Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED)

Một phần của tài liệu 127 đánh giá hiệu lực điều hành chính sách tiền tệ 2013 2017 trong việc ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát luận văn thạc sỹ (Trang 44 - 45)

FED đóng vai trò đưa ra CSTT quốc gia, chính sách này ảnh hưởng đến lãi suất và các biến cố kinh tế khác. FED có vai trò quản lý các NHTM, đưa ra CSTT, điều chỉnh cung tiền nhằm cố gắng tạo ra việc làm và ổn định giá cả ở Mỹ. FED kiểm soát cung tiền để tác động đến lãi suất và các điều kiện kinh tế bằng những cách sau:

- Các hoạt động thị trường mở: Fed liên tục mua và bán chứng khoán chính phủ Hoa Kỳ trên thị trường tài chính, do đó đã ảnh hưởng đến mức dự trữ trong hệ thống ngân hàng. Những quyết định này cũng ảnh hưởng đến khối lượng và chi phí tín dụng (lãi suất). Thuật ngữ “thị trường mở” có nghĩa là Fed không tự quyết định những nhà đầu tư chứng khoán nào sẽ kinh doanh vào một ngày cụ thể. Thay vào đó, là một thị trường mở mà nhiều nhà đầu tư chứng khoán có thể cạnh tranh nhau với nhau. Các hoạt động thị trường mở là công cụ được sử dụng nhiều nhất trong chính sách tiền tệ.

phải trả đối với các khoản vay ngắn hạn từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang. Lãi

suất chiết khấu thuờng thấp hơn lãi suất vay liên ngân hàng, mặc dù chúng có

liên quan chặt chẽ. Lãi suất chiết khấu là rất quan trọng bởi vì nó thể hiện rõ

ràng về sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của Fed và cái nhìn sâu sắc vào kế

hoạch của FED.

- Thiết lập Dự trữ bắt buộc: đây là số tiền mà các tổ chức tiền gửi phải dự trữ đối với tiền gửi trong tài khoản ngân hàng. Nó xác định có lợi nhuận mà ngân hàng có thể tạo ra qua các khoản tiền gửi và cho vay. Vào năm 1992, FED giảm tỷ lệ DTBB đối với các tài khoản giao dịch từ 12% xuống 10% và tồn tại đến ngày nay.

Một phần của tài liệu 127 đánh giá hiệu lực điều hành chính sách tiền tệ 2013 2017 trong việc ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát luận văn thạc sỹ (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w