TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT 2.2.1. Hệ thống các sản phẩm dịch vụ tín dụng bán lẻ dành cho Khách hàng cá nhân và hoạt động tín dụng bán lẻ tại LienVietPostBank
2.2.1.1. Hệ thống các sản phẩm dịch vụ tín dụng bán lẻ dành cho Khách hàng
cá nhân
Các sản phẩm dịch vụ tín dụng bán lẻ của LienVietPostBank được chia thành 07 (bảy) nhóm sản phẩm, chi tiết như sau:
- Nhóm 1: Nhóm sản phẩm cho vay nông nghiệp, nông thôn bao gồm các sản phẩm:
+ Cho vay nông nghiệp, nông thôn.
+ Hỗ trợ Tài chính Nông thôn III.
+ Tín dụng cây cà phê, hồ tiêu.
+ Tín dụng cây cao su.
- Nhóm 2: Nhóm sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh bao gồm các sản phẩm:
+ Cho vay kinh doanh chợ.
+ Cho vay sản xuất kinh doanh ngắn hạn.
+ Cho vay sản xuất kinh doanh trả góp.
+ Tín dụng xây, sửa nhà cho thuê.
- Nhóm 3: Nhóm sản phẩm cho vay tiêu dùng bao gồm các sản phẩm:
+ Cho vay du học.
+ Cho vay du học thành tài.
+ Cho vay mua thẻ Golf.
+ Cho vay ngắn hạn - Tín dụng chứng khoán.
+ Cho vay tiêu dùng có TSBĐ.
+ Cho vay tiêu dùng không có TSBĐ - Tín dụng thân nhân.
+ Cho vay tiêu dùng không TSBĐ - Tín dụng cá nhân.
+ Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán.
+ Cho vay ứng trước tiền cổ tức.
- Nhóm 4: Nhóm sản phẩm có TSBĐ là giấy tờ có giá bao gồm các sản phẩm:
+ Chiết khấu Giấy tờ có giá.
+ Cho vay cầm cố giấy tờ có giá.
- Nhóm 5: Nhóm sản phẩm nhà đất bao gồm các sản phẩm:
+ Cho vay mua nhà đất.
+ Cho vay mua nhà đất bảo đảm bằng nhà đất hình thành từ vốn vay.
+ Cho vay mua nhà dự án - Tín dụng An cư.
- Nhóm 6: Nhóm sản phẩm ô tô bao gồm sản phẩm:
+ Cho vay mua xe ô tô đối với KHCN.
- Nhóm 7: Nhóm sản phẩm Thấu chi Tài khoản bao gồm các sản phẩm:
+ Thấu chi không có TSĐB đối với CBNV.
+ Thấu chi có TSBĐ đối với KHCN.
Ta có thể thấy được sản phẩm dịch vụ tín dụng dành cho KHCN của NH tương đối đa dạng, có tính cạnh tranh so với thị trường và có thể đáp ứng các nhu cầu đa dạng của KH như: Nhóm các sản phẩm cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất kinh doanh,...
2.2.1.2. Hoạt động tín dụng bán lẻ tại LienVietPostBank
Tính đến hết Quý II/2017 dư nợ từ hoạt động tín dụng bán lẻ đạt 4.429 tỷ đồng, chiếm 14% tổng dư nợ toàn hệ thống với 14.185 KH vay, chiếm 89% số lượng KH vay vốn toàn hệ thống. Điều đó cho thấy sự mất cân xứng giữa dư nợ KHCN và KHDN. Việc phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ chưa được quan tâm đúng mức.
Biểu đồ: 2.10. Dư nợ tín dụng KHCN của LienVietPostBank qua các năm
(Nguồn: Hệ thống báo cáo của LienVietPostBank)
Biểu đồ trên cho thấy: Dư nợ tín dụng bán lẻ tăng trưởng qua các năm, từ các năm 2012 đến 2014, đặc biệt năm 2015, đánh dấu mốc tăng trưởng vượt bậc với 6.849 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2016, dư nợ tín dụng KHCN có sự giảm sút đáng kể khi đạt mức 4.204 tỷ đồng, tức bằng 61% dư nợ tín dụng năm trước. Tính đến Quý II/2017, dư nợ tín dụng KHCN đã có dấu hiệu của sự tăng trưởng trở lại với 4.429 tỷ đồng, vượt qua mức dư nợ tín dụng năm 2016, điều này là cơ sở chắc chắc cho việc dự báo 6 tháng còn lại của năm 2017, mức dư nợ KHCN sẽ tăng trưởng cao.
Với định hướng chiến lược phát triển trở thành NH bán lẻ hàng đầu Việt Nam, LienVietPostBank cần chú trọng quan tâm đến mảng bán lẻ hơn nữa, tương ứng với số lượng KH vay vốn chiếm 89% số lượng KH vay vốn thì dư nợ tín dụng KHCN cần tăng tương xứng, tránh tình trạng mất cân đối và khoảng cách quá lớn giữa dư nợ tín dụng KHCN và KHDN, việc “bỏ trứng vào một giỏ”, tập trung vào dư nợ chủ yếu vào số ít KHDN sẽ tiềm ẩn những rủi ro khó lường.
Tính đến ngày 30/6/2017, số lượng KHCN đạt 14.185 KH (chiếm 89% tổng số KH vay vốn trên toàn hệ thống) trong đó:
gần 40%, nhóm sản phẩm cho vay tiêu dùng có 4.029 KH chiếm khoảng 28%, các nhóm còn lại khoảng từ 6% - 8%.
- Nhóm sản phẩm có số lượng KH thấp nhất là Cho vay mua xe ô tô với 414 KH, chiếm khoảng 3% tổng số KHCN vay vốn.
Điều này cho thấy số lượng KHCN vay vốn hiện đang có sự chênh lệch lớn giữa các nhóm sản phẩm và tập trung chủ yếu tại các sản phẩm cho vay tiêu dùng, cho vay nông nghiệp, nông thôn với các món vay nhỏ, lẻ.
Thông qua kết quả kinh doanh các sản phẩm dịch vụ tín dụng KHCN tính đến ngày 30/6/2017, cho ta thấy cơ cấu dư nợ của các sản phẩm dịch vụ tín dụng KHCN phân bổ khá đồng đều. Ta có thể thấy được qua hai biểu đồ bên dưới:
ĐVT: %
Tỷ trọng dư nợ tín dụng theo nhóm sản phẩm tính đến hết quý II/2017
S Nhóm sản phẩm khác
a Nhóm sản phẩm cho vay tiêu
dùng
U Nhóm sản phẩm cho vay nông
nghiệp, nông thôn
a Nhóm sản phẩm nhà đất
a Nhóm sản phẩm có TSBĐ là
GTCG
U Nhóm sản phẩm cho vay sản
xuất kinh doanh
Biểu đồ 2.11. Tỷ trọng dư nợ tín dụng KHCN theo nhóm sản phẩm tính đến hết Quý II/2017
ĐVT: Tỷ đồng
phẩm phẩm phẩm phàm phẩm có phẩm phẩm phẩm ô phẩm
khác cho vay cho vay nhà đất TSBĐ là cho vay cho vay tô thấu chi
tiêu nông GTCG sản xuất theo tài
dùng nghiệp, kinh hạn mức khoản
nông doanh tín dụng
thôn
U Dự nợ tính dụng theo nhóm sản phàm tính đến hết quý II/2017
Biểu đồ 2.12. Dư nợ tín dụng KHCN của LienVietPostBank theo nhóm sản phẩm tính đến hết Quý II/2017
(Nguồn: Hệ thống báo cáo của LienVietPostBank)
Hai biểu đồ trên cho ta thấy: Nhóm sản phẩm chiếm tỷ trọng dư nợ cao nhất là nhóm sản phẩm cho vay tiêu dùng đạt 796 tỷ đồng, chiếm 18% tổng dư nợ KHCN toàn hệ thống. Tiếp theo là nhóm cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 690 tỷ đồng, chiếm 16%, nhóm sản phẩm cho vay nhà đất đạt 607 tỷ đồng, chiếm 14%. Nhóm các sản phẩm dịch vụ tín dụng có tỷ trọng dư nợ thấp phải kể đến là: Nhóm sản phẩm cho vay theo hạn mức tín dụng đạt 227 tỷ đồng, chiếm 5%, nhóm sản phẩm ô tô đạt 92 tỷ đồng chiếm 2% và thấp nhất là nhóm sản phẩm thấu chi tài khoản với 30 tỷ đồng chiếm 1%.
Kết quả này cũng phần nào cho thấy đa số các sản phẩm dịch vụ tín dụng KHCN hiện đang khá phù hợp với nhu cầu thị trường và tình hình triển khai thực tế của các ĐVKD, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các đơn vị. Tuy nhiên, có một số sản phẩm dịch vụ tín dụng
KHCN không phát sinh doanh số như: Sản phẩm cho vay mua thẻ Golf, Cho vay du học thành tài hoặc có phát sinh nhưng doanh số rất thấp như: Sản phẩm cho vay tiêu dùng - Tín dụng Hưu trí (trên kênh Ngân hàng). Do vậy, thời gian tới, NH cần chú trọng hơn nữa trong việc phát triển các sản phẩm không phát sinh dư nợ, các nhóm các sản phẩm có tỷ trọng dư nợ thấp bằng việc chỉnh sửa, thay thế, bổ sung các điều kiện sản phẩm theo hướng nới lỏng xong vẫn đảm bảo việc quản trị rủi ro, áp dụng chính sách giá, phí hợp lý, tăng cường các chương trình Marketing thúc đẩy nhóm các sản phẩm này phát triển cạnh tranh so với thị trường để gia tăng lượng KH, doanh số nhóm sản phẩm.
Trong nhóm các sản phẩm của NH đặc biệt phải kể đến nhóm các sản phẩm sau:
- Nhóm sản phẩm cho vay nông nghiệp, nông thôn, đây là sản phẩm thế mạnh của LienVietPostBank khi dư nợ của nhóm sản phẩm này tính đến hết Quý II/2017 đạt 690 tỷ đồng với 5.406 KH (chiếm gần 40% số lượng KHCN toàn hệ thống). LienVietPostBank đánh giá rất cao thị trường nông nghiệp nông thôn và ý thức được rằng không phải NH là ân nhân của nông dân mà chính nông dân mới là ân nhân của NH. Đầu tư cho vay nông nghiệp nông thôn tuy có nhiều rủi ro khách quan nhưng cho vay nông dân chính là hoạt động bán lẻ hiệu quả. “Bỏ trứng vào nhiều giỏ” là cách mà LienVietPostBank và Agribank đi đầu khai thác thị trường nông thôn. Với lợi thế khai thác trên 10.000 điểm giao dịch Tiết kiệm Bưu điện có mạng lưới tận xã, phường trong cả nước, LienVietPostBank tập trung không chỉ huy động vốn mà còn phát triển hoạt động cho vay.
- Tiếp theo là nhóm sản phẩm cho vay mua nhà, đất hiện đang có dư nợ cao đứng thứ 3 trong các sản phẩm dịch vụ tín dụng KHCN (607 tỷ đồng và 805 KH), tăng 147 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2016. Cùng với các dấu
hiệu phục hồi đáng khả quan của thị truờng bất động sản, các chính sách uu đãi tín dụng cho vay mua nhà, đất trung, dài hạn của các TCTD khác hiện đang triển khai trên thị truờng, LienVietPostBank cũng đang triển khai các chuơng trình, chính sách uu đãi đối với KHCN vay vốn theo mục đích này (với các điều kiện cho vay, TSBĐ, quy trình thẩm định và lãi suất cho vay khá uu đãi).
- Nhóm Sản phẩm cho vay mua xe ô tô đối với KHCN là một trong những sản phẩm dịch vụ tín dụng KHCN chủ đạo cần đẩy mạnh theo định huớng phát triển bán lẻ của NH (sản phẩm này hiện đang có nhu cầu khá lớn trên thị truờng, các TCTD khác đang tích cực triển khai với mức cho vay, điều kiện cho vay, điều kiện TSBĐ, lãi suất cho vay uu đãi, phù hợp với phân khúc KHCN có thu nhập trung bình trở lên). Tuy nhiên, sản phẩm này của LienVietPostBank hiện nay đang có mức du nợ đứng thấp thứ 2 (92 tỷ đồng), và số luợng KH thấp nhất (414 KH) trong nhóm các sản phẩm dịch vụ tín dụng KHCN, điều này chứng tỏ sự chua tuơng xứng giữa kết quả thực hiện và năng lực triển khai sản phẩm của hệ thống.
Tuy nhiên, đi đôi với sự phát triển các sản phẩm dịch vụ tín dụng, tỷ lệ nợ xấu cũng tăng lên, điển hình nhu sản phẩm cho vay ngắn hạn - Tín dụng chứng khoán, sản phẩm cho vay ứng truớc tiền bán chứng khoán, hai sản phẩm này thuộc nhóm sản phẩm cho vay tiêu dùng với tỷ lệ nợ xấu tuơng ứng lên tới 60%, 50%, sản phẩm thuộc nhóm cho vay nông nghiệp, nông thôn là nhóm sản phẩm phát triển khá mạnh tại NH với tỷ lệ nợ xấu 5%, đồng mức với nhóm các sản phẩm cho vay mua nhà đất, còn nhóm sản phẩm ô tô có mức tỷ lệ nợ xấu là: 4%. Ta có thể thấy đuợc qua biểu đồ sau:
ĐVT: %
dụng chứng khoán tiên bán chứng thôn đối với KHCN
khoán
O Tỷ lệ nợ xấu
Biểu đồ 2.13. Tỷ lệ nợ xấu KHCN của LienVietPostBank tính đến hết Quý II/2017
(Nguồn: Hệ thống báo cáo của Lien VietPostBank)
Nợ xấu cao sẽ gây ra những rủi ro và tổn thất lớn cho NH. Một trong những nguyên nhân lớn gây ra nợ xấu của nhóm các sản phẩm tiêu dùng là do: Khâu triển khai, đào tạo sản phẩm của NH chưa tốt, tính tuân thủ của các ĐVKD chưa cao dẫn đến tình trạng: ĐVKD không thực hiện đúng theo quy định sản phẩm, không thực hiện phong tỏa chứng khoán tại Trung tâm lưu ký chứng khoán và sử dụng Chứng khoán của bên thứ ba để thực hiện cầm cố. Đây là lỗ hổng lớn tạo ra nợ xấu. Bởi vậy, đi đôi với việc phát triển các sản phẩm dịch vụ tín dụng thì công tác triển khai, đào tạo sản phẩm đặc biệt là công tác quản trị rủi ro, kiểm soát giải ngân, giám sát khoản vay trước và sau giải ngân, cho vay đúng mục đích sử dụng vốn, quản lý khoản vay cần được tăng cường thường xuyên và chặt chẽ, phát hiện sớm những khoản vay có dấu hiệu nợ quá hạn, xử lý kịp thời thu hồi nợ xấu. Bên cạnh đó, Khối Sản phẩm-
Hội sở cần thực hiện rà soát lại các quy định Pháp luật, thị truờng, thực hiện sửa đổi và ban hành các sản phẩm có tỷ lệ nợ xấu cao hạn chế tối đa thiệt hại cho NH.
2.2.2. Hệ thống các sản phẩm dịch vụ tín dụng dành cho Khách hàng doanh nghiệp và hoạt động tín dụng bán buôn tại LienVietPostBank
2.2.2.1. Hệ thống các sản phẩm dịch vụ tín dụng dành cho Khách hàng doanh nghiệp
Các sản phẩm dịch vụ tín dụng dành cho KHDN của LienVietPostBank đuợc chia thành 10 (muời) nhóm sản phẩm, chi tiết nhu sau:
- Nhóm 1: Nhóm sản phẩm cho vay nông nghiệp, nông thôn bao gồm các sản phẩm:
+ Hỗ trợ Tài chính Nông thôn III.
+ Cho vay nông nghiệp, nông thôn.
V Cho vay thu mua nông thủy hải sản.
V Cho vay chế biến nông thủy hải sản.
V Cho vay kinh doanh các sản phẩm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
V Cho vay nông nghiệp, nông thôngkhác.
- Nhóm 2: Nhóm sản phẩm Đồng tài trợ bao gồm sản phẩm sau:
+ Đồng tài trợ (tham gia cho vay đồng tài trợ TCTD)
- Nhóm 3: Nhóm Sản phẩm cho vay theo hạn mức tín dụng bao gồm sản phẩm:
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng
- Nhóm 4: Nhóm Sản phẩm ô tô bao gồm các sản phẩm:
S Cho vay mua ô tô phục vụ sản xuất kinh doanh nội bộ doanh nghiệp. S Cho vay mua ô tô phục vụ mục đích kinh doanh vận tải.
S Cho vay mua ô tô phục vụ mục đích khác.
- Nhóm 5: Nhóm Sản phẩm có TSBĐ là giấy tờ có giá bao gồm các sản phẩm:
+ Chiết khấu Giấy tờ có giá.
+ Cho vay cầm cố giấy tờ có giá
- Nhóm 6: Nhóm Sản phẩm cho vay tài trợ dự án bao gồm các sản phẩm:
+ Tài trợ dự án.
S Cho vay tài trợ dự án trung dài hạn mới.
S Cho vay tài trợ dự án trung dài hạn khác.
S Tài trợ trọn gói dự án đầu tu xây dựng.
S Tài trợ trọn gói dự án khác.
S Cho vay tài trợ dự án ngắn hạn.
S Cho vay hỗ trợ lãi suất trung dài hạn.
- Nhóm 7: Nhóm Sản phẩm Thấu chi Tài khoản bao gồm sản phẩm:
+ Thấu chi tài khoản KHDN.
- Nhóm 8: Nhóm Sản phẩm xuất nhập khẩu bao gồm các sản phẩm:
+ Chiết khấu Bộ chứng từ hàng xuất.
S Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, phuơng thức LC trả ngay bằng USD.
S Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, phuơng thức trả chậm bằng USD.
S Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất , phuơng thức LC trả chậm USD.
S Chiết khấu bộchứng từ hàng xuất theophuơng thức DP bằng VND.
- Nhóm 9: Cấp HMTD đối với KH bao gồm các sản phẩm sau:
+ Cấp HMTD đối với KH.
S Chovay hạn mức ngắn hạn để sản xuất.
S Chovay hạn mức ngắn hạn để thu mua, chế biến.
S Chovay hạn mức ngắn hạn để kinh doanh thương mại.
S Chovay hạn mức ngắn hạn để bổ sung vốn đầu tư xây dựng.
S Cho vay hạn mức ngắn hạn khác.
- Nhóm 10: Nhóm sản phẩm đầu tư trái phiếu doanh nghiệp bao gồm sản phẩm:
+ Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.
Ta có thể thấy được sản phẩm dịch vụ tín dụng dành cho KHDN của NH đáp tương nhu cầu cơ bản của KHDN với các mục đích: nông nghiệp, nông thôn, đồng tài trợ, mua ô tô, tài trợ dự án, mua ô tô, thấu chi, phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu,...
2.2.2.2. Hoạt động tín dụng bán buôn tại LienVietPostBank
Tính đến hết Quý II/2017 dư nợ từ hoạt động tín dụng bán buôn đạt 27.210 tỷ đồng, chiếm 86% tổng dư nợ toàn hệ thống với 1.705 KH vay, chiếm 11% số lượng KH vay vốn toàn hệ thống. Điều đó cho thấy dư nợ của toàn hệ thống chủ yếu tập trung vào hoạt động tín dụng bán buôn, xong điều