Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu 091 chất lượng tín dụng tại NH TMCP quốc dân luận văn thạc sỹ (Trang 40)

1.2 .Chất lượng tín dụng ngân hàng

2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển

2.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc dân

2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Dân (NCB) thành lập vào năm 1995, với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Thương mại Cổ phần nông thôn Sông Kiên. Ngày 18/05/2006, Ngân hàng chính thức chuyên đổi mơ hình hoạt động từ NHTMCổ phầnnơng thơn sang mơ hình NHTMCổ phầnđơ thị, chuyển đổi trụ sở chính từ Kiên Giang về Thành phố Hồ Chí Minh, và chính thức đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt - Navibank thay cho tên gọi Ngân hàng Thương mại Cổ phần nông thôn Sông Kiên.

Năm 2014, NHTMCổ phần Nam Việt cơng bố chính thức đổi tên thành NHTM Cổ phần Quốc Dân-viết tắt là NCB. Ngân hàng tiến hành tái cấu trúc hệ thống, hướng đến sự chuẩn hóa và hồn thiện các dịch vụ tài chính, đặt mục tiêu vào Top 10 ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam với tiêu chí trở thành “Ngân hàng bán lẻ hiệu quả nhất”.

Năm 2015, giới thiệu nhận dạng thương hiệu mới. Nhận giải thưởng quốc tế về đổi mới sáng tạo - “Ngân hàng có văn hóa doanh nghiệp sáng tạo nhất Việt Nam” và “Ngân hàng bán lẻ sáng tạo nhất Việt Nam”.

Năm 2016, triển khai hạ tầng công nghệ thông tin mới - nền tảng ngân hàng lõi Temenos T24; ký hợp đồng chiến lược liên kết kinh doanh bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng với Prevoir; tăng số chi nhánh từ 22 lên 24; tăng tổng tài sản đạt trên 69 nghìn tỷ đồng.

Năm 2017, phát triển nền tảng ngân hàng kỹ thuật số tồn diện với hàng loạt sản phẩm (ứng dụng thơng minh NCB smart - ứng dụng thanh toán mã vạch QR code, thanh tốn hóa đơn, chuyển khoản...)

Trụ sở chính của NHTMCổ phần Quốc Dân: số 28C-D, Bà Triệu, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Hà nội. Vốn điều lệ tại năm 2018 không thay đổi so với năm 2017: 3.010.215.520.000 VNĐ.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

gồm: 10 khối chức năng và trung tâm nghiệp vụ, trực thuộc các khối và trung tâm này bao gồm 42 phòng ban. Nhân sự thuộc các khối và trung tâm chức năng làm việc tại Hội sở chính gồm hơn 300 người. Các chi nhánh được mở trên địa bàn miền Bắc, miền Trung và miền Nam. NCB có duy nhất một cơng ty con là Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC) được thành lập năm 2006. Tính đến 31/12/2018, NCB có 2.359 cán bộ nhân viên, trong đó số CBNV có trình độ từ thạc sỹ trở lên là 154 người (chiếm 6,5%), trình độ đại học là 1991 người (chiếm 84,4%).

Ngân hàng TMCP Quốc Dân được tổ chức và hoạt động theo Giấy chứng nhận ĐKDN số 1700169765 do Sở Kế hoạchvà Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 24/8/2006, thay đổi lần thứ 16 ngày 10/11/2017 tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.

Các trung tâm, ban ngành được thành lập được phân bổ hệ thống các chức năng nhiệm vụ được giao khác nhau, gồm 8 khối, 2 trung tâm và 3 ban. Cụ thể xem tại phụ lục 2.1.

NCB đã thiết lập và duy trì đầy đủ hệ thống quản lý, kiểm soát nội bộ đảm bảo quản trị điều hành hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như kiểm soát chặt chẽ rủi ro phát sinh trong hoạt động của các đơn vị trên toàn mạng lưới.

TT Nội dung các bước trong quy trình

Bước 1 Tiếp thị khách hàng và lập hồ sơ vay vốn

Bước 2 Phân tích và lập báo cáo đề xuất tín dụng

Bước 3 Thẩm định rủi ro và ra quyết định tín dụng

Bước 4 Giải ngân

Bước 5 Giám sát tín dụng

Bước 6 Thanh lý hợp đồng tín dụng

Hình 2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của Ngân hàng

Nguồn:[6]

2.1.3. Chính sách tính dụng và quy trình tín dụng của Ngân hàng thươngmại cổ phần Quốc dân mại cổ phần Quốc dân

- Chính sách tín dụng của NHTM cổ phần Quốc dân là tập trung vào thị trường

ngách với 3 sản phẩm cốt lõi hướng tới là:

+ Sản phẩm cho vay ô tô với cải thiện đội ngũ kinh doanh để thấu hiểu khách hàng hơn. Ngân hàng xây dựng mối quan hệ bền vững với các Đại lý tại từng khu vực và hợp nhất các mơ hình kinh doanh, tạo sự khác biệt với Ngân hàng khác.

+ Sản phẩm cho vay nhà với cam kết bền vững, dài lâu đối với Doanh nghiệp BĐS và khách hàng mua nhà, tập trung vào nhu cầu của khách hàng tại các phân khúc chiến lược.

+ Dịch vụ tư vấn tài chính với nền tảng cho vay nhanh đối với Doanh nghiệp SME, đóng gói sản phẩm may đo riêng với từng nhu cầu tài chính của khách hàng.

Đồng thời NCB cũng tăng cường cho vay theo các sản phẩm đặc thù vùng/miền nhằm khai thác hiệu quả phân phúc thị trường ngách tại địa phương (như: cho vay làng nghề tại Bắc Ninh, Bắc Giang; cho vay tiểu thương tại Huế/miền Trung; cho vay nông nghiệp nông thôn tai Miền Tây Nam Bộ, cho vay thông qua đối tác ViettelPost tại Sài Gịn, ...); tập trung khai thác hiệu quả nhóm khách hàng Hệ sinh thái, cho vay đổi tác liên kết với NCB.

- Quy trình tín dụng của NCB:

Quy trình này được Tổng giám đốc ban hành sửa đổi vào năm 2016 và sử dụng cho đến nay.

Các Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc các Khối Ngân hàng chuyên doanh; Giám đốc các Khối nghiệp vụ; Giám đốc các Chi nhánh và các đơn vị, cá nhân có trách nhiệm thực hiện Quy trình này.

bao gồm:

phép kinh doanh có điều kiện/chứng chỉ hành nghề/giấy phép hành nghề đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện; điều lệ doanh nghiệp; giấy chứng nhận phần vốn góp của từng thành viên; quyết định bổ nhiệm và hồ sơ pháp lý tổng giám đốc, kế toán trưởng, người đại diện theo pháp luật thực hiện ký kết hợp đồng với Ngân hàng; biên bản họp về việc cử người đại diện vay vốn tại Ngân hàng và sử dụng tài sản bảo đảm thế chấp cho khoản vay,....

Hồ sơ tài chính: Báo cáo tài chính tối thiểu 03 năm gần nhất; báo cáo công nợ ở

các tổ chức tín dụng, các tổ chức, cá nhân khác và các nguồn thu nhập để trả nợ; bảng kê chi tiết các khoản phải thu, phải trả; các hợp đồng kinh tế trong năm kinh doanh gần nhất.

Hồ sơ phương án: Đề nghị cấp tín dụng và phương án /dự án vay vốn theo mẫu;

hồ sơ phương án sản xuất kinh doanh; văn bản phê duyệt phương án/dự án của các cấp có thẩm quyền; các hợp đồng dân sự, thương mại liên quan phương án; các tài liệu khác với trường hợp vay đầu tư dự án (báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, quyết định giao đất....).

Hồ sơ tài sản bảo đảm: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất; đăng ký xe... tùy

loại tài sản bảo đảm.

B2: Phân tích và lập báo cáo đề xuất tín dụng:

- CV QHKH thu thập các thơng tin, thực hiện phân tích đánh giá các nội dung: Thẩm định đánh giá tính pháp lý, tình hình tài chính, khả năng trả nợ, biện pháp bảo đảm tiền vay, uy tín khách hàng, xếp hạng nội bộ theo quy định của NCB. Cán bộ thẩm định thực hiện thẩm định trên cả mặt hồ sơ và thực tế. Bên cạnh việc kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo đúng danh mục tín dụng quy định của Ngân hàng, cán bộ thẩm định có trách nhiệm kiểm tra tính chân thực, hợp lý trên từng loại hồ sơ, bảo đảm khơng có dấu hiệu gian lận, cắt ghép, tẩy xóa, làm giả hồ sơ. Đối với hồ sơ của khách hàng doanh nghiệp, yêu cầu như sau:

doanh nghiệp có được thành lập và hoạt động có đúng quy định khơng, người đại diện pháp nhân đã đúng thẩm quyền chưa. Bên cạnh đó, đối chiếu với các quy định của pháp luật để kiểm tra doanh nghiệp có đủ điều kiện vay vốn khơng. Một yếu tố quan trọng khác là thẩm định về tư cách đạo đức; trình độ và kinh nghiệm của người lãnh đạo doanh nghiệp cũng như q trình hình thành và phát triển, lịch sử tín dụng của doanh nghiệp.

+ Thẩm định về tình hình sản xuất kinh doanh: Cán bộ thẩm định cần làm rõ các khía cạnh liên quan đến hoạt động sản xuất của khách hàng, bao gồm: lĩnh vực kinh doanh; sản phẩm/dịch vụ; thị trường tiêu thụ; đối thủ cạnh tranh; cơ cấu tổ chức; thiết bị, công nghệ đang được sử dụng. Mục đích của phần thẩm định này là có được cái nhìn đầy đủ về hoạt động của doanh nghiệp. Để làm được điều này, cần thiết phải so sánh với các doanh nghiệp cùng ngànhcũng như đối chiếu với chính khách hàng trong quá khứ để thấy được thành công, hạn chế; nguyên nhân của những hạn chế; từ đó đánh giá được về khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, tạo cơ sở cho việc ra quyết định cấp tín dụng.

+ Thẩm định về năng lực tài chính: Phân tích tài chính của khách hàng là việc kiểm tra tiềm lực tài chính thực tế của khách hàng; để đi đến kết luận về khả năng hoàn trả gốc lãi cho Ngân hàng. Việc đánh giá năng lực tài chính doanh nghiệp phải được tính tốn một cách tỷ mỉ và tối thiểu trong hai năm liên tục (trừ trường hợp doanh nghiệp thành lập dưới 2 năm) mới có thểnhận định tình hình tài chính của doanh nghiệp có thực sự lành mạnh hay khơng. Thơng qua báo cáo tài chính, báo cáo thuế của doanh nghiệp, chuyên viên thực hiện phân tích trên các khía cạnh sau:

+ Phân tích chỉ số: Khả năng thanh tốn; hiệu quả vốn lưu động; hiệu quả tài sản cố định; khả năng sinh lời, hiệu suất sử dụng vốn.

+ Phân tích khoản mục: Khoản phải thu; nợ phải trả; hàng tồn kho; tài sản cố định và đầu tư dài hạn; vốn chủ sở hữu; doanh thu, lợi nhuận, chi phí; cân đối tài chính của doanh nghiệp.

+ Phân tích dịng tiền: Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh so với tổng

dòng tiền vào; hệ số dòng tiền từ hoạt động đầu tư so với tổng dòng tiền vào; hệ số dịng tiền vào từ hoạt động tài chính so với tổng dịng tiền vào.

- Căn cứ vào nhu cầu đề xuất của khách hàng Chuyên viên QHKH xác định cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng của khoản cấp tín dụng đề xuất.

B3: Thẩm định rủi ro và ra quyết định tín dụng

- Neu khách hàng thuộc phân khúc bán lẻ chuyên viên QHKH trình hồ sơ lên TTBL trung tâm bảo lãnh.

- Nếu khách hàng thuộc phân khúc doanh nghiệp, chuyên viên QHKH trình hồ sơ lên TTDN trung tâm doanh nghiệp.

- Mỗi hồ sơ của khách hàng đều có các cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng khác

nhau và được xác định theo thứ tự các cấp:

+ Giám đốc trung tâm bảo lãnh/ giám đốc trung tâm doanh nghiệp nếu trực tiếp quản lý khoản vay.

+ Chuyên gia phê duyệt tín dụng có thẩm quyền khơng phải giám đốc.

+ Trung tâm thẩm định tín dụng để rà sốt, tái thẩm định trong trường hợp cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng là các cấp HĐTD các cấp/ủy ban tín dụng và đầu tư/thường trực HĐQT. Sau khi thẩm định lại và cho nhận xét trình lên cấp phê duyệt:

+ Cấp phê duyệt là HĐTD các cấp hội sở, miền, vùng.

+ Cấp phê duyện tín dụng là ủy ban tín dụng và Đầu tư/ thường trực HĐQT/HĐQT.

B4: Giải ngân

- CV. QHKH nhận thơng báo cấp tín dụng từ cấp có thẩm quyền và hồn thiện bổ sung hồ sơ và các thủ tục khác chuyển hồ sơ tín dụng sang bộ phận tác nghiệp tín dụng của đơn vị kinh doanh có liên quan:

+ Soạn thảo, kiểm soát và ký kết các hợp đồng, văn bản, hồ sơ nghiệp vụ theo quy định.

+ Nhận tài sản bảo đảm, ký công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm. + Nhập kho tài sản bảo đảm, tạo thông tin tài sản bảo đảm trên hệ thống.

- Chuyển tiền vào tk tiền gửi của KH hoặc chuyển nhà cung cấp theo yêu cầu của khách hàng.

B5: Giám sát tín dụng

- NH phân tích hoạt động tài khoản, báo cáo tài chính, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng. Neu có vấn đề phải khắc phục tìm ra giải pháp một các hợp lý:

- Kiểm tra mục đích sử dụng vốn: Kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích đã ghi trong hợp đồng tín dụng hay khơng; kiểm tra giấy tờ chứng minh việc sử dụng vốn và sổ sách kế toán liên quan khoản vay; hiệu quả của việc sử dụng vốn vay... Việc kiểm tra này được quy định tiến hành tối đa 10 ngày sau khi giải ngân; sau đó thực hiện kiểm tra 03 tháng/lần.

- Kiểm tra tình hình hoạt động của khách hàng: Đối với doanh nghiệp, thực hiện việc kiểm tra tối thiểu 03 tháng/lần trên các nội dụng: sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức của khách hàng; tình hình tài chính; kiểm tra cơ sở sản xuất, nhân công, kho hàng....

- Kiểm tra tài sản bảo đảm: Theo quy định của NCB, việc kiểm tra tài sản bảo đảm được thực hiện định kỳ 6 tháng/lần đối với động sản và 1 năm/lần đối với bất động sản. Chuyên viên QHKH thực hiện kiểm tra tình trạng sở hữu và sử dụng tài sản về các khía cạnh: thay đổi chủ sở hữu, người sử dụng, khả năng xảy ra tranh chấp, theo dõi tiến độ hoàn thành thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với các khu nhà chung cư, dự án hoặc các trường hợp mà khách hàng chưa hoàn thành thủ tục chứng minh quyền sở hữu/sử dụng đối với tài sản bảo đảm. Ngoài ra, chuyên viên cần kiểm tra tình trạng hiện tại, phát hiện các thay đổi lớn về kết cấu, hư hỏng hoặc xuống cấp; đối với hàng hóa cần xem xét tình trạng kho bãi, điều kiện bảo quản hàng hóa; số lượng, chất lượng hàng hóa...

- Kiểm tra việc thực hiện các cam kết của khách hàng, các điều kiện cấp tín dụng bổ sung: Căn cứ vào cam kết của khách hàng và các điều kiện cấp tín dụng bổ sung theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền, chuyên viên QHKH phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra để đánh giá khách hàng có thực hiện đầy đủ và đúng hạn các cam kết khi vay vốn, đối với doanh nghiệp thơng thường là cam kết về duy trì số dư tiền gửi bình quân, chuyển doanh thu qua tài khoản, doanh số thanh toán quốc tế,... hoặc cam kết bổ sung chứng từ, hóa đơn khác.

- Kiểm tra, giám sát các nội dung khác: Định kỳ, chuyên viên QHKH thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng, điều chỉnh lãi suất cho khách hàng; đồng thời xử lý các vấn đề phát sinh khác từ khoản vay.

B6: Thanh lý hợp đồng tín dụng

- Tái xét và xếp hạng tín dụng và làm thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng

Nhìn chung, quy trình tín dụng NCB là tương đối chặt chẽ, đầy đủ, chi tiết, phân công phân nhiệm rõ ràng chức năng của từng phịng ban, cán bộ. Đây là bộ quy trình được đúc kết và hoàn thiện trong năm 2017; cải thiện những lỗ hổng trong quy trình cũ, đồng thời bổ sung những điểm mới phù hợp với cơ cấu tổ chức mới và đáp ứng được tốt hơn yêu cầu về nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp.

2.1.4. Thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thươngmại cổ phần Quốc dân mại cổ phần Quốc dân

2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn

- Vốn điều lệ: Vốn điều lệ hiện tại của NCB đặt 3.010,2 tỷ đồngthuộc nhóm thấp nhất trong hệ thống NH nhưng vẫn luôn giữ được mức vốn điều lệ ổn định đảm bảo cho Ngân hàng hoạt động an toàn. Đầu năm 2019 này, NCB đã được Ủy ban

Một phần của tài liệu 091 chất lượng tín dụng tại NH TMCP quốc dân luận văn thạc sỹ (Trang 40)