tiếp đó, Chi nhánh cần phải cập nhật kịp thời số liệu thống kê của trung tâm hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh - Cục Quản lý kinh doanh để nắm bắt các doanh nghiệp mới thành lập trên địa bàn quận Cầu Giấy và địa bàn thành phố Hà Nội. Dựa trên đăng ký kinh doanh, tên doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại liên hệ... Đây là nguồn thông tin để Chi nhánh có thể tiếp cận các doanh nghiệp kịp thời để mở rộng nền khách hàng trên địa bàn.

Thứ hai: Chủ động đánh giá và lựa chọn khách hàng mục tiêu.

Chi nhánh tìm kiếm và lựa chọn loại hình khách hàng chiến luợc để phục vụ, sao cho phù hợp với thực trạng hoạt động của Chi nhánh, và phù hợp với định huớng phát triển trong thời gian tới.

Vì vậy BIDV Chi nhánh Đông Đô cần thực hiện nghiêm túc việc xem xét, đánh giá và lựa chọn khách hàng thông qua các tiêu chí sau:

* Theo đối tuợng khách hàng:

- Khách hàng doanh nghiệp: Là những doanh nghiệp có lịch sử quan hệ tín dụng tốt, có năng lực tài chính tốt và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, đội ngũ lãnh đạo có uy tín, có năng lực quản trị và kinh nghiệm điều hành tốt.

- Khách hàng cá nhân: Là khách hàng có nghề nghiệp, thu nhập ổn định, có mức sống trung bình khá (theo mức sống trung bình tại địa bàn thành phố Hà Nội), có quan hệ xã hội tốt, lịch sử bản thân và gia đình lành mạnh, có quan hệ tín dụng tốt.

* Theo quy mô của khách hàng:

- Khách hàng doanh nghiệp: Tập trung chú trọng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, uu tiên tài trợ cho các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu và có sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng của ngân hàng. Chi nhánh cần quan tâm xem xét tài trợ vốn luu động cho các doanh nghiệp có dòng tiền luân chuyển thuờng xuyên ổn định qua ngân hàng, có tài sản bảo đảm tốt.

- Khách hàng cá nhân: Tập trung đáp ứng nhu cầu vay vốn bổ sung vốn luu động của các cá nhân hộ gia đình là các tiểu thuờng kinh doanh ở các khu chợ lớn ở địa bàn TP Hà Nội. Các cá nhân có nhu cầu vay nhu cầu nhà ở, mua ô tô, du học cá nhân.

Thứ ba: Đối với khách hàng truyền thống mà Chi nhánh đã ký hợp đồng hợp tác toàn diện thì Chi nhánh cần có những chính sách hợp tác đôi bên cùng có lợi, tránh việc uu đãi lãi suất tràn lan dẫn đến hiệu quả thu đuợc từ các khách hàng này quá thấp hoặc không đủ bù đắp các chi phí khác của ngân hàng. Chỉ sử dụng mức lãi suất uu đãi trong những truờng hợp thật sự cần thiết, khi khách hàng đang bị cạnh tranh lôi kéo bởi các tổ chức tín dụng khác. Kiểm soát chặt chẽ tăng truởng tín dụng, tăng truởng phải an toàn - hiệu quả; đảm bảo cơ cấu - tỷ trọng tín dụng hợp lý theo định huớng của BIDV. Thuờng xuyên đánh giá lại tài sản đảm bảo của khách hàng để phản ánh đúng thực trạng tín dụng.

3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng vay

Thẩm định là một khâu rất quan trọng trong quy trình cho vay khách hàng, thẩm định khách hàng tốt sẽ đảm bảo khoản vay có khả năng hoàn trả và đuợc hoàn trả đúng hạn. Theo xu huớng phát triển hiện nay, quy mô của mỗi hợp đồng tín dụng, của từng khoản vay ngày càng lớn hơn về quy mô cũng nhu về độ phức tạp. Các khoản vay vốn có mục đích đa dạng hơn, lĩnh vực kinh doanh phức tạp hơn và thị truờng cũng diễn biến thất thuờng hơn. Do đó, công tác thẩm định lại càng có vai trò quan trọng hơn trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng, cũng nhu trong việc nâng cao chất luợng cho vay của ngân hàng. Vì vậy để nâng cao chất luợng công tác thẩm định khách hàng, thì Ngân hàng cần chú ý những điểm sau:

Thứ nhất: Thẩm định kỹ mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng.

Một phần của tài liệu 088 chất lượng tín dụng tại NH TMCP đầu tư và phát triển VN chi nhánh đông đô luận văn thạc sỹ (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w