Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng một số nước trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu 091 chất lượng tín dụng tại NH TMCP quốc dân luận văn thạc sỹ (Trang 33 - 40)

1.2 .Chất lượng tín dụng ngân hàng

1.3.1.Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng một số nước trên thế giới và Việt Nam

1.3. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng NHTM một số nước trên thế giới và

1.3.1.Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng một số nước trên thế giới và Việt Nam

thế giới và Việt Nam, bài học kinh nghiệm đối với NHTM ở Việt Nam.

1.3.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng một số nước trên thếgiới và Việt Nam giới và Việt Nam

1.3.1.1 Kinh nghiệm một số nước trên thế giới

Sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, Thái Lan đã nhanh chóng đưa ra những biện pháp để nâng cấp hệ thống tài chính ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng như sau:

- Tách bạch, phân công rõ chức năng của các bộ phận và tuân thủ các khâu trong

quy trình giải quyết các khoản vay.

- Chấp hành nghiêm ngặt các vấn đề có tính ngun tắc trong tín dụng. - Cho điểm khách hàng

- Đặc biệt giữ đúng quy định về thẩm quyền phán quyết tín dụng

- Đưa ra các chương trình bảo lãnh tín dụng, các chương trình thực hiện bảo lãnh tín dụng sẽ đo Cơng ty bảo lãnh cho kinh doanh nhỏ (một tổ chức phi lợi nhuận) và do Chính phủ đảm nhiệm, Cơng ty bảo đảm cho các khoản tín dụng mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn tại các NHTM. Điều kiện để được lãnh lả DN hoạt động trong phạm vi Thái Lan, sở hữu đất hoặc có rền thuê đất 3 năm, tỷ lệ bảo lãnh từ 50%- 100%: áp dụng cho tất cả các DN vừa và nhỏ có tổng tài sản nhỏ hơn 200 triệu baht.

Ngồi những vấn đề quan trọng nói trên, các ngân hàng Thái Lan cịn rất coi trọng việc cập nhật hiểu biết nghề nghiệp cho nhân viên ngân hàng, liên tục đào tạo theo từng loại công việc, để nâng cao trình độ, kỹ năng và tạo khả năng thực thi độc lập nhiệm vụ được phân cơng. Các ngân hàng đều áp dụng Sổ tay tín dụng cho các ngân hàng thương mại, được viết rất công phu và rõ ràng, dễ áp dụng; có chính sách cho vay riêng đối với động sản là lĩnh vực có rủi ro rất cao.

1.3.1.2 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng tại một số Ngân hàng thương mại ở Việt Nam

*Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa thông báo kết quả kinh doanh trong năm 2018 với lợi nhuận hơn 18.000 tỷ đồng; vượt xa dự báo của một số tổ chức kinh tế. Như vậy, lợi nhuận của Vietcombank đã tăng hơn 60% so với

năm 2017 và gần gấp ba lần so với thời điểm bắt đầu chuyển sang giai đoạn tái cơ cấu (năm 2015).

Một trong những điểm đáng chú ý suốt ba năm tiến hành tái cơ cấu là thái độ quyết liệt của Vietcombank trong việc xử lý nợ xấu quyết liệt cùng chính sách trích lập dự phịng rủi ro triệt để. Năm 2016, Vietcombank là NHTM đầu tiên xóa sạch nợ tại VAMC - Tổ chức mua bán nợ xấu tại Việt Nam. Tính đến cuối năm 2018, tỷ lệ nợ xấu tại Ngân hàng này giảm xuống mức cịn 0,97%; tỷ lệ nợ nhóm 2 cũng giảm cịn 0,5% so với mức 0,9% năm 2017. Việc kiểm sốt chất lượng tín dụng một cách chặt chẽ cùng kết quả xử lý nợ xấu hiệu quả đã giúp Vietcombank bứt phá, trở thành Ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chấp thuận hồ sơ mở văn phòng đại diện tại Mỹ. Cũng trong năm 2018, Ngân hàng TMCP Ngoại thương triển khai thành công các chuẩn mực Basel 2 trong cơng tác kiểm sốt rủi ro. Để đạt được những thành tựu như vậy, một số cơng tác kiểm sốt chất lượng tín dụng đã được Vietcombank áp dụng gồm:

Thứ nhất, điều chỉnh danh mục tín dụng theo đúng định hướng hoạt động do

Ban Quản trị đề ra

- Duy trì việc phát triển tín dụng với các doanh nghiệp có tình hình tài chính minh bạch, các khoản vay đáp ứng yêu cầu về tính thanh khoản của tài sản bảo đảm; điều chỉnh cơ cấu tín dụng: tập trung tăng trưởng cho vay ngắn hạn.

- Giảm dần dư nợ đối với các doanh nghiệp có năng lực tài chính kém, các khách hàng có tỷ lệ cho vay/tài sản bảo đảm thấp có tính chất sở hữu tư nhân, gia đình sở hữu (cơng ty TNHH một thành viên, cơng ty cổ phần mang tính gia đình).

- Áp dụng điều kiện vay vốn chặt chẽ đối với hình thức cho vay trung dài hạn; đặc biệt đối với khách hàng khơng sử dụng dịch vụ thanh tốn tại Vietcombank.

Thứ hai, kiện tồn quy trình nội bộ; ghi nhận và xử lý các khó khăn vướng mắc

tại chi nhánh một cách kịp thời: Trong năm 2017 tiến hành ban hành mới Quy định cho vay, Quy định về thẩm quyền phê duyệt tín dụng.. .phù hợp với mục tiêu, định hướng

mới; hồn thiện Chính sách bảo đảm tín dụng; quy trình tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp.

Thứ ba, tích cực thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng: Phân công thành viên Ban lãnh

đạo chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn để đẩy mạnh việc xử lý nợ xấu tại các Chi nhánh.

Thứ tư, đẩy mạnh kiểm tra, giám sát nội bộ

- Quán triệt tuân thủ các quy định của pháp luật và quy định của Vietcombank trong

hoạt động cấp tín dụng; thưởng phạt cơng minh đối với từng chi nhánh/cán bộ.

- Kiểm toán đột xuất tại các Chi nhánh, tăng cường kiểm tra, giám sát cơng tác tín dụng; ngồi ra thực hiện kiểm tốn tập trung vào các đơn vị có dấu hiệu rủi ro; kiểm tốn các Phịng/Ban tại trụ sở chính, đặc biệt chủ đạo ở khối quản trị rủi ro.

* Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam vừa qua đã thu hút sự quan tâm của công chúng khi được The Asian banker vinh danh vị trí thứ 2 trong 14 ngân hàng Việt Nam lọt vào Bảng xếp hạng 500 ngân hàng mạnh nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Vào ngày 24/1/2019, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức thơng báo về kết quả kinh doanh năm 2018. Theo đó, lợi nhuận của Ngân hàng này trong năm 2018 đạt mức kỷ lục 10.661 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2017, xếp thứ hai trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, chỉ sau Vietcombank. Cùng tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 1,8%, chất lượng tài sản của Techcombank được bảo đảm an toàn. Riêng đối với mảng khách hàng doanh nghiệp, tăng trưởng tín dụng là 49% và doanh thu tăng 33%; xuất phát từ việc triển khai hàng loạt các sáng kiến chuyển đổi nhằm cải tiến quy trình tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng; nâng cao sự hài lòng của khách hàng; nỗ lực đào tạo nghiệp vụ, khơi nguồn động lực nhân viên theo đúng tinh thần “đặt khách hàng là trung tâm” của Techcombank. Những điểm mạnh trong cơng tác quản lý chất lượng tín dụng có thể kể đến là:

Thứ nhất, chú trọng cơng tác đào tạo nghiệp vụ và tạo động lực cho nhân viên:

Ban lãnh đạo Techcombank luôn xem nhân lực là trọng tâm của mọi thành cơng, do đó các chính sách về đãi ngộ, tuyển dụng, đào tạo được tổ chức có hệ thống, vơ cùng chặt chẽ và công bằng. Techcombank là một trong những Ngân hàng đầu tư mạnh tay vào các chương trình đào tạo nhân viên, với nhiều hình thức đào tạo khác nhau như: đào tạo tập trung, đào tạo online về: nghiệp vụ tín dụng, quản trị rủi ro - Omega, kỹ năng lãnh đạo Techcomlead, chương trình phát triển tài năng, đào tạo “chiến binh RM”,... Bên cạnh đó, Ngân hàng này chú trọng xây dựng văn hóa tổ chức mạnh mẽ, tạo liên kết giữa văn phịng Hội sở và các Chi nhánh trên tồn quốc; tạo cơ sở hỗ trợ công việc cho nhau hiệu quả. Ngồi ra, các chương trình khen thưởng được tổ chức liên tiếp nhằm ghi nhận, động viên, khuyến khích các cá nhân/tập thể có thành tích vượt trội, truyền cảm hứng làm việc cho cả hệ thống Techcombank. Cũng chính vì vậy mà rủi ro từ vấn đề đạo đức, năng lực nhân viên tại Ngân hàng này được hạn chế đến tối đa, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng từ yếu tố con người.

Thứ hai, cho vay thận trọng, trích lập dự phịng cẩn thận các khoản nợ xấu:

Ngân

hàng kỹ thương Việt Nam là một trong ít Ngân hàng Việt Nam phát triển tín dụng trên nền

tảng thận trọng, an toàn. Khi nhiều Ngân hàng chạy theo cuộc đua tăng dư nợ, bất chấp những rủi ro tiềm ẩn thì Techcombank tự hào là một trong những ngân hàng có chất lượng

tài sản cao nhất hệ thống. Với khẩu vị rủi ro của mình, Techcombank gần như khơng cho

vay đối với doanh nghiệp Nhà nước mà chỉ tư vấn phát hành trái phiếu doanh nghiệp để không gây rủi ro cho Ngân hàng. Năm 2017, Techcombank đã thực hiện xóa sạch 3.000 tỷ

đồng nợ xấu đã bán cho VAMC, là Ngân hàng thứ hai sau Vietcombank xóa sạch nợ tại tổ

đã sẵn sàng thực hiện tuân thủ Basel II; đây là mục tiêu tham vọng nhưng khả thi, nằm trong khả năng của Techcombank. Theo đó, Ngân hàng này đã có những bước đi cụ thể như đầu tư hệ thống ngân hàng lõi T24, xây dựng hệ thống dữ liệu khách hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, thực hiện xây dựng Khung quản trị rủi ro tồn diện theo mơ hình “ba tuyến phòng thủ”: tuyến phòng thủ thứ nhất là quản lý rủi ro tại các đơn vị trực tiếp kinh doanh, tuyến phòng thủ thứ hai là khối quản trị rủi ro; cuối cùng là bộ phận kiểm toán.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong nâng cao chất lượng tín dụng

Từ thực tế tại Thái Lan và Một số Ngân hàng TMCP của Việt Nam, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Quốc dân trong công tác nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp như sau:

- Tích cực đối với cơng tác xử lý, thu hồi nợ xấu.

- Xây dựng khung quản trị rủi ro phù hợp khẩu vị rủi ro của bản thân Ngân hàng; quyết liệt trong việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định an tồn tín dụng chung của pháp luật và các quy tắc quản trị rủi ro riêng biệt theo định hướng của mỗi Ngân hàng.

- Đầu tư vào việc đào tạo chất lượng nguồn nhân lực; chú trọng thu hút và giữ chân nhân viên thông qua cơ chế thưởng phạt phân minh. Bên cạnh đó, sự hịa hợp với văn hóa của doanh nghiệp sẽ là động lực vô cùng quan trọng thúc đẩy nhân viên hồn thành các mục tiêu trong cơng việc.

- Tăng cường các hoạt động giám sát, kiểm tốn, đặc biệt tại các đơn vị có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cao.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 •

Chương 1 của luận văn đã khái quát những lý luận chung về tín dụng và chất lượng tín dụng Ngân hàng, đồng thời nêu lên một số nhân tố ảnh hưởng đến chất luợng tín dụng. Thêm vào đó, chương 1 của luận văn cũng đưa ra sự cần thiết phải đảm bảo

và nâng cao chất lượng tín dụng, trong đó có các chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng và các bài học và giải pháp khái quát để mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng.

Việc đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của NHTM Cổ phần Quốc dân ở chương tiếp theo sẽ dựa trên nền tảng các cơ sở lý luận trình bày ở chương 1 này.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUOC DÂN

Một phần của tài liệu 091 chất lượng tín dụng tại NH TMCP quốc dân luận văn thạc sỹ (Trang 33 - 40)