thời các khoản tín dụng có vấn đề
Công tác kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay là một công cụ vô cùng quan trọng, thông qua hoạt động kiểm soát có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm soát cũng phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do cán bộ tín dụng gây ra.
Để nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro từ đó nâng cao chất lượng tín dụng, Chi nhánh cần thực hiện một số biện pháp sau:
Thứ nhất: Giám sát thường xuyên, chặt chẽ để có thể phát hiện kịp thời mọi vấn đề phát sinh liên quan đến khoản vay, kiểm soát mọi nguồn thu, tài sản bảo đảm mà khách hàng cam kết dùng để trả nợ vay ngân hàng. Nắm bắt chính xác thực trạng và rủi ro của khoản vay, phân tích nguyên nhân tại sao khoản vay có vấn đề từ đó đề ra giải pháp, các ràng buộc đối với khách hàng vay như cắt giảm chi phí, tăng dòng tiền, xử lý tài sản bào đảm... làm giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng thu hồi đối với khoản vay.
Thứ hai: Tăng cường những cán bộ có trình độ, đã qua nghiệp vụ tín dụng tham gia vào công tác kiểm soát, quản trị rủi ro, dự báo những khả năng có thể xảy ra đối với khoản tín dụng để tìm giải pháp cụ thể, thích hợp, hạn chế thấp nhất mức độ tổn thất cho khoản vay.
Thứ ba: Bên cạnh việc giải quyết vấn đề về chuyên môn nghiệp vụ, các cán bộ thực hiện kiểm tra giám sát cần phải có đầy đủ các phẩm chất trung thực, ý thức chấp hành pháp luật và sự nhìn nhận khách quan. Trong quá trình tác nghiệp phải thực hiện một cách vô tư, tránh tình trạng cả nể và chưa thực sự góp ý thẳng thắn. Cần quy định trách nhiệm đối với cán bộ kiểm soát, có chế độ khuyến khích thưởng phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm soát.
Thứ tư: Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tùy thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích của kiểm tra.