Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các sản phẩm dịch vụ tín

Một phần của tài liệu 1291 PHÁT TRIỂN sản PHẨM DỊCH vụ tín DỤNG tại NH THƢƠNG mại cổ PHẦN bưu điện LIÊN VIỆT (FILE WORD) (Trang 34 - 42)

tín dụng của Ngân hàng Thương mại

1.2.7.1. Các nhân tố khách quan

Nhân tố khách quan bao gồm những nhân tố sau:

Một là, đối tượng KH

Mỗi một sản phẩm dịch vụ tín dụng đều có đối tượng KH vay vốn cụ thể, theo đó quy định rõ điều kiện về KH vay vốn. Năng lực tài chính, đạo đức, mức độ tín nhiệm, ngành nghề kinh doanh của Kll,... chi phối và quyết định đến ý thức và hành vi trả nợ, tính trách nhiệm và tuân thủ thực hiện đúng hợp đồng đã ký giữa NH và KH. Khi có bất cứ nguyên nhân nào khách quan

hay chủ quan tác động đến tình hình tài chính của KH, tác động đến khả năng và tính chủ động trả nợ của KH thì đều có thể gây ra những rủi ro cho NH. Do vậy, việc lựa chọn đối tượng KH hay sàng lọc KH bằng các điều kiện cụ thể có tính bắt buộc sẽ ảnh hưởng tới việc sản phẩm có khả năng phát triển được hay không. Nếu người thiết kế sản phẩm khai thác “nhầm” đối tượng KH thì cũng đồng nghĩa với việc sản phẩm đó không có cơ hội phát triển, khi đó yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần chỉnh sửa sản phẩm hoặc hạn chế cho vay đối với sản phẩm đó vì nếu tiếp tục có thể gây ra giảm lợi nhuận cho NH và tiềm ẩn những rủi ro như nợ quá hạn, nợ xấu.

Hai là, môi trường pháp lý

Hoạt động kinh doanh NH là một trong lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm và chịu sự kiểm soát ngặt nghèo bởi hệ thống Pháp luật. Một thể chế chính trị ổn định và không có những biến động sẽ tạo cơ hội tốt cho các sản phẩm dịch vụ tín dụng NH phát triển. Như vậy, môi trường pháp lý ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển sản phẩm dịch vụ tín dụng. Bởi vậy, các NH cần nắm được sự thay đổi của các quy định Pháp luật, các yếu tố chính trị,... chủ động điều chỉnh hoạt động kinh doanh, khai thác những cơ hội tiềm ẩn để vượt qua rào cản, thách thức mà vẫn đạt đươc mục tiêu kinh doanh đã đề ra.

Ba là, môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế đem lại những cơ hội và thách thức đối với NH. Các quy định, nghị định, luật lệ, chính sách tiền tệ, chính sách giá cả, thuế, lãi suất, tỷ giá hối đoái, chính sách kinh tế, chính sách cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước, tiền lương, thu nhập, Tổng sản phẩm Quốc nội (GDP),. ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của NH nói chung và cũng ảnh hưởng tới sự phát triển các sản phẩm dịch vụ tín dụng nói riêng. Nếu một nền kinh tế ổn định, tăng trưởng thuận lợi, nhu cầu tiêu dùng, sản xuất kinh doanh, thương mại đều tăng kéo theo đó nhu cầu tín dụng cũng tăng cao. Trước cơ hội thuận lợi như trên, NH cần tập trung đẩy mạnh phát triển các

sản phẩm dịch vụ tín dụng phục vụ dân sinh với mục đích tiêu dùng, phục vụ các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ và xuất khẩu. Ngược lại, một nền kinh tế trì trệ, tỷ lệ thất nghiệp cao, lạm phát tăng cao, đầu tư không hiệu quả, hệ quả tất yếu kéo theo đó là sự giảm sút nhu cầu về vốn, theo đó hoạt động cấp tín dụng tại NH cũng trở nên khó khăn với các điều kiện chặt chẽ nhằm hạn chế những rủi ro tiềm ẩn, như vậy các sản phẩm dịch vụ tín dụng không có điều kiện phát triển. Nền kinh tế khó khăn đã kìm hãm sự phát triển của các sản phẩm dịch vụ tín dụng.

Tóm lại, một nền kinh tế phát triển hưng thịnh, NH sẽ cung ứng đa dạng các sản phẩm dịch vụ tín dụng với nhiều đối tượng KH khác nhau, như vậy, các

sản phẩm dịch vụ tín dụng theo đó sẽ phát triển. Ngược lại, nền kinh tế bất ổn với những biến động khó lường, NH trở nên dè dặt trong việc cho vay, thẩm định và phê duyệt khoản vay, cân nhắc và xem xét, lựa chọn đối tượng KH, theo đó các sản phẩm dịch vụ tín dụng bị kìm hãm và hạn chế sự phát triển. Muốn nắm bắt được những vấn đề liên quan đến nền kinh tế vĩ mô, NH cần chú trọng công tác phân tích, dự báo, dự đoán xu hướng của thị trường tài chính,. để có những quyết định, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Bốn là, môi trường văn hóa xã hội

Mỗi một Quốc gia đều có những giá trị văn hóa xã hội đặc trưng và riêng biệt, ta phải kể đến những yếu tố như: Dân số, văn hóa, trình độ học vấn, nhận thức, nghề nghiệp, tôn giáo, tâm lý dân tộc, lối sống, hôn nhân gia đình,... Những yếu tố trên tác động, quyết định đến thói quen hành vi tiêu dùng và nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ tín dụng. Bởi vậy, với những vùng miền khác nhau, các Quốc gia khác nhau, NH cần nghiên cứu kỹ đặc trưng riêng biệt, văn hóa xã hội từ đó đưa ra các quy định, chính sách, điều kiện cho vay, lựa chọn sản phẩm vay phù hợp và có tính cạnh tranh trên địa bàn.

Trước sự phát triển và bùng nổ về khoa học công nghệ, các NH nên áp dụng những thành quả tiên tiến của công nghệ vào hoạt động kinh doanh của mình với mục đích giảm thiểu chi phí, giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Sự phát triển về khoa học công nghệ không chỉ có ý nghĩa lớn đối với hoạt động kinh doanh NH và nó còn đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của các sản phẩm dịch vụ tín dụng. Các hoạt động triển khai, hướng dẫn, thúc đẩy bán hàng được xúc tiến thuận lợi, hoạt động quản lý rủi ro các sản phẩm dịch vụ tín dụng được sát sao, thông tin KH, thông tin thị trường được cung cấp đầy đủ, chính xác, kênh phân phối hoạt động hiệu quả,... là cơ sở thuận lợi để NH đưa ra các quyết định xây dựng sản phẩm dịch vụ tín dụng phù hợp và bứt phá để tăng trưởng lợi nhuận.

1.2.7.2. Các nhân tố chủ quan

Một là, chiến lược kinh doanh của NH

Bất kỳ NH nào muốn tồn tại, phát triển phải có phương hướng, chiến lược kinh doanh. Chiến lược kinh doanh phù hợp thì hoạt động cho vay nói chung và các sản phẩm dịch vụ tín dụng mới có cơ hội được mở rộng và phát triển, giúp NH dần đạt được mục tiêu về lợi nhuận vì lợi nhuận về tín dụng đóng góp chủ yếu vào lợi nhuận chung của NH. Từ chiến lược kinh doanh, NH đưa ra các quyết định, chính sách xây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng, kế hoạch phát triển các sản phẩm dịch vụ tín dụng nhằm khai thác tối đa và đáp ứng nhu cầu đa dạng của KH. NH phải xác định nên tập trung và tăng cường vào những hoạt động cho vay hợp lý, đúng mục đích sử dụng vốn, mở rộng, tìm hiểu thêm những lĩnh vực mới, phát triển tín dụng nhưng đi đôi với

sự bền vững và hiệu quả.

Hai là, chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng của NH có thể nới lỏng hay thắt chặt theo những thời kỳ khác nhau, bao gồm các yếu tố như: Điều kiện cho vay đối với KH, giới hạn mức cho vay, thời hạn vay, lãi suất, phí, phương thức cho vay, hướng

giải quyết, xử lý các khoản vay nợ quá hạn,... Tất cả các yếu tố đó có tác dụng trực tiếp và mạnh mẽ đến việc mở rộng cho vay của NH cũng nhu ảnh hưởng tới sự phát triển các sản phẩm dịch vụ tín dụng của NH. Nếu như chính sách tín dụng của NH đúng đắn, hợp lý, linh hoạt, đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của KH về vốn thì NH sẽ thành công trong việc mở rộng hoạt động cho vay, đảm bảo được chất lượng tín dụng, các sản phẩm dịch vụ tín dụng theo đó mà phát triển, được KH đón nhận và ưa chuộng. Ngược lại, những yếu tố trong chính sách tín dụng bất hợp lý, cứng nhắc, không theo sát tình hình thực tế sẽ dẫn đến khó khăn trong việc mở hoạt động cho vay, như vậy các sản phẩm dịch vụ tín dụng bị kìm hãm và hạn chế sự phát triển.

Ba là, năng lực điều hành của ban lãnh đạo

Đối với NH, yếu tố này vô cùng rất quan trọng. Cán bộ điều hành lãnh đạo cần sắc sảo, nhạy bén, nắm bắt, điều chỉnh chính sách, hoạt động NH theo kịp các tín hiệu thông tin thị trường, sử dụng nhân viên theo khả năng và đúng sở trường, sử dụng hiệu quả nguồn lực NH, có khả năng ứng phó, thay đổi để thích nghi với biến động thị trường tài chính NH, nắm bắt được thời cơ, tận dụng và khai thác những cơ hội, thách thức để đưa ra cá c quyết định, chính sách phù hợp đối với sản phẩm dịch vụ tín dụng, đạt được mục tiêu kinh doanh của NH xong vẫn đảm bảo được hiệu quả và chất lượng tín dụng. Năng lực lãnh đạo của những người điều hành ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của NH và ảnh hưởng tới sự phát triển các sản phẩm dịch vụ tín dụng.

Bốn là, chất lượng nhân sự

Đội ngũ chuyên viên, nhân viên NH chính là hình ảnh của NH. Những kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, kinh nghiệm của họ làm tăng thêm giá trị dịch vụ của NH. Phần lớn những ý tưởng cải tiến hoạt động kinh doanh được đề xuất bởi chuyên viên, nhân viên NH. Bởi họ chính là lực lượng chủ yếu

truyền thông tin tới KH, tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin, sáng tạo đề xuất ý tuởng sản phẩm hay đề xuất chỉnh sửa, thay thế, bổ sung nội dung sản phẩm. Bởi vậy, nếu NH tập trung nhiều nhân sự chất luợng tốt sẽ sáng tạo nên những sản phẩm dịch vụ tín dụng hiệu quả, có tính cạnh tranh, thu hút KH, đuợc KH ủng hộ, lợi nhuận NH tăng mà rủi ro vẫn đuợc kiểm soát tốt.

Năm là, cơ sở vật chất thiết bị

Cơ sở vật chất thiết bị ảnh huởng đến hoạt động cho vay của NH. Nếu cơ sở vật chất thiết bị mà lạc hậu thì các công việc sẽ chậm chạp, mất nhiều thời gian, lãng phí nguồn nhân lực, không nhạy bén với các thông tin thị truờng, thông tin KH, thiếu tính cập nhật, công tác kiểm soát, quản lý tín dụng gặp khó khăn, rủi ro trong hoạt động tín dụng khó kiểm soát. Chính vì vậy, NH sẽ trở nên tụt hậu, kém phát triển, không thu hút đuợc nhiều KH, làm hạn chế hoạt động cho vay kéo theo các sản phẩm dịch vụ tín dụng không có điều kiện phát triển. Nguợc lại, nếu NH chú trọng vào việc phát triển CNTT, nâng cấp các thiết bị tân tiến phù hợp với phạm vi và quy mô hoạt động, phục vụ kịp thời các nhu cầu KH sẽ giúp NH tăng cuờng khả năng cạnh tranh, thực hiện tốt mục tiêu lợi nhuận hoạt động tín dụng và tạo cơ hội tốt nhất cho các sản phẩm dịch vụ tín dụng đuợc phát triển.

Sáu là, nguồn vốn của NH.

Bản chất của NHTM là doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận, muốn hoạt động kinh doanh của NH tốt thì nhất thiết phải có vốn. Hai nguồn vốn chủ yếu của NH là vốn tự có và vốn huy động. NHTM kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế còn các doanh nghiệp khác hoạt động bằng nguồn vốn tự có là chính. NH cho vay bằng nguồn vốn huy động của mình. Hoạt động cho vay của NH muốn phát triển, có cơ hội đuợc mở rộng, số luợng và chất luợng cho vay lớn khi mà nguồn vốn của NH phải đủ lớn mạnh. Với một nguồn vốn tăng truởng đều đặn, hợp lý thì NH có

thêm nhiều tiền cho KH vay, đáp ứng được nhu cầu của KH, lợi nhuận từ đó cũng tăng trưởng. Ngược lại, nếu lượng vốn ít, không đủ tiền cho KH vay, NH sẽ tự đánh mất và bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư kinh doanh, lợi nhuận của NH sẽ giảm sút, việc mở rộng hoạt động cho vay sẽ bị hạn chế kéo theo các sản phẩm dịch vụ tín dụng không có điều kiện mà phát triển.

Bảy là, thông tin tín dụng

Thật khó có thể tưởng tượng nổi khi NH hoạt động trong môi trường luôn biến động và cạnh tranh gay gắt như ngày nay mà không cần đến thông tin. Thông tin trở thành vấn đề thiết yếu và thực sự không thể thiếu được đối với các NH. Đối với hoạt động cho vay, NH cho KH vay chủ yếu dựa trên sự tin tưởng. Mức độ chính xác của sự tin tưởng này lại phụ thuộc vào chất lượng thông tin mà NH khai thác được qua các đối tác, qua các phương tiện truyền thông tin,... Do vậy, muốn hoạt động cho vay đạt hiệu quả, chất lượng cao, NH phải nắm bắt được đầy đủ những thông tin liên quan như các thông tin về KH, những biến đổi của môi trường kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị, Pháp luật, công nghệ, đối thủ cạnh trạnh,... Từ việc thu thập thông tin, tổng hợp, thẩm định và từ đó đưa ra quyết định cho vay, đưa ra những phương hướng hoạt động kinh doanh, các chính sách, quyết định về phát triển các sản phẩm dịch vụ

tín dụng cho phù hợp với nhu cầu KH và cạnh tranh trên thị trường. Việc thu thập thông tin cần đảm bảo tính đầy đủ, chính xác, kịp thời. Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều NH, việc tiếp cận, thu thập và tổng hợp thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Do vậy, khả năng đáp ứng nhu

cầu về vốn cho nền kinh tế chưa được tối đa, các sản phẩm dịch vụ tín dụng theo đó mà chưa đáp ứng và phục vụ được các nhu cầu đa dạng của KH.

Tám là, đối thủ cạnh tranh

Cạnh tranh là một động lực tốt để NH để tồn tại và phát triển. Quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh gồm có: Tìm hiểu các nguồn thông tin về đối thủ,

tổng hợp, phân tích, thống kê, dự đoán chiến lược của các đối thủ cạnh tranh và

từ đó đánh giá khả năng cạnh tranh của NH trong việc mở rộng hoạt động cho vay và phát triển các sản phẩm dịch vụ tín dụng. Tuy nhiên, KH có những lý do

chính đáng lựa chọn bất kỳ NH nào mà lợi ích của họ là cao nhất khi họ gửi tiền

cũng như đi vay tiền. Do vậy, NH cần hết sức chú trọng trong việc nghiên cứu tìm hiểu đối thủ cạnh tranh trước khi đưa sản phẩm của mình ra thị trường để sản

phẩm của NH có thể khắc phục được nhược điểm của NH bạn, tích hợp được những ưu điểm nổi trội, khác biệt hẳn so với những sản phẩm tương tự, chiếm ưu thế và thu hút nhiều KH, mở rộng hoạt động cho vay theo đó mà lợi nhuận NH cũng tăng cao, các sản phẩm dịch vụ tín dụng vì vậy mà phát triển. Do vậy,

việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển các sản phẩm, dịch vụ NH nói chung và các sản phẩm dịch vụ tín dụng nói riêng.

Chín là, khả năng quản trị rủi ro tín dụng của NH

Quản trị rủi ro được xem là mối quan tâm hàng đầu của các NH. Bên cạnh những rủi ro truyền thống thì những rủi ro mang tính thị trường và rủi ro hệ thống nếu không được đánh giá đúng mức có thể khiến bất cứ một định chế tài chính lớn nào đều có thể hứng chịu thiệt hại nặng nề, thậm chí dẫn tới sụp đổ. Trong bối cảnh thị trường tiền tệ với những diễn biến phức tạp, khó lường, hoạt động tín dụng dễ phát sinh nợ xấu, công tác quản trị rủi ro tiếp tục được các NH quan tâm và đẩy mạnh theo hướng chuyên sâu, thích ứng với tình hình thị trường mới, đảm bảo hoạt động NH an toàn, hiệu quả. Như chúng ta đã biết, hoạt động cho vay gắn liền với rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng được hiểu là rủi ro khi KH không trả được nợ và rủi ro danh mục. Rủi ro

Một phần của tài liệu 1291 PHÁT TRIỂN sản PHẨM DỊCH vụ tín DỤNG tại NH THƢƠNG mại cổ PHẦN bưu điện LIÊN VIỆT (FILE WORD) (Trang 34 - 42)