Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu 091 chất lượng tín dụng tại NH TMCP quốc dân luận văn thạc sỹ (Trang 72 - 73)

1.2 .Chất lượng tín dụng ngân hàng

3.2.1.Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng

3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần

3.2.1.Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng

- NCB phải bố trí cán bộ thẩm định từng dự án hợp lý và đúng chuyên môn, tránh sự chồng chéo, kiêm nhiều công việc. Ngân hàng nên phân cán bộ thẩm định theo từng ngành nghề để chuyên mơn hóa thẩm định, khơng nên phân theo phụ trách khối doanh nghiệp và ngoài quốc doanh.

- Bồi dưỡng, bổ sung nâng cao trình độ kiến thức thẩm định của đội ngũ cán bộ nhân viên. Hàng năm, NCB cần tổ chức thêm các đợt thi nghiệp vụ nhằm khuyến khích nhân viên tín dụng trau dồi nghiệp vụ, tăng kiến thức chun mơn. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phải chú trọng đến cơng tác rèn luyện tư chất đạo đức, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân, thường xuyên bám sát các chi nhánh, phòng giao dịch và kịp thời nắm bắt những biến động từ đó có những phương án đối phó phù hợp.

- Tăng chất lượng việc thu thập thông tin kết hợp với những phương tiện hiện đại. Hiện tại với thời đại phát triển, thế giới phẳng nên thông tin thu thập các đối tượng khách hàng phải được tìm hiểu trên nhiều khía cạnh. Qua đó Ngân hàng sẽ có thơng tin chính xác về các khách hàng: khả năng trả nợ, tình hình thanh tốn, khẩu vị rủi ro,

đóng góp xã hội... Ngân hàng cũng có thể tìm nguồn tìm từ các tổ chức tín dụng đã từng quan hệ với khách hàng, từ các đối tác của khách hàng qua đó xác minh độ trung thực của các thơng tin khách hàng cung cấp.

- Kiểm tra phân tích hình tài chính của khách hàng kĩ lưỡng, phân tích chi tiết tránh bỏ sót những vấn đề xấu khách hàng giấu diếm hoặc cố tình khơng thơng báo.Báo cáo tài chính phải được rà sốt nhiều lần, ngân hàng có thể thơng qua các cơng ty kiểm tốn để kiểm tra.

- Đánh giá kỹ tính khả thi phương án kinh doanh/ trả nợ của khách hàng: Đây chính là cơ sở để NH có khả năng cấp tín dụng cho khách hàng hay khơng. Các cán bộ thẩm định phải kiểm tra ngay từ đầu tính pháp lý của phương án kinh doanh, khả năng thành công của phương án với đầy đủ tiêu chí: thơng tin sản phẩm, thị trường sản phẩm, dây chuyền sản xuất. và cần sử dụng nhiều phương pháp thẩm định khác nhau. Sau đó phải tính được nguồn thu của khách hàng về có phù hợp để thực hiện giao dịch tín dụng nếu thỏa thuận với ngân hàng. NH cũng phải tính đến phương án xấu nhất nếu gặp sự cố khả năng thu hồi vốn cấp cho khách hàng là như thế nào. Vì thế NH cũng cần yêu cầu người đi vay lập ra một phương án dự phòng trả nợ vay khác.

- Thẩm định tài sản đảm bảo khoản vay chính xác hợp lý: Tài sản đảm bảo thường được khách hàng sử dụng là bất động sản, máy móc thiết bị có giá trị lớn. Đây cũng được coi là phương án dự phòng để thu hồi một phần vốn cho ngân hàng nếu khách hàng khơng cịn khả năng trả nợ. Vì thế các cán bộ thẩm định không được phép sai phạm về vấn đề định giá các tài sản đảm bảo này và phải thẩm định một cách chính xác theo biến động của thị trường, tính thanh khoản của tài sản, mức độ khấu hao còn lại của tài sản...

Một phần của tài liệu 091 chất lượng tín dụng tại NH TMCP quốc dân luận văn thạc sỹ (Trang 72 - 73)