Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu lực điều hành CSTT

Một phần của tài liệu 127 đánh giá hiệu lực điều hành chính sách tiền tệ 2013 2017 trong việc ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát luận văn thạc sỹ (Trang 33 - 37)

1.2.2.1 Mức độ đạt được mục tiêu vĩ mô của CSTT

- Ổn định giá cả

Mục tiêu ổn định giá cả có tầm quan trọng đặc biệt trong định huớng ổn định và phát triển kinh tế vĩ mô của mỗi nền kinh tế. Trạng thái lạm phát thấp và ổn định cho phép các cá nhân và tổ chức tiến hành các quyết định kinh tế với những thông tin đáng tin cậy. Giá cả ổn định là động lực góp phần phân phối các nguồn lực xã hội một cách hiệu quả nhất, đây là lợi ích có tầm quan trọng sống còn đối với sự thịnh vuợng của kinh tế trong dài hạn. Giá cả ổn định cho phép thị truờng tài chính hoạt động trơn chu và hiệu quả trong việc dẫn vốn từ khu vực có nguồn vốn nhàn rỗi đến khu vực sản xuất hiệu quả.

Trong khi đó, lạm phát cao hay giảm phát liên tục rất tốn kém cho xã hội, thậm chí ngay cả trong truờng hợp nền kinh tế phát triển thịnh vuợng.

- Mục tiêu tăng truởng kinh tế

Do CSTT có thể ảnh huởng tới của cải và chi tiêu của xã hội nên có thể sử dụng nó làm đòn bẩy kích thích tăng truởng kinh tế. Tỷ lệ tăng truởng kinh tế là chỉ số phản ánh mức tăng lên của GDP năm nay so với năm truớc. Mọi nền kinh tế tăng truởng quá nóng thuờng kéo theo lạm phát cao, và một nền kinh tế suy thoái thuờng kéo theo giảm phát; cả giảm phát và lạm phát cao đều không có lợi. Do đó, mục tiêu tăng truởng kinh tế phải khả thi và ổn định. Mặt khác, khi nền kinh tế tăng truởng ổn định sẽ là nền tảng cho ổn định trong nền kinh tế.

Khi nói tăng truởng kinh tế tức là nói đến các chính sách thuộc về cung cầu của nền kinh tế, chủ yếu là CSTT và chính sách thuế. Thông qua CSTT mà

thay đổi lãi suất, qua đó tác động đến tiết kiệm và đầu tu, từ đó tác động đến tăng truởng kinh tế. Thông qua chính sách thuế mà khuyến khích các doanh nghiệp tăng cuờng đầu tu vào một lĩnh vực nhất định.

- Mục tiêu việc làm cao

Việc làm cao là mục tiêu của tất cả các chính sách kinh tế vĩ mô, trong đó có CSTT. Việc làm cao có ý nghĩa quan trọng bởi vì:

+ Không có việc làm đồng nghĩa với hạn chế giao tiếp với những nguời lao động khác, tiêu tốn thời gian vô nghĩa, không có khả năng chi trả, mua sắm vật dụng thiết yếu cũng nhu các hàng hóa tiêu dùng. Yếu tố sau là vô cùng trầm trọng cho nguời gánh vác nghĩa vụ gia đình, nợ nần, chi trả chữa bệnh. Những nghiên cứu cụ thể chỉ ra rằng, gia tăng thất nghiệp đi liền với gia tăng tỷ lệ tội phạm, tỷ lệ tự tử, và suy giảm chất luợng sức khỏe

+ Tỉ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp, các nguồn lực con nguời không đuợc sử dụng, bỏ phí cơ hội sản xuất thêm sản phẩm và dịch vụ.

+Thất nghiệp còn có nghĩa là sản xuất ít hơn. Giảm tính hiệu quả của sản xuất theo quy mô.

+Thất nghiệp dẫn đến nhu cầu xã hội giảm. Hàng hóa và dịch vụ không có nguời tiêu dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất luợng sản phẩm và giá cả tụt giảm. Hơn nữa, tình trạng thất nghiệp cao đua đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với khi nhiều việc làm, do đó mà cơ hội đầu tu cũng ít hơn.

Rõ ràng mục tiêu tăng truởng kinh tế và việc làm cao có mối quan hệ mật thiết với nhau, bởi vì các doanh nghiệp đầu tu vốn càng nhiều để tăng năng suất lao động và tăng truởng kinh tế thì đồng hành với nó là thất nghiệp gia giảm. Nguợc lại, khi thất nghiệp cao và nhà máy du thừa thì không có ý nghĩa gì trong việc đầu tu thêm vốn vào các thiết bị máy móc, nền kinh tế đình trệ. Mặc dù hai mục tiêu này có mối quan hệ mật thiết, nhung truớc hết

các chính sách có thể hướng về mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư trực tiếp và khuyến khích người dân tiết kiệm, trên cơ sở đó đạt được mục tiêu việc làm cao.

- Mục tiêu ổn định thị trường tài chính

Thị trường tài chính là một thị trường trong đó mọi người và các thể chế có thể trao đổi các chứng khoán tài chính, các hàng hóa, và các món giá trị có thể thay thế khác với chi phí giao dịch thấp và tại các giá cả phản ánh cung và cầu. Thị trường tài chính góp phần quan trọng trong việc điều hòa vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế. Với vai trò như vậy, sự ổn định thị trường tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế các quốc gia. NHTW với khả năng tác động tới khối lượng tín dụng và lãi suất có thể đem lại sự ổn định cho thị trường tài chính.

- Mục tiêu ổn định lãi suất

Lãi suất là một biến số kinh tế vĩ mô quan trọng trong nền kinh tế, ảnh hưởng tới quyết định chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư của các tổ chức và cá nhân. Những biến động trong lãi suất sẽ gây khó khăn cho các tổ chức và cá nhân trong việc dự tính chi tiêu hay lập kế hoạch kinh doanh. Do đó, ổn định lãi suất là một mục tiêu quan trọng mà các NHTW hướng tới nhằm góp phần ổn định môi trường kinh tế vĩ mô.

- Mục tiêu ổn định tỷ giá hối đoái

Tỷ giá giữa hai tiền tệ là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao đổi cho một đồng tiền khác. Nó cũng được coi là giá cả đồng tiền của một quốc gia được biểu hiện bởi một tiền tệ khác. Trong điều kiện mở cửa của nền kinh tế, các luồng hàng hóa và tiền vốn vào ra một quốc gia gắn liền với việc chuyển đổi qua lại giữa các đông nội tệ và ngoại tệ. Việc ngăn ngừa những biến động mạnh, bất thường trong tỷ giá hối đoái sẽ giúp cho các hoạt động kinh tế đối ngoại được hiệu quả hơn nhờ dự đoán được chính xác về mặt

khối lượng gái trị. Thêm vào đó, tỷ giá còn ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước với nước ngoài về mặt giá cả.

1.2.2.2 Độ trễ trong tác động của CSTT

Trong kinh tế chúng ta thường thấy sự chậm trễ giữa một hành động kinh tế và kết quả. CSTT cũng như các CSTK khác không ảnh hưởng ngay lập tức đến tổng cầu của nền kinh tế mà phải có một thời gian nhất định. Thời gian này càng ngắn thể hiện hiệu quả CSTT càng cao và ngược lại. Độ trễ trong tác động của CSTT bao gồm:

- Thời gian nhận diện CSTT là thời gian NHTW lựa chọn các biến số kinh tế cần thay đổi và quyết định điều chỉnh CSTT

Giai đoạn đầu, NHTW phải khẳng định một cách chắc chắn và chính xác các vấn đề kinh tế đang phát sinh và sự cần thiết phải có các giải pháp để khắc phục. Đây là giai đoạn quan trọng và thông thường “time lags” kéo dài. Đôi khi các dấu hiệu của nền kinh tế không phản ánh chính xác những vấn đề kinh tế phát sinh. Vì thế các nhà làm chính sách phải có khả năng dự báo sự biến động kinh tế trong tương lai và ảnh hưởng của các chính sách sẽ được áp dụng đến tình trạng đó. Trên cơ sở dự báo, các công cụ chính sách cũng như liều lượng sử dụng được thiết lập.

- Thời gian hành động là thời gian từ khi NHTW nhận thấy cần thay đổi CSTT cho đến khi NHTW sử dụng thực sự một hoặc một số các công cụ CSTT. Thời gian nhận dạng và thời gian hành động là thời gian nội sinh phụ thuộc vào quyết định và hoạt động của NHTW

- Thời gian ảnh hưởng là thời gian từ khi sử dụng các công cụ CSTT đến khi CSTT tác động được đến các hoạt động kinh tế. Thời gian ảnh hưởng xác định độ dài của quá trình truyền dẫn việc sử dụng các công cụ của CSTT lên các hoạt động kinh tế và được coi là độ trễ ngoại sinh của CSTT.

1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU Lực ĐIỀU HÀNH CSTT1.3.1 Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu 127 đánh giá hiệu lực điều hành chính sách tiền tệ 2013 2017 trong việc ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát luận văn thạc sỹ (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w