Bài học đối với LienVietPostBank

Một phần của tài liệu 1291 PHÁT TRIỂN sản PHẨM DỊCH vụ tín DỤNG tại NH THƢƠNG mại cổ PHẦN bưu điện LIÊN VIỆT (FILE WORD) (Trang 45 - 49)

Techcombank5ACB và Citibank, ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Một là, xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm, mục tiêu phát triển, lộ trình phát triển trong từng giai đoạn cụ thể của NH trên cơ sở nghiên cứu tổng thể thị trường, năng lực hiện có của NH.

Hai là, không tập trung vào một đối tượng KH. Hiện nay có nhiều NH tập trung quá nhiều vào đối tượng KHDN, tiềm ẩn những rủi ro khó lường, do vậy, cần phân tán rủi ro tới đối tượng KHCN đặc biệt khi mục tiêu của NH theo định hướng phát triển là NH bán lẻ thì đối tượng KHCN là phân khúc thị trường mà các NH đang quan tâm và hướng tới. Đây là thị trường giàu tiềm năng, nếu chiếm lĩnh được thị trường này NH sẽ tạo một chỗ đứng vững chắc.

Ba là, xây dựng chính sách KH cho đối tượng KH mục tiêu và nâng cao chất lượng phục vụ. Trước hết, xác định đối tượng KH mục tiêu trong từng giai đoạn, từ đó xây dựng chính sách KH với những đặc thù riêng phù hợp đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ KH.

Bốn là, phát triển các sản phẩm NH cần đi đôi với việc đầu tư công nghệ,

đặc biệt là công nghệ thanh toán có ý nghĩa lớn trong việc phát triển các sản phẩm mới. Tính nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí là những

điều mà các KH quan tâm. Muốn đáp ứng các nhu cầu đa dạng và phong phú của KH cần đa dạng hóa sản phẩm, cần tập trung vào các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có đặc điểm nội bật và khác biệt trên thị trường.

Năm là, nâng cao chất lượng nhân sự. Các chuyên viên thiết kế sản phẩm là đội ngũ nòng cốt để thiết kế sản phẩm. Do vậy, các chuyên viên này cần có khả năng tư duy, sáng tạo và phân tích tốt. Bởi vậy, NH cần xây dựng môi trường làm việc, chế độ làm việc đãi ngộ tốt, thường xuyên đào tạo để nhân sự có khả năng phát huy hết năng lực cá nhân. Bên cạnh đó, đối với những nhân sự bán hàng tại ĐVKD, cần kiểm tra, đánh giá kiến thức, đào tạo thường xuyên kiến thức nghiệp vụ, kỹ năng bán hàng. Nhân sự có kiến thức tổng quát và am hiểu về sản phẩm mới có thể tư vấn và bán sản phẩm được

tốt nhất, có khả năng chăm sóc KH trước trong và sau khi sử dụng sản phẩm.

Sáu là, xây dựng chiến lược Marketing rõ ràng, nhằm quảng bá hình ảnh, đánh bóng thương hiệu, xây dựng một đội ngũ tiếp thị năng động, giàu kinh nghiệm, đẩy mạnh công tác KH.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong Chương này, tác giả đã phân tích nghiên cứu những vấn đề cơ bản về phát triển sản phẩm dịch vụ tín dụng ở NHTM với những nội dung chủ yếu như sau:

- Hệ thống hóa lý luận, làm rõ khái niệm, đặc điểm sản phẩm dịch vụ tín dụng NH, các loại sản phẩm dịch vụ tín dụng, mối quan hệ giữa sản phẩm dịch vụ tín dụng với các dịch vụ NH.

- Đưa ra khái niệm về phát triển sản phẩm dịch vụ tín dụng, sự cần thiết phát triển sản phẩm dịch vụ tín dụng đối với NHTM, đối với KH và nền kinh tế, đồng thời đưa ra các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển sản phẩm dịch vụ tín dụng làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm phát triển sản phẩm dịch vụ tín dụng ở LienVietPostBank.

- Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển sản phẩm dịch vụ tín dụng của

một số

NH trong nước và Thế giới, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm đối với LienVietPostBank trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ tín dụng.

Từ những nghiên cứu và tìm hiểu của tác giả được nêu trong Chương này

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt (LienVietBank) được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc NH Nhà nước Việt Nam.

Cổ đông sáng lập của LienVietPostBank là Công ty Cổ phần Him Lam, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO). Hiện nay, với số vốn điều lệ 6.460 tỷ đồng, LienVietPostBank hiện là 1 trong 10 NHTMCP lớn nhất tại Việt Nam. Các cổ đông và đối tác chiến lược của LienVietPostBank là các tổ chức Tài chính - NH

lớn đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài như NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), NH Wells Fargo (Mỹ), NH Credit Suisse

(Thụy Sỹ), Công ty Oracle Financial Services Software Limited,...

Năm 2011, với việc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost) góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt, Ngân hàng Liên Việt đã được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc NH Nhà nước Việt Nam cho phép đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt. Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của LienVietPostBank. Đây là sự liên kết giữa một thương hiệu lớn là Bưu điện Việt Nam, có bề dày 66 năm phát triển với một NH còn non trẻ song đã phát triển mạnh mẽ, quản lý hiện đại và có định hướng hoàn toàn sâu sắc. Sự kiện này mở ra cơ hội lớn cho NH Liên

phát huy nội lực, hoạt động minh bạch, gắn xã hội trong kinh doanh, liên tục tiếp

cận và đưa các sản phẩm dịch vụ góp phần đẩy mạnh chiến lược bán lẻ. NH đang hiện thực hóa chiến lược trở thành “Ngân hàng của mọi người”, đồng thời

hướng tới mục tiêu “Mô hình Ngân hàng - Bưu điện - thúc đẩy tài chính vi mô”.

Một phần của tài liệu 1291 PHÁT TRIỂN sản PHẨM DỊCH vụ tín DỤNG tại NH THƢƠNG mại cổ PHẦN bưu điện LIÊN VIỆT (FILE WORD) (Trang 45 - 49)