cao chất lượng tín dụng
Hiện nay, các NHTM không ngừng cải tiến quy trình nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng đồng thời quản trị tốt rủi ro tín dụng theo khẩu vị của từng ngân hàng theo từng thời kỳ. Có thể kể đến trong thời gian qua, Ngân hàng TMCP Công thuơng Việt Nam (VietinBank) là ngân hàng cải tiến mạnh nhất quy trình khi thực hiện thay đổi hệ thống quản trị lõi của ngân hàng. Năm 2016, toàn hệ thống VietinBank kiểm toán số liệu, thay đổi hệ thống lõi nhằm cải tiến quy trình, đua đến sự cải tiến trong thủ tục cho vay đối với khách hàng.
Để nâng cao chất luợng tín dụng các NHTM càng ngày càng năng động hơn khi thiết kế và đua ra các sản phẩm đánh giá sát nhất với thực tế kinh doanh của doanh nghiệp, đua ra các điều kiện về cho vay, tài sản đảm bảo hợp lý. Có thể kể đến nhu sản phẩm cho vay mua ô tô của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (tháng
01/2017 Tạp chí Asian Banker đã trao cho ngân hàng này giải thưởng Ngân hàng có sản phẩm cho vay mua ô tô tốt nhất Việt Nam).
Đồng thời rất nhiều ngân hàng đang thực hiện nghiên cứu và áp dụng việc quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế (Basel) như Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.... để đưa việc quản lý hệ thống của ngân hàng theo chuẩn, giảm thiểu rủi ro mang tính hệ thống.
Toàn ngành ngân hàng đang nỗ lực chung cùng với cán bộ, bộ ban ngành dưới sự lãnh đạo của Chính phủ nhằm triển khai thực hiện chủ trương ngăn ngừa suy giảm kinh tế, phát triển hoạt động của các doanh nghiệp. Nhưng không phải vì thế mà các ngân hàng giảm thiểu các nguyên tắc trong cho vay và không tuân thủ quy định pháp luật; các NHTM hiện tại đang dùng mọi phương pháp để có thể cân bằng được việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng và quản trị rủi ro của hệ thống.
Trong bối cảnh nền kinh tế đang có nhiều biến động như hiện nay, môi trường hoạt động kinh doanh của ngân hàng rủi ro hơn, các ngân hàng càng cẩn phải cẩn trọng hơn trong quyết định cho vay trên cơ sở nhận dạng, đánh giá, phân tích đúng rủi ro trong hoạt động cho vay. Vốn cho vay phải được ưu tiên đến những đối tượng khách hàng lành mạnh và có thể mang lại giá trị gia tăng về kinh tế lớn hơn. Đây là nguyên tắc phân bổ nguồn lực khan hiếm của nền kinh tế, từ đó tạo cơ sở giải quyết hài hòa lợi ích của ngân hàng, doanh nghiệp và xã hội. Khách hàng an toàn, phát triển và hoạt động hiệu quả là nền tảng cho sự kinh doanh an toàn, hiệu quả của tổ chức tín dụng.
1.6.5. Bài học rút ra cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam — Chi nhánh Đông Đô
Từ những kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của một số ngân hàng thương mại ta có thể rút ra một số bài học cho BIDV Chi nhánh Đông Đô như sau:
Thứ nhất: Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng, áp dụng chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng.
Thẩm định là một khâu rất quan trọng trong quy trình cấp tín dụng, thẩm định khách hàng tốt sẽ đảm bảo khoản vay có khả năng hoàn trả và đuợc hoàn trả đúng hạn. Ngân hàng cần thu thập các dữ liệu về pháp lý, lịch sử giao dịch, lịch sử thanh toán, phuơng án kinh doanh, vốn tự có, tình hình tài chính, tài sản đảm bảo... để chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng từ đó đua ý những ý kiến thẩm định chính xác.
Thứ hai: Tăng cuờng kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các khoản tín dụng có vấn đề.
Công tác kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay là một công cụ vô cùng quan trọng, thông qua hoạt động kiểm soát có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm soát cũng phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do cán bộ tín dụng gây ra.
Thứ ba: Tăng cuờng kiểm tra giám sát sau cho vay.
Nhằm đảm bảo an toàn cho các khoản vay, cán bộ tín dụng phải thuờng xuyên kiểm tra và giám sát hoạt động kinh doanh của khách hàng để đảm bảo vốn vay đuợc sử dụng đúng mục đích, an toàn và hiệu quả.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Trong Chương I, luận văn đã tổng hợp và hệ thống hóa lại các khái niệm và đặc điểm của ngân hàng thương mại, đưa ra các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại, khái quát về tín dụng và chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại.
Luận văn cũng chỉ ra sự cần thiết phải nâng cao thất lượng tín dụng đối với ngân hàng thương mại và kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của một số ngân hàng thương mại cả trong và ngoài nước.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -
CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ