Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Một phần của tài liệu 088 chất lượng tín dụng tại NH TMCP đầu tư và phát triển VN chi nhánh đông đô luận văn thạc sỹ (Trang 66)

phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Đô

2.3.1. Kết quả đạt được

Sau 15 năm hoạt động kể từ năm 2004 cũng như vượt qua những khó khăn trong giai đoạn 2016 - 2018, Chi nhánh Đông Đô luôn bám sát định hướng, mục tiêu cụ thể của BIDV, tập trung các giải pháp nhằm tăng trưởng, nâng cao chất lượng và tuân thủ quy định, chỉ đạo của Hội sở chính và Ngân hàng Nhà nước về trần huy động vốn, hoạt động tín dụng, đẩy mạnh dịch vụ, tăng cường kiểm soát các hoạt động. Đến nay Chi nhánh đã đạt được những thành tích đáng khích lệ trên nhiều mặt hoạt động, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và chất lượng tín dụng như sau:

Thứ nhất, hoạt động tín dụng tại Chi nhánh tăng trưởng theo đúng định hướng chỉ đạo của Hội sở chính, tăng cường kiểm soát chất lượng tăng trưởng, đáp ứng được nhu cầu giải ngân của khách hàng, thực hiện phân loại nợ, chuyển nhóm nợ đúng quy định, tích cực triển khai các gói tín dụng cạnh tranh, gia tăng dư nợ có hiệu quả, tăng cường phát triển khách hàng. Tính đến năm 2018, Chi nhánh có quan hệ tín dụng với 5.706 khách hàng, trong đó gồm 5.582 khách hàng cá nhân và 124 khách hàng doanh nghiệp.

Dư nợ tín dụng cuối kỳ 2018 đạt 9.558 tỷ đồng, tăng 1.085 tỷ đồng, tương đương tăng trưởng 13% so với 2017, trong đó: Dư nợ khách hàng doanh nghiệp đạt 6.992 tỷ đồng, tăng 342 tỷ đồng, tương đương tăng trưởng 5%; Tổng dư nợ bán lẻ đạt 2.566 tỷ đồng, tăng 743 tỷ đồng, tương đương tăng trưởng 41%. Dư nợ tín dụng

bình quân năm 2018 đạt 8.566 tỷ đồng, tăng 757 tỷ đồng, tương đương tăng trưởng 10% so với 2017.

Thứ hai, về cơ cấu tín dụng/tổng dư nợ:

Theo đối tượng khách hàng: Tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp đến 31/12/2018 chiếm 73,2%, cho vay khách hàng cá nhân là 26,8%, tiếp tục xu hướng tăng trưởng tín dụng bán lẻ cao hơn tăng trưởng bán buôn đúng theo định hướng của Hội sở chính và cũng là thực hiện đúng mục tiêu của Chi nhánh. Dư nợ khách hàng bán lẻ luôn được ưu tiên tập trung đẩy mạnh, tăng dần tỷ trọng/tổng dư nợ.

Theo kỳ hạn: Cơ cấu dư nợ tín dụng của Chi nhánh năm 2018 có sự dịch chuyển an toàn theo hướng tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn và giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn/tổng dư nợ năm 2017 là 56%, đến 31/12/2018 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn của Chi nhánh tăng lên 60,7% và tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn giảm từ 44% năm 2017 xuống còn 39,3%.

Thứ ba, về chất lượng dư nợ tín dụng: Tỷ lệ nợ xấu đến 31/12/2018 đạt 0,81%, đã giảm 0,67% so với cuối năm 2017. Việc xử lý rủi ro kịp thời đã góp phần quan trọng vào việc kiểm soát tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh, đồng thời Chi nhánh vẫn đang quyết liệt thu hồi nợ xấu của một số khách hàng cá nhân và khẩn trương làm việc với các bên liên quan để thu nợ đã bán VAMC đảm bảo chỉ tiêu nợ xấu gộp ở mức <2%.

Thứ tư, năm 2018 Chi nhánh có Nim tín dụng đạt 1,78% xấp xỉ mức Nim tín dụng của hệ thống, giảm hơn so với năm 2017 là 0,03% nhưng vẫn cao hơn bình quân của cụm các chi nhánh tại địa bàn Hà Nội (1,58%), trong đó Nim tín dụng khối khách hàng bán buôn có xu hướng giảm từ 1,92% xuống 1,88%, Nim tín dụng khối khách hàng bán lẻ đạt 1,49% tăng 0,33%.

Thứ năm, số lượng các sản phẩm cho vay ngày càng được đa dạng hóa, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng và nâng cao sức cạnh tranh của Chi nhánh. Đối với các khách hàng doanh nghiệp, Chi nhánh đáp ứng nhu cầu tín dụng hiệu quả cho các đối tượng khách hàng (Khách hàng doanh nghiệp lớn, khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng FDI). Chi nhánh đã tận dụng tối đa các mối quan hệ

cho vay khách hàng doanh nghiệp để mở rộng số lượng khách hàng cá nhân sử dụng sản phẩm dịch vụ bán lẻ, gia tăng thu dịch vụ bán chéo giúp cải thiện cơ cấu nguồn thu, tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động bán lẻ, hoạt động huy động vốn, dịch vụ để bù đắp sự sụt giảm thu nhập từ tín dụng.

Thứ sáu, chất lượng phục vụ và chăm sóc khách hàng ngày càng được cải thiện, khách hàng ngày càng có ấn tượng tốt về Chi nhánh, giúp Chi nhánh tạo dựng được niềm tin, qua đó duy trì và mở rộng mối quan hệ đối với khách hàng. Hàng tháng, hàng quý, Chi nhánh đều tổ chức những buổi đào tạo cho cán bộ nhân viên tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng qua đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Chi nhánh.

2.3.2. Hạn chế

Ngoài những thành tích đáng khích lệ trên nhiều mặt hoạt động của Chi nhánh thì hoạt động tín dụng vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:

- về mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng: Năm 2018, 10 khách hàng có mức dư nợ lớn nhất chiếm gần 54%/tổng dư nợ của Chi nhánh và cao hơn năm 2017, trong đó chỉ tính riêng 2 khách hàng Công ty CP Vissai Ninh Bình và Công ty CP Visai Hà Nam đã chiếm 28% tổng dư nợ của cả Chi nhánh (đây đều là những khách hàng truyền thống của Chi nhánh). Tỷ trọng tập trung cho vay vào một số khách hàng lớn vẫn ở mức cao, mức độ ảnh hưởng của nhóm khách hàng này đến hoạt động tín dụng của Chi nhánh là rất lớn.

- về chất lượng dư nợ tín dụng: Tỷ lệ nợ nhóm 2 đến 31/12/2018 giảm xuống 3,16% so với cuối năm 2017 là 5,38%, chủ yếu do thời điểm cuối năm 2017 dư nợ tín dụng của khách hàng là Công ty CP ĐTK xếp nhóm 2, trong năm 2018 Chi nhánh đã trình xử lý và chuyển ngoại bảng. Tuy nhiên theo kết quả phân loại nợ tại thời điểm 30/09/2018, khách hàng là Công ty CP Công nghiệp Xây dựng Toàn Phát đã bị chuyển nợ nhóm 2 do bị kéo nhóm tại Ngân hàng TMCP Quân đội và dư nợ tại thời điểm đó là 209,8 tỷ đồng, đến thời điểm 31/12/2018 dư nợ là 207,5 tỷ đồng khiến tỷ lệ nợ nhóm 2 của Chi nhánh vẫn ở mức cao.

- Công tác thu nợ ngoại bảng, thu nợ bán cho VAMC tiến hành vẫn còn chậm:

Dư nợ bán VAMC của Chi nhánh gồm 02 khách hàng là Công ty CP Thương mại và Xây dựng Nam Sơn (126,44 tỷ đồng) và Công ty TNHH Điện tử Hyundai Việt Nam (53,64 tỷ đồng). Trong năm 2018 Chi nhánh đã thực hiện các biện pháp xử lý tài sản để thu hồi nợ của Công ty CP Thương mại và Xây dựng Nam Sơn, đến hết 31/12/2018 Chi nhánh đã thực hiện thu nợ VAMC là 1,8 tỷ đồng, quá trình thu hồi nợ bán VAMC vẫn chậm và nợ thu được tỷ trọng rất nhỏ so với dư nợ.

Nhìn chung, hoạt động tín dụng của Chi nhánh giai đoạn 2016-2018 có sự tăng trưởng về quy mô và thu nhập nhưng hiệu quả kinh doanh tín dụng của Chi nhánh sụt giảm do trích lập dự phòng rủi ro cao khiến cho vị thế của Chi nhánh trong hệ thống và địa bàn bị ảnh hưởng. Chất lượng tín dụng giảm, Chi nhánh dành nhiều thời gian, trí lực, vật lực cho công tác xử lí nợ trong khi đó việc phát triển khách hàng mới còn chưa tốt. Áp lực tài chính nặng nề do vay nợ Hội sở chính để trích lập dự phòng rủi ro, dư nợ bán cho VAMC lớn, lãi dự thu ở mức cao. Công tác thu nợ ngoại bảng, thu lãi treo còn chưa hiệu quả. Chi nhánh chưa khai thác tốt hệ thống mạng lưới về quy mô dư nợ của các phòng giao dịch trên địa bàn. Tiềm ẩn rủi ro do nguy cơ nợ xấu gia tăng tập trung ở nhóm khách hàng lớn, tăng trích lập dự phòng rủi ro,... Đây là những hạn chế trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh đồng thời sẽ là những khó khăn, thách thức cho các năm tiếp theo.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan 2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, công tác tiếp thị của Chi nhánh còn chưa thực sự tốt, Chi nhánh không có bộ phận chuyên môn nghiệp vụ về marketing. Công tác tìm kiếm, phát triển khách hàng mới chưa được cán bộ nhân viên chú trọng.

Thứ hai, công tác xử lý nợ quá hạn thực hiện chưa tốt, chưa tập trung, Chi nhánh chưa có bộ phận chuyên trách về xử lý nợ quá hạn.

Thứ ba, nguồn nhân lực phục vụ cho công tác tín dụng của Chi nhánh vẫn còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cũng như tốc độ phát triển của hoạt động tín dụng tại Chi nhánh. Hiện tại do

số lượng cán bộ tín dụng còn thiếu nên một số cán bộ vẫn phải kiêm nhiệm nhiều công việc cùng lúc. Điều này đã khiến cho tốc độ giải quyết công việc bị hạn chế, ngoài ra còn dễ xảy ra tình trạng sai sót trong quá trình giải quyết thủ tục vay vốn. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ tín dụng tại Chi nhánh hiện đang trong giai đoạn trẻ hóa, mặc dù rất nhiệt tình và năng động nhưng sự thiếu kinh nghiệm cộng với khả năng nắm bắt các thông tin, tình hình thị trường còn chưa nhạy bén đã làm cho việc tư vấn, hướng dẫn khách hàng trong việc lập hồ sơ vay vốn, quản lý nợ vay, tài sản thế chấp... mất nhiều thời gian, dễ phát sinh rủi ro cho ngân hàng.

Thứ tư, chất lượng tín dụng còn bị chi phối bởi áp lực chỉ tiêu kinh doanh do hội sở giao cho các chi nhánh, phòng giao dịch.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, tình hình kinh tế trong những năm gần đây có nhiều diễn biến phức tạp, gây ra nhiều bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, năng lực quản lý tài chính, năng lực lập dự án và dự báo của các khách hàng tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Một số khách hàng lập phương án sản xuất kinh doanh còn mang tính chủ quan, chỉ dựa vào kinh nghiệm với nội dung sơ sài, thiếu căn cứ, không đánh giá và làm rõ tính khả thi hay thuyết phục đối với ngân hàng. Các kế hoạch thiết kế phần lớn nhằm mục đích đối phó với ngân hàng, điều này ảnh hưởng đến quá trình cấp tín dụng cho khách hàng, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của chi nhánh và khách hàng để lỡ mất cơ hội kinh doanh.

Thứ ba, hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về hoạt động tín dụng và các hoạt động có liên quan của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước còn chưa đồng bộ, thiếu những hướng dẫn cụ thể, dẫn đến khó khăn trong việc phối hợp giữa các bộ phận trong công tác tín dụng.

Thứ tư, sức ép cạnh tranh, lôi kéo khách hàng không chỉ giữa các Ngân hàng trên địa bàn mà còn đến từ các Chi nhánh trong cùng hệ thống BIDV.

Thứ năm, khách hàng thiếu minh bạch trong việc cung cấp thông tin cho ngân hàng. Do việc kiểm soát thông tin của ngân hàng còn nhiều bất cập, nên điều này là

một phần khiến nhiều khách hàng hiện nay có sự thiếu minh bạch và rõ ràng trong việc cung cấp thông tin, đặc biệt là thông tin tài chính.

Thứ sáu, khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc không có thiện chí trả nợ gây ra nợ quá hạn cho ngân hàng. Trong thực tế, không ít khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, đầu tu trục lợi, mua bán lòng vòng hoặc đầu tu vào các ngành nghề không đúng với thực tế kinh doanh và mục đích đề nghị vay vốn. Những khoản nợ này tất yếu có nguy cơ trở thành các khoản vay có vấn đề nếu Chi nhánh không kiểm soát sau cho vay chặt chẽ và có biện pháp thu hồi nợ kịp thời. Bên cạnh đó, vì nhận thức còn hạn chế, nhiều khách hàng có dấu hiệu trì hoãn việc trả nợ cho ngân hàng gây ảnh huởng đến hoạt động của Chi nhánh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Trong chương II, tác giả đã khái quát và phân tích kết quả kinh doanh của BIDV Chi nhánh Đông Đô trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018. Dựa trên cơ sở bộ chỉ tiêu định lượng được đưa ra tại chương I, luận văn cũng đánh giá và phân tích thực trạng chất lượng tín dụng của BIDV Chi nhánh Đông Đô, từ đó đưa ra những thành tựu đạt được cũng như các hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế này. Đây chính là nền tảng cho các định hướng cũng như giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng tại BIDV Chi nhánh Đông Đô.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ

3.1. Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Đô

Phương hướng và nhiệm vụ lâu dài của BIDV Đông Đô là phấn đấu trở thành một chi nhánh vững mạnh trong mạng lưới chi nhánh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, phát triển phong phú và đa dạng các sản phẩm, dịch vụ, với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

- Chi nhánh tiếp tục giữ vững nền khách hàng và nỗ lực thực hiện tăng trưởng tín dụng có kiểm soát, ngoài việc xem xét nâng hạn mức cho vay đối với một số khách hàng tốt, Chi nhánh đã tiếp cận cho vay đối với một số khách hàng mới có tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính tốt.

- Kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng phải an toàn - hiệu quả; đảm bảo cơ cấu - tỷ trọng tín dụng hợp lý theo định hướng của BIDV, tăng tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo; đảm bảo tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu đạt dưới mức kế hoạch giao. Thường xuyên đánh giá lại tài sản đảm bảo của khách hàng để phản ánh đúng thực trạng tín dụng;

- Phát triển khách hàng mới dựa trên thống kê của trung tâm hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh - Cục Quản lý kinh doanh để nắm bắt các doanh nghiệp mới thành lập trên địa bàn quận Cầu Giấy và địa bàn thành phố Hà Nội. Dựa trên đăng ký kinh doanh, tên doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại liên hệ... Đây là nguồn thông tin để Chi nhánh có thể nắm bắt và tiếp cận các doanh nghiệp kịp thời nhằm mở rộng nền khách hàng trên địa bàn. Trên cơ sở đó, Chi nhánh thực hiện lựa chọn, khai thác khách hàng tiềm năng, thực hiện truyền thông và đẩy mạnh bán hàng đối với các khách hàng trên địa bàn..

- Tập trung phát triển tín dụng ngắn hạn đặc biệt là bán lẻ, phát triển các sản phẩm phục vụ tiêu dùng, phục vụ nhu cầu nhà ở... để góp phần tăng dần tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân;

- Đối với các khách hàng tốt, có quan hệ tín dụng với nhiều TCTD và chua sử dụng hết hạn mức tín dụng đuợc cấp tại Chi nhánh, tập trung chăm sóc, tiếp thị, huớng khách hàng tập trung sử dụng dịch vụ tại BIDV.

- Tăng cuờng công tác quản lý khách hàng. Trong quá trình cho vay cần thuờng xuyên kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng cũng nhu rà soát, đánh giá lại tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng.

- Trong công tác thẩm định cần nâng cao chất luợng thẩm định và chất luợng cán bộ quản lý khách hàng, đặc biệt quan tâm tới tiêu chuẩn đạo đức của cán bộ.

- Về công tác xử lý nợ xấu:

+ Rà soát đánh giá chính xác khách hàng và thực hiện phân loại nợ (theo

Một phần của tài liệu 088 chất lượng tín dụng tại NH TMCP đầu tư và phát triển VN chi nhánh đông đô luận văn thạc sỹ (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w