Những kết quả đã đạt được

Một phần của tài liệu 1344 quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại cục thuế thành phố hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 80 - 84)

Công tác nợ của Cục thuế Hà Nội thời gian qua được xác định là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác thuế. Cục thuế TP Hà Nội đã đề ra các giải pháp, biện pháp và triển khai quyết liệt, đồng bộ cùng với việc quản lý nợ tập trung, công chức quản lý nợ thuế đã cố gắng chuyên sâu vào chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời cũng phân định rõ trách nhiệm của từng bộ phận chức năng trong quản lý nợ, vừa có tác dụng phối hợp, vừa có tác dụng giám sát lẫn nhau trong thực thi nhiệm vụ. Do đó, công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế tại Cục thuế TP Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng khí ch lệ. Cụ thể như sau:

(i) về công tác đôn đốc nợ thuế: Cục thuế TP Hà Nội đã thực hiện

kiểm tra, rà soát, xác định khá ch nh xác số thuế nợ đọng của từng đối tượng nợ thuế, từng khu vực kinh tế, từng sắc thuế cũng như nguyên nhân, tình trạng nợ để có biện pháp đôn đốc, xử lý hợp lý. Việc xác định chính xác số thuế nợ đọng cũng là cơ sở để thực hiện công tác quản lý thuế khác như thanh tra, kiểm tra...

(ii) Trong quá trình thực hiện đôn đốc thu nợ, bên cạnh việc phối hợp cùng các Sở, ban, ngành Thành phố tháo gỡ kịp thời các vấn đề vướng mắc phát sinh của doanh nghiệp theo quy định, thẩm quyền, Cục Thuế TP Hà Nội kiên quyết thực hiện các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế theo quy trình, quy định. Về tỷ lệ cưỡng chế, Cục Thuế TP Hà Nội đã cưỡng chế đạt 89% về số nợ phải cưỡng chế (phần còn lại chủ yếu là các trường hợp

nợ chưa chốt được chính xác với NNT, đang rà soát số liệu để phân loại, điều chỉnh) và 75% về số đối tượng phải cưỡng chế (chủ yếu là các trường hợp hộ kinh doanh, nợ nhỏ, không có thông tin tài khoản, hóa đơn).

Cục Thuế TP Hà Nội đã chỉ đạo các Phòng, các Chi cục Thuế thực hiện xây dựng dữ liệu doanh nghiệp nợ thuế trọng điểm, trong đó, bên cạnh việc phân tích nguyên nhân nợ thuế, tình trạng hoạt động, sức khỏe doanh nghiệp, Cục Thuế yêu cầu các đơn vị đánh giá lịch sử quá trình đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế đối với các đơn vị, tần suất cưỡng chế. Qua đó để đánh giá hiệu quả của công tác đôn đốc, cưỡng chế.

Đối với các trường hợp cưỡng chế hóa đơn không hiệu quả, không đảm bảo thu hồi số nợ vào NSNN (không thực hiện xuất hóa đơn lẻ hoặc xuất hóa đơn lẻ không thường xuyên, tỷ lệ nộp nợ thấp), Cục Thuế TP Hà Nội tiến hành rà soát để thực hiện các bước xác minh thông tin áp dụng các biện pháp cưỡng chế tiếp theo (kê biên tài sản, thu tiền từ bên thứ 3 và thu hồi GCN ĐKDN).

(iii) T ích cực phối hợp với các bộ phận, cơ quan hữu quan trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế. Cục thuế đã ban hành qui chế phối hợp để qui định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong công tác quản lý nợ thuế. Theo đó, tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận trong công tác quản lý nợ. Không chỉ phối hợp cùng nhau trong quá trình quản lý mà còn tăng cường sự giám sát lẫn nhau trong quá trình thực hiện chức năng của mỗi phòng, ban.

Ngoài ra, Cục thuế đã có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan trong quá trình quản lý nợ: Kho bạc Nhà nước, Hải quan, Ngân hàng, tổ chức t ín dụng, các cơ quan báo đài...

Trong quá trình quản lý nợ thuế, Cục Thuế TP Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với các Ngân hàng thương mại, các tổ chức t n dụng, kho bạc nhà

nước...trong trường hợp có sự sai lệch giữa số liệu trên hệ thống của cơ quan thuế với số liệu của đơn vị. Nhiều trường hợp NNT nộp thuế đúng hạn, ngân hàng phục vụ NNT chuyển tiền nộp thuế cho NNT đúng hạn nhưng kho bạc trích tiền vào tài khoản của Cục thuế chậm ngày thì CQT đã phối hợp với NH và kho bạc để xác định chính xác ngày NNT nộp tiền vào tài khoản của kho bạc để không t ính nợ và phạt chậm nộp đối với NNT...

Những năm gần đây, Cục thuế TP Hà Nội đã đẩy mạnh chương trình cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, cơ quan thuế chuyển từ thực hiện quản lý về thuế theo cơ chế quản lý hành chính trước đây sang quản lý theo phương thức phục vụ - hướng dẫn. Xác định rõ tổ chức, cá nhân nộp thuế là người bạn đồng hành cùng ngành thuế hoàn thành nhiệm vụ nên ngành thuế đã luôn quán triệt và đề cao quan điểm này thông qua hội nghị đối thoại với NNT hàng năm.

Cục thuế TP Hà Nội thường xuyên tổ chức các chương trình đa dạng nhằm tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế cho các tổ chức, cá nhân nộp thuế. Thông qua nhiều hình thức phong phú như: Hội nghị đối thoại daonh nghiệp, làm việc với các doanh nghiệp nợ thuế lớn trên địa bàn để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tổ chức các “tháng đồng hành cùng NNT thực hiện quyết toán thuế TNCN”... Thực hiện giải đáp, hỗ trợ NNT dưới nhiều hình thức; Phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí để tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuế, lập trang thông tin điện tử và mạng lưới tuyên truyề n toàn ngành thuế.để hướng dẫn người dân nắm bắt các ch nh sách, chế độ thuế, các thủ tục hành chính thuế để họ tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN, giảm thiểu các sai phạm do thiếu hiểu biết chính sách về thuế. Khi đó, phần nào cũng góp phần hạn chế nợ đọng thuế.

Để đạt được hiệu quả quản lý như trên, Cục thuế TP Hà Nội đã áp dụng nhiều biện pháp trong công tác quản lý nợ thuế. Cụ thể:

(1) Rà soát, chuẩn hóa dữ liệu nợ, phân tí ch, đánh giá, nhận định theo từng nhóm nợ, từng NNT để có biện pháp đôn đốc phù hợp; Thuờng xuyên rà soát các doanh nghiệp nợ trọng điểm, phân công trách nhiệm đôn đốc, chỉ tiêu thu nợ, giảm nợ đến từng đồng chí Lãnh đạo Cục, Lãnh đạo Phòng, Chi cục Thuế và cán bộ (theo nguỡng nợ, chi tiết đến từng doanh nghiệp, địa chỉ thu cụ thể) để triển khai đôn đốc. Đây đuợc coi là giải pháp căn cơ, là tiền đề trong công tác đôn đốc thu nợ.

(2) Một trong những điểm nhấn trong công tác nợ trên địa bàn TP Hà Nội là việc kiểm soát nợ mới phát sinh, kiên quyết ngăn chặn nợ mới phát sinh. Cục thuế TP Hà Nội đã yêu cầu các bộ phận kiểm tra bám sát doanh nghiệp ngay từ khâu kê khai, ngăn chặn nợ mới phát sinh. Do đó, đã hạn chế tối đa số nợ phát sinh. Số nợ mới phát sinh trên ghi thu 10 tháng đầu năm 2019 chỉ ở mức 3,5%.

(3) Kiên quyết thực hiện các biện pháp đôn đốc, cuỡng chế nợ thuế theo quy trình, quy định. Đối với các truờng hợp cuỡng chế hóa đơn không hiệu quả, không đảm bảo thu hồi số nợ vào NSNN, Cục Thuế TP Hà Nội đang tiến hành rà soát để thực hiện các buớc xác minh thông tin áp dụng các biện pháp cuỡng chế tiếp theo (kê biên tài sản, thu tiền từ bên thứ 3 và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).

Các truờng hợp qua quá trình quản lý đánh giá có dấu hiệu chây ỳ (có dòng tiền luân chuyển nhung không thực hiện nộp tiền thuế vào NSNN), Cục Thuế đã chuyển Thanh tra đột xuất, toàn diện để có cơ sở đánh giá, báo cáo đề xuất UBND TP và Tổng Cục Thuế - Bộ Tài Chính các biện pháp cao hơn (thu hồi dự án, chuyển biện pháp cuỡng chế...).

(4) Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính thuế, kịp thời giải quyết các vuớng mắc chính sách, tạo thuận lợi, rút ngắn thời gian, chi phí tuân thủ pháp luật thuế cho NNT; Tăng cuờng ứng dụng CNTT trong quản lý.

(5) Với nhóm nợ khó thu: Theo dõi chặt chẽ đến từng hồ sơ, từng đối tượng, chủ động chuẩn bị hồ sơ, điều kiện để triển khai việc khoanh nợ, xóa nợ đúng đối tượng, đúng quy định và kịp thời ngay khi Nghị quyết xoa nợ được Quốc hội thông qua...

(6) Phối hợp với các cơ quan báo, đài hàng tháng công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng danh sách những đối tượng dây dưa nợ thuế kéo dài. Ngoài ra, cuối năm 2019, Cục Thuế TP Hà Nội đã phối hợp với Đài TH Hà Nội thực hiện phóng sự chuyên đề về các doanh nghiệp nợ lớn, kéo dài trên địa bàn Hà Nội

(7) Tiếp tục tranh thủ sự chỉ đạo của HĐND, UBND, Bộ Tài chính và sự phối hợp trong công tác đôn đốc thu nợ của các Sở, ban, ngành thành phố; đặc biệt là tiếp tục thực hiện triển khai hoạt động hiệu quả của thành viên ban chỉ đạo đôn đốc thu hồi nợ thuế. Phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ban, ngành Thành phố trong công tác đôn đốc, thu hồi nợ đọng; Phát huy vai trò của Ban chỉ đạo đôn đốc thu hồi nợ đọng Thành phố (trong đó CQT là Phó Ban Chỉ đạo). Ngoài ra, Để công tác đôn đốc, thu nợ đạt hiệu quả cao nhất, Cục thuế TP Hà Nội đã giao trách nhiệm, nhiệm thu thu nợ đến từng Lãnh đạo, từng cán bộ. Theo đó, phân ngưỡng các đơn vị nợ đến từng cấp để thực hiện đôn đốc. Cụ thể: Lãnh đạo Cục trực tiếp làm việc với các đơn vị nợ thuế, phí trên 30 tỷ đồng, nợ liên quan đến đất trên 10 tỷ đồng. Trưởng phòng TTKT chủ trì làm việc với doanh nghiệp nợ thuế trên 10 tỷ đồng; Phó trưởng phòng TTKT chủ trì làm việc với doanh nghiệp nợ thuế từ 1 tỷ đến dưới 10 tỷ đồng; Các đơn vị còn lại các cán bộ trực tiếp đôn đốc.

Một phần của tài liệu 1344 quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại cục thuế thành phố hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 80 - 84)