Quy trình quản lý nợthuế

Một phần của tài liệu 1344 quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại cục thuế thành phố hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 26)

Tổng cục thuế đã ban hành Qui trình quản lý nợ kèm theo quyết định 1401 ngày 28 tháng 07 năm 2015 qui định những nội dung cụ thể trong công tác quản lý nợ. Cụ thể:

1.2.3.1. Xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ

Bộ phận quản lý nợ là đầu mối tham muu cho lãnh đạo cơ quan thuế giao chỉ tiêu thu nợ cho các bộ phận trong cơ quan thuế.

a. Xác định số tiền thuế nợ năm thực hiện b. Lập chỉ tiêu thu tiền thuế nợ năm kế hoạch

c. Báo cáo chỉ tiêu thu tiền thuế nợ đã lập cho cơ quan thuế cấp trên d. Phê duyệt chỉ tiêu thu tiền thuế nợ

e. Triển khai thực hiện chỉ tiêu thu tiền thuế nợ trên cơ sở đã phê duyệt

1.2.3.2. Đôn đốc thu và xử lý tiền thuế nợ

a. Phân công quản lý nợ thuế

Hàng tháng, truớc ngày khoá sổ thuế một (01) ngày làm việc, truởng phòng, đội truởng đội quản lý nợ có trách nhiệm: Phân công quản lý nợ thuế cho công chức quản lý nợ.

b. hân loại tiền thuế nợ

Hàng ngày, ngay khi nhận đuợc hồ sơ và các tài liệu liên quan đến việc thay đổi tính chất nợ của NNT, bộ phận quản lý nợ căn cứ hồ sơ phân loại nợ thuế nhận đuợc, bộ phận QLN thực hiện phân loại nợ trên ứng dụng quản lý thuế.

* Đối với khoản nợ từ 01 đến 30 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp thuế: Công chức quản lý nợ hoặc công chức tham gia thực hiện quy trình thực hiện đôn đốc bằng điện thoại.

* Đối với khoản nợ từ ngày thứ 31 trở lên, kể từ ngày hết hạn nộp thuế, công chức quản lý nợ và công chức tham gia thực hiện quy trình thực hiện:

+ Lập thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp theo mẫu số 07/QLN (ban hành kèm theo quy trình) trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế;

+ Sau khi ban hành Thông báo 07/QLN, nếu NNT phản ánh về số liệu tiền thuế nợ tại Thông báo 07/QLN không chính xác thì công chức quản lý nợ hoặc công chức tham gia thực hiện quy trình phối hợp với NNT để xác định lại số liệu đúng

+ Ban hành lại Thông báo 07/QLN: Công chức quản lý nợ hoặc công chức tham gia thực hiện quy trình thực hiện ban hành lại Thông báo 07/QLN theo số liệu đã xác định lại.

* Đối với khoản tiền thuế nợ quá thời hạn nộp từ 61 ngày hoặc trước 30 ngày tính đến thời điểm hết thời gian gia hạn nộp thuế, thời gian không tính tiền chậm nộp: công chức thuộc bộ phận quản lý nợ thực hiện xác minh thông tin để thực hiện cưỡng chế nợ thuế theo quy định của pháp luật.

* Đối với khoản tiền thuế nợ trên 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế; khoản tiền thuế nợ đã quá thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn không t nh tiền chậm nộp; NNT có hành vi bỏ địa chỉ kinh doanh, tẩu tán tài sản; NNT không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế: bộ phận quản lý nợ trình thủ trưởng cơ quan thuế ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp cưỡng chế phù hợp.

* Công khai thông tin người nợ thuế

Hàng tháng, cơ quan thuế thực hiện công khai thông tin người nợ thuế theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 quy

định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế. Lập báo cáo tình hình công khai thông tin nguời nợ thuế (theo mẫu số 13/QLN).

d. Xử lý các văn bản, hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế nợ, miên tiền chậm nộp, hoàn kiêm bù trừ

Xoá nợ tiền thuế, nộp dần tiền thuế, không tính tiền chậm nộp: Trong truờng hợp NNT có hồ sơ xin xoá nợ tiền thuế, nộp dần tiền thuế hay không tính tiền chậm nộp thì bộ phận quản lý nợ và cuỡng chế thuế có trách nhiệm lập và thẩm định hồ sơ xoá nợ và trình cấp trên xem xét hồ sơ xoá nợ tiền thuế của NNT. Thông báo cho NNT về việc chấp nộp nhận hay không chấp nhận hồ sơ xóa nợ tiền thuế theo đúng thời gian quy định.

e. Xử lý tiền thuế đang chờ điều chỉnh; tiền thuế nợ khó thu - Đối với tiền thuế đã nộp NSNN chờ điều chỉnh do sai sót:

+ Truờng hợp nguời nộp thuế ghi sai các chỉ tiêu trên chứng từ nộp tiền: Căn cứ đăng ký thuế, khai thuế và mục lục NSNN, nếu phát hiện sai sót, phòng, đội quản lý nợ lập danh sách các sai sót gửi sang phòng, đội kê khai và kế toán thuế để thông báo cho nguời nộp thuế thực hiện điều chỉnh kê khai, nộp tiền thuế vào NSNN theo đúng quy định.

+ Truờng hợp có sai sót do KBNN, NHTM: Yêu cầu KBNN ghi đầy đủ thông tin trên Bảng kê chứng từ nộp NSNN gửi cơ quan thuế. Đề nghị KBNN và NHTM thực hiện điều chỉnh kịp thời các khoản tiền thuế đã nộp NSNN bị sai lệch.

+ Truờng hợp có sai sót do cơ quan thuế:

• Đối với sai sót do nhập sai dữ liệu: Nếu phát hiện sai sót, phòng, đội quản lý nợ thông báo cho phòng, đội kê khai và kế toán thuế thực hiện điều chỉnh.

chậm hoặc thất lạc, phòng, đội quản lý nợ hoặc phòng, đội tham gia thực hiện quy trình thông báo cho phòng, đội kê khai và kế toán thuế, phòng, đội kiểm tra thuế để xác định chứng từ nộp thuế của nguời nộp thuế tại KBNN, NHTM để điều chỉnh giảm số tiền thuế nợ của nguời nộp thuế trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế.

• Đối với các khoản nộp đuợc thực hiện bằng hình thức ghi thu - ghi chi qua ngân sách, phòng, đội quản lý nợ hoặc phòng, đội tham gia thực hiện quy trình đề nghị phòng, đội kê khai và kế toán thuế, kiểm tra thuế xác định thời hạn nộp ngân sách, theo đó điều chỉnh lại thời hạn nộp thuế trên các ứng dụng quản lý thuế.

• Đối với các nguyên nhân từ quá trình nâng cấp ứng dụng quản lý thuế

Phòng, đội quản lý nợ hoặc phòng, đội tham gia thực hiện quy trình phối hợp với phòng, đội kê khai và kế toán thuế phát hiện các khoản nợ chênh lệch do nguyên nhân này, chuyển bộ phận tin học để tiến hành sửa lỗi ứng dụng kịp thời.

• Đối với tiền thuế nợ khó thu:

Căn cứ vào từng loại tiền thuế nợ khó thu nhu tiền thuế của NNT đuợc pháp luật coi là đã chết, mất tích; tiền thuế nợ của NNT bỏ địa chỉ kinh doanh; tiền thuế nợ của NNT chờ giải thế hay mất khả năng thanh toán, công chức bộ phận quản lý nợ báo cáo và trình Lãnh đạo cơ quan thuế phê duyệt biện pháp đôn đốc hay xử lý thí ch hợp theo đúng quy định huớng dẫn

f. Đôn đốc tiền thuế nợ đối với cơ sở sản xuất trực thuộc ở địa phương khác nơi cơ sở kinh doanh đóng trụ sở chính và đơn vị ủy nhiệm thu

g. Lập nhật ký và sổ theo dõi tình hình nợ thuế

Khi NNT phát sinh nợ thuế, công chức quản lý nợ hoặc công chức tham gia thực hiện quy trình lập và ghi nhật ký theo dõi tiền thuế nợ của NNT theo

mẫu số 08/QLN ban hành kèm theo quy trình.

h. Báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý nợ

Định kỳ hàng tháng, ngay sau ngày khóa sổ thuế một ngày làm việc, cơ quan thuế cấp duới gửi báo cáo nợ thuế lên cơ quan thuế cấp trên qua thu điện tử, truyền qua hệ thống ứng dụng quản lý thuế và bằng văn bản nếu cần

i. Lưu trữ tài liệu, dữ liệu về quản lý nợ

Bộ phận quản lý nợ và các bộ phận tham gia thực hiện quy trình thực hiện luu trữ các báo cáo cần thiết của toàn cơ quan thuế nhu sau: Báo cáo tổng hợp phân loại nợ thuế, Báo cáo kết quả thu nợ thuế, Báo cáo tổng hợp xoá nợ thuế, Báo cáo công tác quản lý nợ và cuỡng chế nợ thuế hàng tháng...

1.3. CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ

1.3.1. Khái niệm về cưỡng chế nợ thuế

Cuỡng chế nợ thuế là biện pháp áp dụng đối với những nguời nợ thuế không tự nguyện chấp hành quyết định của cơ quan thuế đối với NSNN bị buộc phải thực hiện nghĩa vụ thuế bằng các biện pháp cuỡng chế theo quy định của pháp luật, nhu khấu trừ vào tiền luơng, thu nhập hoặc trích tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức tại ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tài chính khác; hoặc cuỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng, tịch biên tài sản...

1.3.2. Đặc điểm và vai trò của cưỡng chế nợ thuế

1.3.2.1. Đặc điểm của cưỡng chế nợ thuế

Một là, cuỡng chế thuế là biện pháp đảm bảo thi hành pháp luật thuế do cơ quan thuế áp đụng đối với nguời nộp thuế có hành vi vi phạm pháp luật thuế. Nhà nuớc lập ra các cơ quan công quyền để thực thi pháp luật đảm bảo nguời dân tuân thủ theo quy định và cuỡng chế chính là biện pháp thi hành pháp luật về thuế.

chế thuế chỉ được thực hiện khi phát sinh các khoản nợ thuế mà CQT đã triển khai các biện pháp thu nợ mà vẫn chưa thu hồi được số tiền nợ thuế từ những người nợ thuế. Khi đó, công tác cưỡng chế thuế sẽ phát huy được vai trò thu hồi tiền nợ thuế về cho NSNN

Ba là, cưỡng chế nợ thuế là biện pháp cưỡng chế hành chính thuế. Cơ quan thuế là cơ quan hành chính nhà nước, nằm trong hệ thống cơ quan nhà nước, có nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý thuế theo quy định của pháp luật. Biện pháp cưỡng chế nợ thuế áp dụng là biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật nhằm mục đí ch đảm bảo trật tự, kỷ cương pháp chế trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước về thuế.

Bốn là cưỡng chế nợ thuế cần có sự phối hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan nhà nước và các tổ chức khác. Khi thực hiện các biện pháp cưỡng chế đòi hỏi sự phối hợp giữa các bộ phận liên quan như bộ phận thanh tra - kiểm tra; bộ phận kê khai - kế toán thuế; bộ phận ấn chỉ... để có đầy đủ thông tin về người nộp thuế. Không chỉ cần sự phối hợp trong nội bộ ngành, khi thực hiện các biện pháp cưỡng chế đòi hỏi phải có sự phối hợp các cơ quan, ban, ngành chức năng có liên quan như: cơ quan hải quan, ngân hàng, kho bạc, công an, báo đài. Ví dụ như khi thực hiện biện pháp cưỡng chế “Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức t n dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản” cần phải có trao đổi, kết hợp thông tin giữa cơ quan thuế và ngân hàng, kho bạc, và các tổ chức t n dụng khác.

1.3.2.2. Vai trò của công tác cưỡng chế nợ thuế:

Cưỡng chế nợ thuế có vai trò tích cực trong việc đảm bảo việc quản lý thuế nói riêng và quản lý nợ nói chung đạt hiệu quả.Vai trò của cưỡng chế nợ thuế được thể hiện ở các mặt sau:

- Cưỡng chế nợ thuế để đảm bảo thu thuế vào NSNN đầy đủ và kịp thời, chống thất thu thuế hiệu quả. Cưỡng chế thuế thể hiện tính chất bắt buộc phải

tuân thủ của người nộp thuế, buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.

- Cưỡng chế nợ thuế góp phần đảm bảo thực hiện nghiêm túc pháp luật về thuế, nâng cao ý thức tự giác của NNT. Hiện nay, một bộ phận người nộp thuế vẫn cố tình trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước, lợi dụng các kẽ hở của cơ chế, chính sách để trốn thuế, tránh thuế gây thất thu ngân sách, hiện tượng coi thường pháp luật thuế diễn ra ở nhiều nơi, nhiều đối tượng. Việc cưỡng chế thuế có vai trò giáo dục, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, góp phần quản lý thuế có hiệu quả, đảm bảo hiệu lực của bộ máy công quyền nhà nước

- Cưỡng chế nợ thuế góp phần đảm bảo công bằng trong thực thi pháp luật thuế giữa người nộp thuế. Bên cạnh những người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật thuế, kê khai nộp thuế đúng thời hạn thì còn không ít người nộp thuế có hiện tượng chây ỳ, cố tình trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Chính vì lẽ đó, việc thu nợ bằng các biện pháp cưỡng chế đóng vai trò quan trọng trong quá trình chống thất thu thuế của ngân sách nhà nước, đảm bảo công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế.

1.3.3. Quy trình cưỡng chế nợ thuế

Quy trình cưỡng chế nợ thuế được quy định tại Quyết định số 751/QĐ- TCT ngày 20/4/2015 của Tổng cục Thuế. Theo đó, các nội dung cơ bản của quy trình cưỡng chế nợ thuế được thể hiện như sau:

a. Nguyên tắc khi thực hiện cưỡng chế nợ thuế

Các biện pháp cưỡng chế nợ thuế được thực hiện theo quy định tại Điều 93 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Trong quá trình thực hiện các biện pháp cưỡng chế:

(1) Chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế đối với người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thuế

thuộc đối tượng được cơ quan thuế ban hành quyết định cho nộp dần tiền nợ thuế, tiền phạt.

(2) Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế tiếp theo được thực hiện khi không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế trước đó hoặc đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế trước đó nhưng chưa thu đủ tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế theo quyết định hành chính thuế; trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập thì chỉ áp dụng đối với người nộp thuế là cá nhân

(3) Trường hợp đã ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp tiếp theo

mà có thông tin, điều kiện để thực hiện biện pháp cưỡng chế trước thì chuyển các trường hợp này vào danh sách áp dụng biện pháp cưỡng chế trước.

b. Các biện pháp cưỡng chế nợ thuế

- Cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng

chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản

- Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập

- Cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng

- Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên - Cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác nắm giữ

- Cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề

c. Các bước thực hiện đối với 1 biện pháp cưỡng chế nợ thuế:

Một biện pháp cưỡng chế nợ thuế khi áp dụng phải được thực hiện theo trình tự như sau

- Bước 1: Lập danh sách đối tượng phải xác minh thông tin

tiền chậm nộp (Thông báo 07/QLN), công chức CCNT phải lập danh sách đối tượng chuẩn bị để áp dụng biện pháp cưỡng chế

- Bước 2: Thu thập, xác minh và kiểm tra thông tin

Căn cứ vào danh sách đối tượng bị áp dụng các biệp pháp cưỡng chế đã lập tại bước 1, cơ quan thuế thực hiện xác minh thông tin phù hợp với từng biện pháp. Trong trường hợp CQT đã gửi văn bản xác minh thông tin nhưng đối tượng bị cưỡng chế hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp không đầy đủ hoặc cung cấp đầy đủ thông tin nhưng chứng minh rằng không thể thực hiện được biện pháp cưỡng chế này thì công chức CCNT lập danh sách áp dụng các biện pháp cưỡng chế

- Bước 3: Tổ chức thực hiện cưỡng chế thuế

Một phần của tài liệu 1344 quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại cục thuế thành phố hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w