ĐÁNH GIÁ VIỆC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨMTÍN DỤNG TẠ

Một phần của tài liệu 1291 PHÁT TRIỂN sản PHẨM DỊCH vụ tín DỤNG tại NH THƢƠNG mại cổ PHẦN bưu điện LIÊN VIỆT (FILE WORD) (Trang 78 - 89)

LIENVIETPOSTBANK

2.3.1. Những kết quả đạt được

Căn cứ vào những tiêu chí đánh giá sự phát triển sản phẩm dịch vụ ở Chuơng 1 cùng với những phân tích thực trạng sản phẩm dịch vụ tín dụng ở trên, LienVietPostBank đã đuợc những kết quả sau trong công tác phát triển

các sản phẩm các sản phẩm dịch vụ tín dụng:

Một là, về tính đa dạng của sản phẩm. Hiện nay, NH có các sản phẩm dịch vụ tín dụng KHCN tương đối đa dạng, phong phú thể hiện qua 26 sản phẩm

với các mục đích tiêu dùng có TSBĐ, tiêu dùng không có TSBĐ, sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, thấu chi, cầm cố tiền gửi, giấy tờ có giá,...

Hai là, nhìn chung doanh số, dư nợ tín dụng bán lẻ, bán buôn tăng trưởng qua các năm. Điều này cho thấy những nỗ lực lớn của NH trong việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng ngay cả khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.

Ba là, cơ cấu dư nợ của các sản phẩm dịch vụ tín dụng KHCN phân bổ khá đồng đều.

Bốn là, số lượng KH quan tâm và sử dụng sản phẩm tăng cao qua các năm đặc biệt là KHCN. Điều này cho thấy sự tin tưởng của KH vào sản phẩm của NH và sản phẩm KHCN cũng đã đáp ứng được tương đối nhu cầu đa dạng của các KH. Hiện nay, số lượng KHCN của NH chiếm 89% số lượng KH vay vốn trên toàn hệ thống. Điều này cũng phù hợp với chiến lược phát triển của NH trở thành NH bán lẻ hàng đầu tốt nhất tại Việt Nam. NH đã gia tăng KH mới bằng việc tăng cường quảng bá, xúc tiến các hoạt động Marketing, tổ chức các chương trình, chiến dịch “Toàn hàng ra quân” hay “120 ngày bán lẻ” để tìm kiếm KH, tìm kiếm cơ hội kinh doanh và đẩy mạnh doanh số trên toàn hệ thống.

Năm là, sản phẩm dịch vụ tín dụng của NH đáp ứng nhu cầu của KH, mức độ hài lòng của KH tương đối cao. Bởi lẽ, sản phẩm của NH hướng tới nhiều mục đích cho vay như: Tiêu dùng, sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ với nhiều đối tượng khác nhau như: Cán bộ, công nhân, viên chức, hộ sản xuất kinh doanh,... Các cán bộ nhân viên NH nhiệt tình tư vấn bán hàng, chăm sóc KH trước và sau khi bán. Do sản phẩm tương đối đa dạng mà NH không chỉ giữ chân được các KH cũ sử dụng nhiều sản phẩm mà còn thu hút

được một số lượng KH lớn đặc biệt là KHCN.

Sáu là, thị phần, vị thế, uy tín của NH ngày càng được nâng cao. Tuy mới thành lập được 6 năm, là NH còn non trẻ xong với những nỗ lực của Ban lãnh đạo cùng toàn thể các cán bộ nhân viên NH, LienVietPostBank ngày càng lớn mạnh hơn về tiềm lực tài chính về quy mô mạng lưới rộng khắp 63 Tỉnh thành cả nước. Đặc biệt với sự tham gia góp vốn của VNPost, thị phần, vị thế và uy tín của NH càng lớn mạnh, thậm chí đe dọa ông lớn Agribank. Với chiến lược xây dựng mô hình “Ngân hàng - Bưu điện”, LienVietPostBank trở thành NH đầu tiên tại Việt Nam xây dựng mô hình hiện đại này, hiện mô hình này khá phổ biến và đem lại lợi nhuận lớn cho NH. Bởi vậy, ta có thể thấy tiềm lực trong tương lai của NH là rất lớn.

Bảy là, sản phẩm dịch vụ tín dụng của NH góp phần thúc đẩy sự phát triển Kinh tế - Xã hội. NH đáp ứng được nhu cầu gửi tiền và vay vốn của các KH, là một trong những NH hàng đầu dành sự quan tâm lớn đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, thực hiện các chính sách tam nông của Đảng, cho vay lãi suất ưu đãi, góp phần thúc đẩy nông nghiệp nước nhà, tạo công ăn việc làm,

đời sống người dân được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, NH còn cho vay sản xuất kinh doanh thương mại, dịch vụ, tiêu dùng nâng cao chất lượng cuộc sống,...

2.3.2. Một số tồn tại và nguyên nhân. 2.3.2.1 Một số tồn tại:

Một là, sản phẩm dịch vụ tín dụng KHDN còn đơn điệu, cơ bản, chưa có sự khác biệt, chưa phong phú đa dạng, chỉ tập trung vào một số sản phẩm truyền thống và một số KH chiến lược.

- So với các NH nước ngoài: Danh mục sản phẩm còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ các nhu cầu đa dạng của KH trong khi các sản phẩm dịch vụ tín dụng dành cho KHDN tại các NH nước ngoài lên tới hàng trăm sản phẩm.

- So với các NH trong nước: Số lượng sản phẩm của LienVietPostBank cũng ít hơn, khả năng cạnh tranh chưa cao so với đối thủ. Các sản phẩm hiện nay chỉ phục vụ được các nhu cầu cơ bản của KHDN, chưa phong phú. Đơn cử: Đối với các dự án tài chính nông thôn, cho vay lại các nguồn JICA, Đức, sản phẩm của NH ít hơn các NH khác và dư nợ không đáng kể. Trong khi đó các NH như Vietinbank, BIDV thực hiện rất tốt các sản phẩm này (Vietinbank có nhiều chương trình tín dụng như JBIC I, II, Jica III, Việt Đức DGE, Việt Đức KFW, GCPF,...).

Hai là, NH đang mất cân đối về dư nợ theo phân loại KH: 89% số lượng KH hiện đang vay vốn tại LienVietPostBank là KHCN nhưng dư nợ chỉ chiếm 14% so với tổng dư nợ toàn hàng. 11% KH còn lại là KHDN chiếm 86% dư nợ toàn hệ thống, trong đó Top 100 KH lớn nhất chiếm đến 76% dư nợ toàn hàng. Như vậy, dư nợ của NH chủ yếu tập trung vào một số ít KHDN lớn trong khi lợi nhuận biên của nhóm KHDN thấp hơn KHCN, điều này tiềm ẩn những nguy cơ, những rủi ro khó lường về sự an toàn và bền vững trong hoạt động của NH khi có bất kỳ những tác động xấu nào đến tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của số ít KHDN lớn đó.

Ba là, cơ cấu dư nợ của các nhóm sản phẩm dịch vụ tín dụng KHDN phân bổ không đồng đều, dư nợ tập trung chủ yếu vào nhóm sản phẩm cho vay tái tài trợ, tiếp theo là đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, cấp hạn mức tín dụng đối với KH, các nhóm sản phẩm còn lại chỉ được điểm tên với tỷ trọng dư nợ cùng số lượng KH rất thấp. Điều này cho thấy, bên cạnh những sản phẩm có dư nợ cao thì vẫn còn những sản phẩm yếu kém và ĐVKD triển khai ít hoặc không triển khai dẫn đến dư nợ theo nhóm sản phẩm KHDN chưa tương xứng với tiềm năng của NH.

Bốn là, tỷ trọng dư nợ của LienVietPostBank tập trung nhiều vào một số ngành: Ngành bất động sản chiếm khoảng 38%, ngành xây dựng chiếm khoảng 17%, ngành khai khoáng chiếm khoảng 9% và chứng khoán chiếm khoảng 8%. Cả 4 ngành này chiếm khoảng 72% tổng dư nợ toàn hàng. Điều

này chứng tỏ ở những ngành nghề, lĩnh vực còn lại, NH chưa chú trọng xây dựng sản phẩm phù hợp dẫn đến sự mất cân đối, sự phát triển, tăng trưởng dư nợ chưa toàn diện ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề.

Năm là, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cao, có xu hướng gia tăng ở các sản phẩm dịch vụ tín dụng KHCN và KHDN và chủ yếu tập trung vào các nhóm sản phẩm có dư nợ cao. Tỷ lệ nợ quá hạn tập trung vào một số ngành như: Ngành thủy sản có tỷ lệ nợ quá hạn tới 68%, các ngành thép, vận tải kho bãi và lương thực thực phẩm có tỷ lệ nợ quá hạn từ 36% đến 38%; ngành máy móc, thiết bị có tỷ lệ trên 20%. NH cần hạn chế tối đa tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tránh những thiệt hại lớn. Qua đó, ta thấy được chất lượng tín dụng của NH chưa cao và cần được cải thiện và khắc phục kịp thời.

Sáu là, giá cả của sản phẩm cao, chưa hợp lý. Lãi suất cho vay bình quân nhóm KHDN là 10,84% trong khi của KHCN là: 12,07%. So với các NH khác cùng địa bàn, đa số các sản phẩm của NH có lãi suất cho vay cao hơn, tính cạnh tranh thấp. Một mặt, do tâm lý bán hàng tại ĐVKD khi khai được một lượng vừa đủ KH lớn, đủ chỉ tiêu thì có thái độ thụ động và thiếu nhiệt tình trong việc chủ động tìm kiếm các KH khác, dẫn đến việc phụ thuộc vào những KH lớn đó, gây bất lợi trong đàm phán lãi suất, lợi nhuận thu về không cao. Mặt khác, lãi suất và phí cho vay của NH chưa thực sự ưu đãi và hợp lý trong dài hạn mặc dù trong thời gian này NH đã tích cực đưa ra các chương trình cho vay ưu đãi lãi suất như chương trình: “Cho vay ưu đãi - Giảm lãi hết năm”, “Nghìn tỷ ưu đãi - Lãi suất tự chọn”,... xong những ưu đãi trước mắt trong ngắn hạn vẫn chưa đủ tính hấp dẫn và không phải là lý do chính để quyết định hành vi lựa chọn sử dụng của những KH thông thái.

Bảy là, NH chưa xây dựng được sản phẩm cốt lõi mang tính tiềm năng. Sản phẩm còn đơn điệu, tương đối đơn giản, nội dung, điều kiện đôi khi gây hiểu lầm, khó hiểu, khó thực hiện đối với ĐVKD để đạt đủ chỉ tiêu. Có những sản phẩm chưa phù hợp với yêu cầu thực tế đơn cử: Một số chương trình, gói sản phẩm LienVietPostBank xây dựng dành cho các doanh nghiệp như: Gói

sản phẩm SMEs 6 ưu đãi, chương trình từ sản xuất đến phân phối,... không có hiệu quả, rất khó triển khai, gây lãng phí lớn về nguồn lực. Thậm chí một số sản phẩm khác không phát sinh doanh số như: Cho vay mua thẻ Gold, Cho vay du học thành tài hoặc có phát sinh nhưng doanh số rất thấp như Cho vay tiêu dùng - Tín dụng Hưu trí (trên kênh NH),... Nhìn chung, các sản phẩm của NH khá đa dạng đặc biệt là sản phẩm KHCN xong NH chưa thực sự có sản phẩm cốt lõi.

Tám là, hầu hết những sản phẩm dịch vụ tín dụng có tính cạnh tranh ở mức trung bình do chưa có đặc tính nổi bật, tính khác biệt so với thị trường. Đơn cử: LienVietPostBank chưa có sản phẩm dịch vụ tín dụng dành cho KHDN khác biệt so với các NH khác (Techcombank có sản phẩm dịch vụ tín dụng dành doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, NHTMCP An Bình (ABBank) có sản phẩm cho vay hạn mức thanh toán tiền điện, cho vay cầm cố hàng hóa, NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), NHTMCP Xuất Nhập khẩu (Eximbank) được đánh giá cao các sản phẩm cho vay doanh nghiệp xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ). Điều này dẫn đến số lượng KHDN của LienVietPostBank còn khiêm tốn (chiếm 11% tổng số KH vay vốn toàn hệ thống).

Khảo sát nhóm sản phẩm tiêu dùng có TSBĐ, nhóm sản phẩm sản xuất kinh doanh (so sánh với 10 NH đối thủ trên thị trường như Techcombank, NH Quốc tế, NHTMCP Hàng Hải Việt Nam, NH Việt Nam Thịnh Vượng, NH Quân đội...) cho thấy: Một số điều kiện của NH cạnh tranh hơn so với các NH khác về: Điều kiện cho vay, TSBĐ (đơn cử như sản phẩm cho vay tiêu dùng có TSBĐ, cho vay mua xe ô tô, cho vay mua nhà đất, cho vay du học) nhưng thời hạn cho vay, mức cho vay và lãi suất cho vay kém cạnh tranh so với các NH khác.

Mặt khác, các sản phẩm dịch vụ tín dụng chưa ứng dụng công nghệ hiện đại như: Gửi đơn vay vốn qua Internet, tư vấn online,... Điều này làm giảm tính cạnh tranh so với NH khác do không thuận tiện, không đáp ứng

nhu cầu vốn nhanh chóng, kịp thời.

Chín là, chính sách tín dụng và quy trình tín dụng chua phù hợp. Quy định sản phẩm đôi khi cứng nhắc, chua phù hợp với thực tế, với địa bàn, vùng, miền, mức cho vay thấp, kém hấp dẫn, quy trình thẩm định, định giá, xét duyệt khoản vay lâu.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại

a.Nguyên nhân khách quan

Một là, môi truờng chính trị, Pháp luật còn nhiều hạn chế. Các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp nói chung chua tuân thủ theo quy định Pháp luật. Đặc biệt

là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thuơng mại dịch vụ thực hiện kiểm toán chua phản ánh đúng bản chất tình hình kinh doanh dẫn đến

rủi ro cho NH khi cho những doanh nghiệp này vay vốn. Mặt khác, có những văn bản, quy định Pháp luật đang trong giai đoạn chỉnh sửa, bổ sung hoặc xây mới, điều này khiến việc mở rộng và phát triển các sản phẩm dịch vụ tín dụng còn chậm trễ, chua hoàn thiện và thống nhất. Bên cạnh đó, những hạn chế về hệ

thống Pháp luật, thi hành luật pháp gây nên những khó khăn nhất định cho NH,

chua khuyến khích đuợc sự phát triển mở rộng mạng luới của NH.

Hai là, môi truờng kinh tế. Thời gian qua, kinh tế vĩ mô có nhiều diễn biến phức tạp và ảnh huởng không nhỏ đến KH và NH. Chi phí sản xuất cao, giá thành sản phẩm thấp, hàng tồn kho nhiều, khó tiêu thụ ảnh huởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình tài chính bất ổn, điều này làm hạn chế nhu cầu vay vốn của KH, số luợng KH tìm đến NH ít hơn, làm giảm lợi nhuận của NH. NH cũng trở nên dè dặt hơn trong việc cho vay, chỉ cho vay với những KH tiềm năng có tình hình tài chính tốt. Nhu cầu KH giảm xuống, luợng KH ít theo đó các sản phẩm dịch vụ tín dụng bị kìm hãm và hạn chế sự phát triển. Còn đối với những KH hiện hữu khi bị yếu tố tiêu cực tác động đến tình hình tài chính thì việc thực hiện nghĩa vụ đối với NH bị

chậm trễ, thậm chí rơi vào tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu đẩy tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của NH lên cao.

Ba là, môi truờng văn hóa - xã hội. Hiện nay, nguời dân Việt Nam vẫn giữ thói quen cất giữ và sử dụng tiền mặt trong thanh toán, e ngại tiếp xúc sử dụng các công nghệ mới nhu ATM. Đặc biệt là thói quen vay vốn “nóng”, vay nặng lãi ngày xong do tâm lý e ngại đến NH, ngại thủ tục, giấy tờ, ngại tiếp xúc với NH và phải chờ đợi vì vậy mà KH vẫn lựa chọn vay ngoài dù với chi phí lãi cao gấp nhiều lần lãi vay NH. Từ đó cho thấy: Nhận thức của nhiều KH còn hạn chế về các sản phẩm dịch vụ NH cung ứng do vậy các sản phẩm dịch vụ tín dụng của NH cũng bị hạn chế, không có điều kiện phát triển.

b.Nguyên nhân chủ quan

Một là, chiến luợc phát triển sản phẩm dịch vụ tín dụng trong dài hạn chua đuợc hoàn thiện. Việc phân giao chỉ tiêu từ Hội sở xuống các ĐVKD mới chỉ dừng lại ở những định huớng phát triển chung, chua đuợc thực hiện phân giao chỉ tiêu đồng bộ, chua có công cụ giám sát, quản lý việc thực hiện chỉ tiêu đối với các ĐVKD với tất cả các sản phẩm dịch vụ tín dụng. Với những sản phẩm đã đuợc phân giao chỉ tiêu thì việc phân giao chua phù hợp với từng địa bàn kinh doanh khác nhau. Do vậy cần chiến luợc phát triển sản phẩm dịch vụ tín dụng trong dài hạn, phân giao chỉ tiêu cụ thể, rõ ràng, phù hợp với địa bàn, có công cụ quản lý giám sát việc thực hiện, tránh những định huớng chung chung, khắc phục tình trạng thì thụ động tại ĐVKD. Đặc biệt là đối với những ĐVKD đã hoàn thành chỉ tiêu tín dụng, rất nhiều sản phẩm đuợc ban hành nhung ĐVKD không thực hiện bán sản phẩm, chây ỳ, thiếu mặn mà trong việc tìm kiếm KH và phát triển kinh doanh.

Hai là, công tác quản trị rủi ro của NH chua hiệu quả. Công tác quản trị rủi ro chua theo huớng chuyên sâu, chua thích ứng với tình hình thị truờng mới. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu cao ảnh huởng tới sự phát triển các sản phẩm dịch vụ tín dụng thậm chí phải sửa đổi, bổ sung, thay thế nội dung, điều kiện

sản phẩm hoặc phải tạm dừng triển khai sản phẩm. Hiện nay, nợ xấu của LienVietPostBank chủ yếu tập trung vào một số ít KHDN lớn và một số ngành nghề, lĩnh vực chính như: Ngành bất động sản, ngành xây dựng và

Một phần của tài liệu 1291 PHÁT TRIỂN sản PHẨM DỊCH vụ tín DỤNG tại NH THƢƠNG mại cổ PHẦN bưu điện LIÊN VIỆT (FILE WORD) (Trang 78 - 89)