- BIDV Chi nhánh Đông Đô là đơn vị được Hội sở chính giao đầu mối hợp tác toàn diện với một số các Tổng công ty, Tập đoàn lớn như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel, Công ty CP Vissai Ninh Bình, Công ty CP Vissai Hà Nam ... đây là những khách hàng có quy mô lớn và uy tín trên thị trường, do đó chịu sự cạnh tranh lôi kéo rất gắt gao từ các TCTD khác. Do đó, để cấp tín dụng cho các khách hàng này, BIDV Chi nhánh Đông Đô thường phải đề xuất với Hội sở chính các mức lãi suất thấp hoặc đi kèm các điều kiện ưu đãi khác về phí, lãi suất huy động vốn cho khách hàng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập hoặc làm giảm mức NIM tín dụng bình quân của Chi nhánh khi Hội sở chính xem xét các điều kiện áp dụng cho cơ chế động lực trong hoạt động cho vay của Chi nhánh. Do vậy, Hội sở chính cần nghiên cứu để có cơ chế hỗ trợ thu nhập cho Chi nhánh đối với các khoản vay cho các khách hàng nói trên; đồng thời tách dư nợ các khách hàng lớn ra khỏi NIM tín dụng bình quân của Chi nhánh khi xét các điều kiện thưởng hoặc áp dụng cơ chế động lực.
- Hội Sở chính cần có sự quan tâm sát sao với các chi nhánh, có kế hoạch thanh tra, kiểm tra hoạt động của các đơn vị, từ đó rút ra những hạn chế, thiếu sót, đúc rút thành những bài học kinh nghiệm cho các chi nhánh khác vận dụng. Bên cạnh đó ngân hàng cũng cần tích cực tổ chức các hội nghị tổng kết kinh nghiệm, các hội thi cán bộ tín dụng giỏi nghiệp vụ toàn ngân hàng nhằm tăng cường sự hiểu biết và phối hợp giữa các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc.
- Hội Sở chính cần có những biện pháp tăng cường vai trò của hệ thống thu thập, phân loại, xử lý thông tin để cung cấp cho các chi nhánh. Đồng thời nhanh chóng nắm bắt sự thay đổi của hệ thống pháp luật, chính sách của Nhà nước phổ biến cho các đơn vị để các cơ sở có sự điều chỉnh hoạt động hợp lý, nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình tránh tình trạng thụ động và làm trái với các quy định này.
Trên cơ sở đánh giá chi tiết về thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Đô tại Chương 2, đồng
thời căn cứ vào các định hướng của Chi nhánh trong hoạt động kinh doanh trong thời gian tới, Chương 3 đã đưa ra được các giải pháp cụ thể và một số kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng tại Chi nhánh, giúp Chi nhánh phát triển cả về quy mô và chất lượng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Định hướng hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới là nâng cao năng lực cạnh tranh trong xu thế hội nhập và xây dựng hệ thống NHTM phát triển bền vững. Trước môi trường cạnh tranh, ngành ngân hàng cần có một số định hướng cụ thể trong hoạt động tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trước những thời cơ và đương đầu với thách thức hội nhập hiện nay.
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn về chất lượng tín dụng, chương 3 của luận văn tác giả đã đưa ra một hệ thống các giải pháp và đề xuất với Chính phủ, NHNN để góp phần nâng cao lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Đô nói riêng và các NHTM nói chung.
KẾT LUẬN
Hoạt động tín dụng của NHTM là yếu tố then chốt đối với hoạt động kinh doanh của NHTM cũng như đối với sự phát triển của nền kinh tế. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng tín dụng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển này. Chất lượng tín dụng của mỗi ngân hàng phụ thuộc vào công tác quản lý hoạt động tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, huy động và sử dụng vốn. Thông qua nghiên cứu, đánh giá hoạt động kinh doanh và phân tích chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Đô, luận văn đã nêu rõ những điểm sau:
Tác giả đưa ra một cách có hệ thống lý luận quan niệm về tín dụng và chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại; các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng và các nhân tố ảnh hướng đến chất lượng tín dụng.
Tác giả sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, so sánh để phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Đô.
Tác giả đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Đô trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt
1. Đàm Thị Chính (2018), Phát triển hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
2. Đỗ Ngọc Liên (2018), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Ninh Bình.
3. Hoàng Thanh Tùng (2018), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai.
4. Nguyễn Phương Thảo (2018), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long.
5. Trần Văn Phúc (2018), Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành.
6. Vũ Thị Tươi (2018), Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Website
1. http://www.bidv.com.vn 2. https://www.sbv.gov.vn