Nhóm giải pháp xử lý nợ xấu, nợ ngoại bảng

Một phần của tài liệu 091 chất lượng tín dụng tại NH TMCP quốc dân luận văn thạc sỹ (Trang 77 - 78)

1.2 .Chất lượng tín dụng ngân hàng

3.2.4.Nhóm giải pháp xử lý nợ xấu, nợ ngoại bảng

3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần

3.2.4.Nhóm giải pháp xử lý nợ xấu, nợ ngoại bảng

- Xây dựng lộ trình thu hồi đến từng khoản nợ xấu, có kế hoạch hành động cụ thể, đồng thời gắn trách nhiệm tới từng cá nhân để rút ngắn thời gian thu hồi nợ.

- Rà soát lại từng khoản nợ xấu, đánh giá khó khăn vướng mắc và tích cực phối hợp giữa Hội sở chính, các chi nhánh và cơng ty quản lý nợ và khai thác tài sản, cơ quan chính quyền địa phương để thúc đẩy q trình thu hồi nợ.

- Tích cực đốc thúc khách hàng trả nợ, hoặc tiến hành làm việc để thống nhất phương pháp xử lý đối với các khoản nợ xấu. Nếu khách hàng cố tình chây lì hoặc khơng thể hịa giải, đàm phán thì nhanh chóng tiến hành thủ tục khởi kiện ra tịa án.

- Đối với các món nợ xấu đã nộp hồ sơ ra tịa án thì tùy theo giai đoạn, thực hiện: phối hợp với chính quyền địa phương, cơng an phường để xác minh nơi cư trú của khách hàng, bổ sung hồ sơ chứng cứ cho tòa án; phối hợp với bên thi hành án thực hiện bán đấu giá, xử lý tài sản thu hồi nợ, ....

- Phối hợp với khách hàng để xử lý nợ xấu bằng các hình thức khác nhau như: hỗ trợ khách hàng tìm người mua tài sản; hướng dẫn thủ tục pháp lý cho khách hàng khi thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng; quyền sở hữu tài sản; giảm dần dư nợ thông qua việc bán hàng tồn kho, thanh lý tài sản..

- Trong quá trình kiểm tra sử dụng vốn vay; nếu chuyên viên phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu khơng trả được nợ, chi nhánh có thể yêu cầu doanh nghiệp tái cấu trúc, đồng thời áp dụng một số biện pháp tư vấn, hỗ trợ để doanh nghiệp vượt qua khó

khăn tạm thời và có thể hồn trả gốc lãi trong tương lai. Các biện pháp này có thể bao gồm: miễn giảm lãi, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tư vấn đầu tư cho doanh nghiệp...

- Tạm dừng mở rộng đối với các lĩnh vực đang có tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cao, rà soát lại sản phẩm và hồ sơ doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực này để phát hiện kịp thời những lỗ hổng trong quy trình cấp tín dụng; kiến nghị sửa đổi và thực hiện các biện pháp xử lý thu hồi nợ.

- Đối với các doanh nghiệp đang có nợ xấu mà hoạt động kinh doanh của khách hàng khơng có hiệu quả: Ngân hàng đánh giá nguồn thu từ lợi nhuận của khách hàng không thể thanh tốn gốc lãi q hạn thì chun viên cần nhanh chóng làm việc với khách hàng để có biện pháp xử lý khác như xử lý tài sản bảo đảm; thanh lý máy móc thiết bị nhà xưởng của khách hàng; thanh lý hàng tồn kho; thậm chí làm hồ sơ khởi kiện nếu khách hàng trốn tránh nghĩa vụ.

- Hội sở và các chi nhánh cần phối hợp tích cực với VAMC để triển khai các biện pháp được quy định trong Nghị quyết 42 của Quốc hội; thực hiện đánh giá lại tài sản bảo đảm và các khoản nợ xấu đã bán choVAMC nhằm xác định khả năng thu hồi nợ; đưa ra hướng xử lý phù hợp...

Một phần của tài liệu 091 chất lượng tín dụng tại NH TMCP quốc dân luận văn thạc sỹ (Trang 77 - 78)