Cuỡng chế nợ thuế là biện pháp áp dụng đối với những nguời nợ thuế không tự nguyện chấp hành quyết định của cơ quan thuế đối với NSNN bị buộc phải thực hiện nghĩa vụ thuế bằng các biện pháp cuỡng chế theo quy định của pháp luật, nhu khấu trừ vào tiền luơng, thu nhập hoặc trích tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức tại ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tài chính khác; hoặc cuỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng, tịch biên tài sản...
1.3.2. Đặc điểm và vai trò của cưỡng chế nợ thuế
1.3.2.1. Đặc điểm của cưỡng chế nợ thuế
Một là, cuỡng chế thuế là biện pháp đảm bảo thi hành pháp luật thuế do cơ quan thuế áp đụng đối với nguời nộp thuế có hành vi vi phạm pháp luật thuế. Nhà nuớc lập ra các cơ quan công quyền để thực thi pháp luật đảm bảo nguời dân tuân thủ theo quy định và cuỡng chế chính là biện pháp thi hành pháp luật về thuế.
chế thuế chỉ được thực hiện khi phát sinh các khoản nợ thuế mà CQT đã triển khai các biện pháp thu nợ mà vẫn chưa thu hồi được số tiền nợ thuế từ những người nợ thuế. Khi đó, công tác cưỡng chế thuế sẽ phát huy được vai trò thu hồi tiền nợ thuế về cho NSNN
Ba là, cưỡng chế nợ thuế là biện pháp cưỡng chế hành chính thuế. Cơ quan thuế là cơ quan hành chính nhà nước, nằm trong hệ thống cơ quan nhà nước, có nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý thuế theo quy định của pháp luật. Biện pháp cưỡng chế nợ thuế áp dụng là biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật nhằm mục đí ch đảm bảo trật tự, kỷ cương pháp chế trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước về thuế.
Bốn là cưỡng chế nợ thuế cần có sự phối hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan nhà nước và các tổ chức khác. Khi thực hiện các biện pháp cưỡng chế đòi hỏi sự phối hợp giữa các bộ phận liên quan như bộ phận thanh tra - kiểm tra; bộ phận kê khai - kế toán thuế; bộ phận ấn chỉ... để có đầy đủ thông tin về người nộp thuế. Không chỉ cần sự phối hợp trong nội bộ ngành, khi thực hiện các biện pháp cưỡng chế đòi hỏi phải có sự phối hợp các cơ quan, ban, ngành chức năng có liên quan như: cơ quan hải quan, ngân hàng, kho bạc, công an, báo đài. Ví dụ như khi thực hiện biện pháp cưỡng chế “Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức t n dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản” cần phải có trao đổi, kết hợp thông tin giữa cơ quan thuế và ngân hàng, kho bạc, và các tổ chức t n dụng khác.
1.3.2.2. Vai trò của công tác cưỡng chế nợ thuế:
Cưỡng chế nợ thuế có vai trò tích cực trong việc đảm bảo việc quản lý thuế nói riêng và quản lý nợ nói chung đạt hiệu quả.Vai trò của cưỡng chế nợ thuế được thể hiện ở các mặt sau:
- Cưỡng chế nợ thuế để đảm bảo thu thuế vào NSNN đầy đủ và kịp thời, chống thất thu thuế hiệu quả. Cưỡng chế thuế thể hiện tính chất bắt buộc phải
tuân thủ của người nộp thuế, buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.
- Cưỡng chế nợ thuế góp phần đảm bảo thực hiện nghiêm túc pháp luật về thuế, nâng cao ý thức tự giác của NNT. Hiện nay, một bộ phận người nộp thuế vẫn cố tình trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước, lợi dụng các kẽ hở của cơ chế, chính sách để trốn thuế, tránh thuế gây thất thu ngân sách, hiện tượng coi thường pháp luật thuế diễn ra ở nhiều nơi, nhiều đối tượng. Việc cưỡng chế thuế có vai trò giáo dục, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, góp phần quản lý thuế có hiệu quả, đảm bảo hiệu lực của bộ máy công quyền nhà nước
- Cưỡng chế nợ thuế góp phần đảm bảo công bằng trong thực thi pháp luật thuế giữa người nộp thuế. Bên cạnh những người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật thuế, kê khai nộp thuế đúng thời hạn thì còn không ít người nộp thuế có hiện tượng chây ỳ, cố tình trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Chính vì lẽ đó, việc thu nợ bằng các biện pháp cưỡng chế đóng vai trò quan trọng trong quá trình chống thất thu thuế của ngân sách nhà nước, đảm bảo công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế.
1.3.3. Quy trình cưỡng chế nợ thuế
Quy trình cưỡng chế nợ thuế được quy định tại Quyết định số 751/QĐ- TCT ngày 20/4/2015 của Tổng cục Thuế. Theo đó, các nội dung cơ bản của quy trình cưỡng chế nợ thuế được thể hiện như sau:
a. Nguyên tắc khi thực hiện cưỡng chế nợ thuế
Các biện pháp cưỡng chế nợ thuế được thực hiện theo quy định tại Điều 93 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Trong quá trình thực hiện các biện pháp cưỡng chế:
(1) Chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế đối với người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thuế
thuộc đối tượng được cơ quan thuế ban hành quyết định cho nộp dần tiền nợ thuế, tiền phạt.
(2) Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế tiếp theo được thực hiện khi không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế trước đó hoặc đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế trước đó nhưng chưa thu đủ tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế theo quyết định hành chính thuế; trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập thì chỉ áp dụng đối với người nộp thuế là cá nhân
(3) Trường hợp đã ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp tiếp theo
mà có thông tin, điều kiện để thực hiện biện pháp cưỡng chế trước thì chuyển các trường hợp này vào danh sách áp dụng biện pháp cưỡng chế trước.
b. Các biện pháp cưỡng chế nợ thuế
- Cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng
chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản
- Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập
- Cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng
- Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên - Cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác nắm giữ
- Cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề
c. Các bước thực hiện đối với 1 biện pháp cưỡng chế nợ thuế:
Một biện pháp cưỡng chế nợ thuế khi áp dụng phải được thực hiện theo trình tự như sau
- Bước 1: Lập danh sách đối tượng phải xác minh thông tin
tiền chậm nộp (Thông báo 07/QLN), công chức CCNT phải lập danh sách đối tượng chuẩn bị để áp dụng biện pháp cưỡng chế
- Bước 2: Thu thập, xác minh và kiểm tra thông tin
Căn cứ vào danh sách đối tượng bị áp dụng các biệp pháp cưỡng chế đã lập tại bước 1, cơ quan thuế thực hiện xác minh thông tin phù hợp với từng biện pháp. Trong trường hợp CQT đã gửi văn bản xác minh thông tin nhưng đối tượng bị cưỡng chế hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp không đầy đủ hoặc cung cấp đầy đủ thông tin nhưng chứng minh rằng không thể thực hiện được biện pháp cưỡng chế này thì công chức CCNT lập danh sách áp dụng các biện pháp cưỡng chế
- Bước 3: Tổ chức thực hiện cưỡng chế thuế
Căn cứ vào danh sách áp dụng các biện pháp cưỡng chế đã lập cùng các thông tin thu thập được, cơ quan thuế ban hành quyết định cưỡng chế và gửi quyết định cưỡng chế tới đối tượng bị cưỡng chế và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thi hành quyết định hành chính thuế
- Bước 4: Theo dõi quá trình thực hiện, kết quả thu từ CCNT
Hàng ngày, bộ phận CCNT phối hợp với bộ phận kê khai và kế toán thuế thực hiện theo dõi việc thi hành quyết định cưỡng chế cho đến khi tiền thuế nợ được nộp vào NSNN.
1.3.4. Mối quan hệ giữa quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
Quản lý nợ và cưỡng chế thuế là hai phạm trù hoạt động độc lập với nhau nhưng lại mối quan hệ mật thiết, tương hỗ và bổ sung cho nhau, điều này thể hiện qua các khía cạnh sau:
Quản lý nợ là cơ sở để thực hiện các biện pháp cưỡng chế hiệu quả. Thông qua các phương pháp phân loại nợ, các tiêu ch đánh giá rủi ro trong quản lý nợ thì cơ quan thuế xác định được những khoản nợ cần ưu tiên tập trung để thu nợ. Đồng thời, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp cưỡng chế phù
hợp với từng đối tượng nợ thuế, ví dụ như có những trường hợp qua phân loại nợ nhận thấy các khoản nợ mới phát sinh, có thể đôn đốc nộp nợ mà chưa cần phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế, hoặc qua phân loại nợ xác định được những khoản nợ chây ỳ, nợ khó thu thì cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế như trích tiền từ tài khoản gửi ngân hàng, tổ chức tín dụng... mục đích cuối cùng là thu đủ thuế vào ngân sách nhà nước.
Quản lý nợ tốt sẽ dẫn tới số nợ thuế thông thường giảm, tác động trực tiếp đến khối lượng công việc cưỡng chế thuế, từ đó chi ph cưỡng chế thuế giảm, hiệu quả thu nợ ngày càng tăng, đảm bảo yêu cầu đặt ra đối với công tác cưỡng chế nợ thuế.
Ở chiều tác động ngược lại, việc cưỡng chế có hiệu quả sẽ trực tiếp làm cho số tiền nợ thuế giảm và số lượng các khoản nợ đang được theo dõi tại cơ quan thuế sẽ giảm đi. Khi số lượng các khoản nợ giảm thì khối lượng công việc quản lý nợ cũng giảm, công tác quản lý thuế đạt hiệu quả cao hơn.
Tóm lại, công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế có mối quan hệ tác động tương hỗ, do đó nghiên cứu nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nợ cũng ch nh là để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác cưỡng chế thuế, góp phần nâng cao năng lực quản lý thuế.
1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ VÀCƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ
1.4.1. Nhóm yếu tố chủ quan
Thứ nhất, năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ công chức phụ trách công tác quản lý nợ thuế ảnh hưởng tới việc theo dõi thu nợ và cưỡng chế nợ. Mặt khác, quản lý nợ chồng chéo giữa các bộ phận chức năng về thuế sẽ làm tăng tính ỷ lại của bộ phận này vào bộ phận khác, sẽ dẫn đến sự lỏng lẻo trong khâu quản lý, bỏ sót nợ hoặc chậm đôn đốc nợ. Bên cạnh việc tổ chức công tác nợ thì việc đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ quản
lý nợ thuế là yêu cầu cấp thiết. Nếu cán bộ quản lý nợ không tinh thông nghiệp vụ thì khi xử lý vấn đề về nợ hoặc cuỡng chế sẽ lúng túng và không kịp thời ban hành các quyết định xử lý.
Thứ hai, các công cụ hỗ trợ quản lý thuế nhu hệ thống phần mềm hỗ trợ về quản lý nợ thuế cũng là yếu tố quan trọng tác động đến công tác quản lý nợ. Việc nghiên cứu, thiết kế các phần mềm quản lý nợ nếu không kịp thời sẽ không phát huy hết hiệu quả của công nghệ thông tin, ảnh huởng trực tiếp đến số liệu nợ trên phần mềm không thống nhất với số liệu của nguời nộp thuế, sẽ dẫn đến việc tính phạt gặp sai sót, sai ngày nộp tiền của nguời nộp thuế, sai hạn nộp thuế của từng sắc thuế... làm cho khối luợng công việc của cán bộ quản lý nợ tăng lên khi phải đối chiếu số liệu với nguời nộp thuế và gây phản ứng từ phía NNT khi số nợ ảo tăng lên nhiều. Do vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin là phuơng thức tốt nhất có tác dụng mạnh trong việc đẩy mạnh cải cách thuế và nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý thu thuế.
Thứ ba, chính sách pháp luật và cơ chế quản lý thuế cũng có tác động đến các quyết định của cơ quan quản lý đối với việc áp dụng các biện pháp quản lý nợ và cuỡng chế thuế trong từng thời kỳ. Một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thuế đơn giản, đồng bộ, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của đất nuớc tác động rất lớn đến việc chấp hành pháp luật thuế của NNT. Hệ thống văn bản liên tục thay đổi, sửa đổi, bổ sung có thể phù hợp với các chính sách vĩ mô của nhà nuớc nhung lại có mặt trái là dễ gây chồng chéo, phức tạp, khó nắm bắt, ảnh huởng tiêu cực đến khả năng tuân thủ của NNT.
Thứ tu, một trong những tiêu thức để đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ và cuỡng chế nợ thuế là ý thức tuân thủ của đối tuợng nộp thuế. Nếu tính tự giác tuân thủ, chấp hành pháp luật thuế của đối tuợng nộp thuế không tốt thì việc áp dụng các biện pháp cuỡng chế nợ sẽ gặp nhiều khó khăn do đối tuợng cố tình dây dua chây ỳ không nộp hoặc có những hành vi trốn lậu
thuế...
1.4.2. Nhóm yếu tố khách quan
Thứ nhất, tình hình kinh tế xã hội có ảnh hưởng nhất định đến công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế. Giả sử khi lạm phát tăng cao, khi đó chính phủ sẽ phải thực hiện các chính sách thắt chặt tiền tệ, áp dụng mức lãi suất tín dụng tăng cao sẽ làm cho giá cả các mặt hàng, nguyên liệu đầu vào tăng. Điều này sẽ dẫn đến chi phí sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp tăng làm cho hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp giảm nhiều, dẫn đến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn không có khả năng nộp thuế đúng thời hạn hoặc cố tình chây ỳ nộp thuế dù biết có thể bị phạt chậm nộp từ phía cơ quan thuế.
Thứ hai, sự phối hợp của các cơ quan hữu quan với cơ quan thuế trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế cũng rất quan trọng. Cơ chế quản lý thuế hiện nay cũng đòi hỏi sự hợp tác đặc biệt giữa cơ quan thuế và cơ quan công an, quản lý thị trường trong việc đôn đốc, thu hồi nợ thuế của các doanh nghiệp chây ỳ, trốn thuế, gian lận thuế. Hoặc như trường hợp cung cấp thông tin tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng của NNT không kịp thời cũng cũng làm cho công tác thu nợ và cưỡng chế nợ thuế gặp nhiều khó khăn.
Thứ ba, đặc điểm của nền kinh tế cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến công tác đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế. Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, bùng nổ về công nghệ thông tin, trình độ dân trí của người dân ngày càng được nâng cao, có ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp thuế thì hiệu quả công tác quản lý thuế nói chung và công tác đôn đốc thu nợ nói riêng ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, khi trình độ dân trí càng cao, sự hiểu biết về pháp luật thuế càng cao thì khả năng tạo ra những hành vi trốn thuế, gian lận về thuế càng tinh vi, phức tạp hơn. Ch nh vì vậy, công tác quản lý thu thuế càng phải được quy định chặt chẽ hơn.
1.5. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚICỤC THUẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.5.1. Kinh nghiệm quản lý nợ thuế của một số địa phương
1.5.1.1. Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh
Để công tác quản lý nợ thuế đạt hiệu quả cao, lãnh đạo Cục Thuế TP. Hồ