TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINHDOANH CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu 1291 PHÁT TRIỂN sản PHẨM DỊCH vụ tín DỤNG tại NH THƢƠNG mại cổ PHẦN bưu điện LIÊN VIỆT (FILE WORD) (Trang 52 - 63)

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Kết quả tổng huy động vốn của toàn hệ thống đuợc thể hiện qua biểu đồ duới đây:

ĐVT: Tỷ đồng

Tổng huy động vốn qua các năm

Biểu đồ 2.1. Tổng huy động vốn của LienVietPostBank qua các năm

(Nguồn: Báo cáo tài chính của LienVietPostBank qua các năm)

Tuy phải chịu sức ép cạnh tranh lớn nhung hoạt động huy động vốn của LienVietPostBank vẫn tăng truởng tốt qua các năm. Năm 2016, tổng huy động vốn của toàn hệ thống đạt: 71.139 tỷ đồng, tăng 23,45% so với năm 2015, cao hơn mức tăng truởng của toàn ngành (khoảng 15%). Trong 6 tháng đầu năm, tình hình triển khai sản phẩm huy động của các ĐVKD trên toàn hệ thống tuơng đối khả quan, cụ thể:

- Tổng huy động vốn của toàn hệ thống là: 66.733 tỷ đồng đạt đuợc 93,81% so với năm 2016. Việc tăng truởng mạnh mẽ về huy động vốn là một trong những chiến luợc của LienVietPostBank nhằm nâng cao khả năng thanh

khoản và an toàn trong hoạt động, tạo tiền đề bứt phá cho những năm tới, trong đó:

+ Số dư huy động từ KHCN đạt 10.677 tỷ VND, chiếm 16% tổng huy động toàn hàng.

+ Số dư huy động từ KHDN đạt 56.056 tỷ VND, chiếm 84% tổng huy động toàn hàng.

- Về số lượng KH : Tính đến thời điểm 30/06/2017, tổng số KH có tài khoản tiền gửi trên toàn hệ thống đạt 182.508 KH. Trong đó:

+ Số lượng KHCN đạt 171.447 KH chiếm 94% tổng số KH.

+ Số lượng KHDN đạt 11.061 KH chiếm 6% tổng số KH.

+ KH huy động có kỳ hạn: 41,203 KH (chiếm 23%), KH gửi tiền không kỳ hạn 141,305 KH (chiếm 77%).

Với chiến lược hướng đến một NH bán lẻ hàng đầu, cơ cấu nguồn vốn huy động của LienVietPostBank có sự đóng góp lớn từ phân khúc KHCN. Sự đóng góp này dự kiến sẽ cao nhiều trong những năm tiếp theo khi LienVietPostBank hoàn thiện giai đoạn xây dựng hạ tầng và nâng cấp các Phòng Giao dịch Bưu điện và thực hiện cung cấp đầy đủ sản phẩm, dịch vụ NH tại 10.000 điểm giao dịch trên toàn quốc.

Bên cạnh việc khai thác các nguồn lực hiện hữu để phục vụ KH, LienVietPostBank còn tiếp tục mở rộng tiếp cận với đối tượng KH lớn trong và ngoài nước, thu hút nguồn vốn khẳng đinh thương hiệu, uy tín của NH.

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh cơ bản đem lại lợi nhuận chủ yếu cho NH. Trong 6 tháng đầu năm, kết quả triển khai sản phẩm dịch vụ tín dụng của các ĐVKD trên toàn hệ thống đã được những con số khích lệ. Dư nợ cho vay qua các năm tăng trưởng rõ rệt, ta có thể thấy được tốc độ tăng trưởng dư nợ của NH qua biểu đồ dưới đây:

Chỉ tiêu Dư nợ Tỷ trọng so toàn hệ thống Tăng trưởng so với thời điểm 31/12/2016 KHCN 4.429 14% 22% KHDN 27.210 86% 4% Tổng 31.639 100% ĐVT: Tỷ đồng

Tổng dư nợ tính dụng qua các năm

■ Tổng dư nợ tính dụng qua các năm

Biểu đồ 2.2. Tổng dư nợ tín dụng của LienVietPostBank qua các năm

(Nguồn: Báo cáo tài chính của LienVietPostBank qua các năm)

Biểu đồ trên cho ta thấy dư nợ tín dụng của NH đều tăng trưởng mạnh qua các năm từ năm 2012 đến năm 2016 lần lượt tương ứng với mức tăng trưởng so với năm liền trước là: 123%, 69%, 24%, 133%, 25%, đặc biệt phải kể đến năm 2015 với tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 6 năm gần đây với 133% đạt 29.325 tỷ đồng. Năm 2016, tăng trưởng dư nợ tín dụng là 25% so với năm 2015, đến hết tháng 6/2017, dư nợ tín dụng đạt 31.639 tỷ đồng. Thực tế cho thấy, năm 2016 và nửa đầu năm 2017, tình hình kinh tế thị trường có những yếu tố không thuận lợi, gây ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của LienVietPostBank, tuy nhiên khắc phục những khó khăn này, NH đã đón đầu được những khó khăn trong công tác tăng trưởng tín dụng năm, chia sẻ những khó khăn với KH, từ đó đưa ra các quyết định linh hoạt trong việc cung cấp các gói, sản phẩm dịch vụ tín dụng với lãi suất ưu đãi, thời hạn hấp dẫn, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Chính phủ và NH.

Tuy nhiên, tính đến ngày 30/6/2017, có sự mất cân đối giữa dư nợ tín dụng KHCN và KHDN, cụ thể:

Bảng 2.1. Tổng hợp dư nợ, tỷ trọng dư nợ KHCN, KHDN so vói toàn hệ thống

với KHCN chiếm tỷ trọng: 14% so với dư nợ của toàn hệ thống và tăng trưởng 22% so với thời điểm 31/12/2016. Hiện tại, số lượng KHDN và KHCN cũng rơi vào tình trạng mất cân đối, ta có thể thấy được qua biểu đồ bên dưới:

Số lượng KH (30/06/2017)

Biểu đồ 2.3. Số lượng KH vay vốn trên toàn hệ thống

(Nguồn: Hệ thông báo cáo của Lien VietPostBank)

Biểu đồ trên cho thấy: Số lượng KHDN chỉ chiếm 11% (tức 1.705 KH) so với tổng số lượng KH trên toàn hệ thống tính đến thời điểm 30/6/2017 là 15.890 KH trong khi số lượng KHCN lên tới 14.185 KH chiếm 89% số lượng KH toàn hệ thống. Từ đó cho thấy tổng dư nợ tín dụng của LienVietPostBank đang chủ yếu tập trung ở số ít KHDN. Mặc dù trong những năm gần đây,

LienVietPostBank đã và đang nỗ lực phân bổ rủi ro tín dụng từ KHDN sang KHCN, tuy nhiên tính đến thời điểm 30/6/2017, dư nợ toàn hệ thống vẫn tập trung ở những KHDN lớn.

Để tăng trưởng bền vững, tránh sự mất cân đối dư nợ về đối tượng KH và những rủi ro tiềm ẩn cho NH khi dư nợ tập trung quá nhiều vào KHDN, trong khi số lượng KHDN lại ít, trong thời gian tới, theo định hướng trở thành NH bán lẻ, NH cần có chiến lược đẩy mạnh cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho KHCN.

Cùng với tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng, theo đó nợ xấu của NH cũng tăng lên rõ rệt, tỷ lệ nợ xấu tăng cao đặc biệt là năm 2014 và tiếp tục đến năm 2015. Năm 2016 tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống nhưng nhìn chung chất lượng tín dụng vẫn còn thấp, NH cần nhanh chóng khắc phục kịp thời tình trạng nợ xấu và chú trọng nhiều hơn nữa trong công tác quản trị rủi ro nhưng vẫn không ảnh hưởng đến mục tiêu lợi nhuận của NH.

Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ nợ xấu của LienVietPostBank qua các năm

(Nguồn: Báo cáo tài chính của LienVietPostBank qua các năm)

2.1.3.3 Hoạt động kinh doanh dịch vụ

Hiện LienVietPostBank triển khai 05 (năm) dịch vụ chính, cụ thể: - Dịch vụ thu hộ Viettel.

- Thu hộ tiền điện.

- Ủy thác thanh toán lương. - Chuyển tiền Western Union.

Theo kết quả triển khai dịch vụ trên toàn hệ thống, trong 05 (năm) dịch vụ trên, dịch vụ Thu hộ Ngân sách Nhà nước là dịch vụ có doanh số cao nhất, tiếp đến là dịch vụ Thu hộ Viettel, dịch vụ Thu hộ tiền điện và đạt mức doanh số khiêm tốn là dịch vụ ủy thác thanh toán lương.

Với định hướng trở thành NH của mọi nhà cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, nhu cầu sử dụng các dịch vụ của con người không ngừng gia tăng thì việc gia tăng chất lượng dịch vụ ngày càng được chú trọng hơn nữa. Bên cạnh đó, mạng lưới NH không ngừng mở rộng tại khắp cả nước việc đa dạng hóa dịch vụ nhằm phù hợp mọi đối tuợng KH là rất cấp thiết.

- Nhằm thúc đẩy doanh số cũng như mở rộng mạng lưới thu hộ Viettel trên toàn hệ thống, NH đã xây dựng các hoạt động đẩy mạnh doanh số trên cả hai kênh NH và trên kênh Phòng giao dịch Bưu điện VNPost.

- LienVietPostBank được NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đánh giá là đại lý phụ có doanh số và chất lượng chăm sóc tốt nhất về dịch vụ chuyển tiền Western union. Để duy trì và nâng cao hiệu quả triển khai dịch vụ NH đã không ngừng mở rộng mạng lưới chuyển tiền trên các Chi nhánh/Phòng giao dịch trên cả nước.

- LienVietPostBank không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và quảng bá thương hiệu của NH thông qua việc triển khai dịch vụ Thu hộ tiền điện. NH rất chú trọng các chương trình ưu đãi, tiếp thị dành cho các dịch vụ với hàng loạt các chương trình Marketing tạo lợi thế cạnh tranh riêng biệt trên thị trường như chương trình “Tích điểm đổi quà - Vô địch trợ giá tiền điện”, chương trình đã đạt kết quả cao tại khu vực TP. Hồ Chí Minh và Đà Nang trong thời gian ngắn.

Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.5. Lãi lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ của LienVietPostBank

(Nguồn: Hệ thống báo cáo của LienVietPostBank)

Biểu đồ trên cho thấy: Hoạt động dịch vụ của LienVietPostBank tăng trưởng tốt qua các năm 2011 đến năm 2013. Tuy nhiên, tiếp sau đó hoạt động kinh doanh dịch vụ của LienVietPostBank rơi vào tình trạng lỗ liên tục qua các năm 2013 đến năm 2016. 6 tháng đầu năm 2017, hoạt động dịch vụ đã có dấu hiệu khả quan của sự tăng trưởng khi khoản lỗ từ -183,74 tỷ đồng đã được rút về còn -148,28 tỷ đồng, điều này đã ghi nhận những nỗ lực lớn của NH trong việc khắc phục tình trạng lỗ liên tiếp từ hoạt động dịch vụ.

Với lợi thế mạng lưới rộng khắp cả nước khi Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) vừa là cổ đông vừa là đối tác chiến lược của NH, nhằm dần khắc phục tình trạng lỗ, tăng lãi thuần từ hoạt động dịch vụ, NH cần sớm thúc đẩy việc thỏa thuận hợp tác với VNPost, tăng cường triển khai các dịch

vụ thu hộ khác như: Dịch vụ thu hộ tiền điện, thu hộ Viettel, thu hộ Sabeco,... Đây là lợi thế lớn của NH so các NHTMCP khác, chắc chắn trong tương lai gần, lãi từ hoạt động dịch vụ của NH sẽ tăng cao.

2.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh

Sau 10 năm thành lập, NH đã đạt được những kết quả kinh doanh khả quan, cụ thể:

- Về tổng tài sản:

Tổng tài sản của LienVietPostBank được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.6. Tổng tài sản của LienVietPostBank qua các năm

(Nguồn: Báo cáo tài chính của LienVietPostBankqua các năm)

Biểu đồ cho thấy tổng tài sản của LienVietPostBank tăng trưởng qua các năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng này chưa đồng đều. Tốc độ tăng trưởng cao qua các năm 2011 đến năm 2015 và chậm hơn từ năm 2015 đến hết Quý II/2017, cụ thể: Năm 2015, tổng tài sản đạt: 56.132 tỷ đồng, tăng 21.147 tỷ đồng so với năm 2014, tương đương: 60%. Năm 2017, tổng tài sản đạt 79.594 tỷ đồng, tăng 13.181 tỷ đồng so với năm 2015, tương đương:

19,85%. Đến Quý II/2017, tổng tài sản của NH đạt: 82.870 tỷ đồng, tăng 3.276 tỷ đồng tương đương 4,11%.

- về vốn chủ sở hữu:

Vốn chủ sở hữu của NH tăng tương đối đều qua các năm 2011 đến năm 2013, tốc độ tăng vốn chủ sở hữu cao nhất vào năm 2014, vốn chủ sở hữu đạt: 6.594 tỷ đồng, tăng 2.489 tỷ đồng so với năm 2013, tương đương 60,63% , thời điểm này đánh dấu sự kiện lớn VNPost góp vốn vào LienVietPostBank. Năm 2015, tốc độ tăng trưởng là: 12,09% so với năm 2014. Vốn chủ sở hữu tăng trưởng chậm lại qua các năm 2015 đến Quý II/2017, cụ thể theo biểu đồ bên dưới:

ĐVT: Tỷ đồng

Vôn chủ sở hữu

Biểu đồ 2.7. vôn chủ sở hữu của LienVietPostBank qua các năm

(Nguồn: Báo cáo tài chính của LienVietPostBankqua các năm)

- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước trích dự phòng rủi ro tín dụng:

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của NH truớc dự phòng rủi ro tín dụng của NH tăng tuơng đối đều qua các năm. Năm 2014, lợi nhuận thuần tăng 345 tỷ đồng, tức tăng 42% so với năm 2013. Năm 2015, lợi nhuận thuần tăng 114 tỷ đồng, tức tăng 10% so với năm 2014. Dự phòng rủi ro giảm đi, kết quả là lợi nhuận tăng đáng kể. Tuy nhiên, đến năm 2016, lợi nhuận thuần giảm sút chỉ còn 948 tỷ đồng, bằng 74% so với năm 2015. 6 tháng đầu năm 2017, lợi nhuận thuần đạt 430 tỷ đồng, tăng 68 tỷ đồng, tức tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái (362 tỷ đồng).

ĐVT: Tỷ đồng

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước trích dự phòng rủ ro tính dụng qua

các năm

□ Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước trích dự phòng rủ ro tính dụng qua các năm

Biểu đồ 2.8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước dự phòng rủi ro tín dụng của LienVietPostBank qua các năm

(Nguồn: Báo cáo tài chính củaLienVietPostBankqua các năm)

Lợi nhuận trước thuế và sau thuế đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái, LienVietPostBank đạt lợi nhuận trước thuế là: 336 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, tăng 99 tỷ đồng, tức tăng 42% so với cùng kỳ năm trước (237 tỷ đồng); lợi nhuận sau thuế đạt 329 tỷ đồng, tăng 127 tỷ đồng, tức tăng 63% so với cùng kỳ năm trước (202 tỷ đồng).

Biểu đồ 2.9. Lợi nhuận của LienVietPostBank qua các năm

(Nguồn: Báo cáo tài chính của LienVietPostBankqua các năm)

Đối mặt với những khó khăn của nền kinh tế nói chung và ngành NH nói

riêng, hoạt động kinh doanh của LienVietPostBank gặp nhiều khó khăn và thách thức. Thực tế chiến lược mở rộng, tăng cường đầu tư vào hệ thống mạng lưới làm cho chi phí hoạt động tăng cao. Những yếu tố này dẫn đến lợi nhuận và khả năng sinh lời của LienVietPostBank giảm đi. Tuy nhiên, khả năng sinh lời suy giảm trong ngắn hạn được bù đắp bởi một cơ cấu vốn tài sản vững mạnh hơn và một hệ thống hoạt động an toàn hơn, hoàn thiện hơn. Điều này phù hợp với định hướng của Hội đồng Quản trị và Ban Tổng Giám đốc của NH

củng cố hệ thống quản trị nội bộ, tạo nền tảng để NH tiếp tục tăng trưởng và bứt phá trong những năm tới, hoàn thành chiến lược phát triển dài hạn.

Một phần của tài liệu 1291 PHÁT TRIỂN sản PHẨM DỊCH vụ tín DỤNG tại NH THƢƠNG mại cổ PHẦN bưu điện LIÊN VIỆT (FILE WORD) (Trang 52 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w