1.5.1.1. Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh
Để công tác quản lý nợ thuế đạt hiệu quả cao, lãnh đạo Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đã giao chỉ tiêu thu nợ cho từng phòng liên quan và từng chi cục thuế trực thuộc ngay từ đầu năm; đồng thời thực hiện giám sát, đôn đốc triển khai công tác thu nợ đúng quy trình, quy định.
Trên cơ sở đó, các lãnh đạo chi cục thuế đều được tập trung cho nhiệm vụ đôn đốc thu nợ thuế. Cụ thể là, hoạt động đôn đốc, thu nợ thuế được giao cụ thể về cho từng tổ, đội, từng công chức thuế. Thủ trưởng các đơn vị cũng phải theo dõi sát tiến độ thực hiện của từng công chức để đôn đốc, nhắc nhở, điều chỉnh kế hoạch thu nợ thuế kịp thời và phải chịu trách nhiệm về số nợ tiếp tục tăng hoặc không giảm so với tháng trước. Qua triển khai thực tế các biện pháp này, thống kê riêng trong tháng 10/2019 cho thấy, các đơn vị có số nợ giảm so với tháng trước gồm Phòng Thanh tra Kiểm tra 1, 9, 10, 6 và các chi cục như Chi cục Thuế quận 6, Bình Thạnh, Bình Tân, quận 7, quận 9, Phú Nhuận và Thủ Đức... Trong đó, Chi cục Thuế quận 6 là đơn vị có tỷ lệ nợ thuế giảm cao nhất, với mức giảm lên đến gần 24%.
Bên cạnh việc theo dõi chặt tình hình thu nợ thuế, thực hiện quyết liệt các biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế theo đúng quy định và không để phát sinh nợ mới, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cũng tiếp tục tổ chức rà soát, phân loại nợ, thường xuyên đối chiếu nợ thuế nhằm hạn chế nợ sai, nợ chờ xử lý, tiếp tục giám sát chặt chẽ danh sách nợ thuế trên 90 ngày để thực hiện ngay các biện pháp cưỡng chế theo đúng quy định... Một số hoạt động khác như cập nhật danh sách nợ thuế dưới 90 ngày sau kỳ khóa sổ tháng các tháng để phân công công chức đôn đốc thu nộp vào NSNN; công khai
thông tin nợ thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các doanh nghiệp chây ỳ và có số nợ thuế lớn, đôn đốc đảm bảo thu dứt điểm khoản thuế bảo vệ môi trường theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế... cũng đang được Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh tập trung thực hiện quyết liệt, nhằm đạt được mục tiêu đưa số nợ thuế về mức quy định.
1.5.1.2. Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh
Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước mặc dù đã có sự chuyển biến tích cực song vẫn còn nhiều biến động khó lường. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều cá nhân, DN trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cũng gặp nhiều khó khăn, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, không thu hồi được công nợ dẫn đến không có khả năng nộp thuế đúng hạn.
Nhận thức được sự cần thiết của việc quản lý nợ thuế, thời gian qua, công tác quản lý nợ thuế đã được lãnh đạo cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh quan tâm đẩy mạnh triển khai đồng bộ, từ công tác chỉ đạo, đảm bảo phương tiện làm việc cho đến việc bố trí sắp xếp nhân sự. Nhờ đó, kết quả đạt được tương đối khả quan, tỷ lệ nợ có chiều hướng giảm, việc thực hiện quy trình đã từng bước đi vào nề nếp.
Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh đã xây dựng và triển khai hệ thống tiêu thức đánh giá rủi ro, đánh giá rủi ro, xử lý rủi ro và rà soát quản lý rủi ro trong quản lý nợ thuế. Đồng thời, ban hành quy trình quản lý nợ thuế, phân tích nợ thuế để tìm ra nguyên nhân nợ đọng và đánh giá quản lý nợ thuế. Cụ thể:
Thiết kế hệ thống tiêu thức đánh giá rủi ro
Bộ phận quản lý nợ và Cán bộ tham gia thực hiện quy trình có trách nhiệm thu thập tất cả thông tin về NNT, đặc biệt chú trọng đến ngành nghề, tình hình sản xuất, kinh doanh của NNT. Các dữ liệu trên được thu thập bằng cách khai thác trên ứng dụng quản lý thuế tập trung TMS hoặc làm việc trực
tiếp với NNT, hoặc qua bên thứ ba bằng cách yêu cầu cung cấp thông tin. Thông qua việc phân tích báo cáo tài chính của DN để đánh giá khả năng thu nợ của DN và chủ động yêu cầu các ngân hàng cung cấp thông tin cần thiết để áp dụng cuỡng chế nợ thuế.
Ngoài việc phân loại theo các tiêu thức thông thuờng nhu ngành nghề, địa bàn, loại hình, mỗi cán bộ quản lý còn đuợc yêu cầu phân loại nguời nộp thuế theo khả năng thu nợ. Khả năng thu nợ đuợc đánh giá trên 3 mức cơ bản đó là: Tốt, trung bình, kém, theo đó, đánh giá đuợc ý thức chấp hành của NNT để có các hình thức đôn đốc thu nộp phù hợp.
Đánh giá rủi ro
Trong quản lý nợ thuế có những khoản nợ thuế có thể là sai hay nói cách khác là nợ ảo. Để hạn chế số nợ thuế tăng cao sau mỗi kỳ khóa sổ, bộ phận quản lý nợ đã thực hiện rà soát toàn bộ số nợ cục Thuế quản lý truớc khi khóa sổ. Thời điểm khóa sổ thông thuờng là ngày 10 đến ngày 15 của tháng tiếp theo, vì vậy trong khoảng thời gian từ ngày 2 đến ngày 8 của tháng tiếp theo bộ phận quản lý nợ kết xuất mẫu sổ theo theo dõi thu nộp trên hệ thống TMS.
Xác định có rủi ro trong số nợ thuế, bộ phận quản lý nợ làm việc với cán bộ quản lý và bộ phận kê khai để xác định là nợ đúng hay nợ ảo, tìm hiểu nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời truớc ngày khóa sổ.
Cũng với phuơng pháp này, ngoài việc hạn chế nợ thuế phát sinh thì còn có ý nghĩa trong việc giám sát kê khai, chống gian lận thuế. Nhu vậy, nhờ đánh giá rủi ro, bộ phận quản lý nợ đã hạn chế đuợc số nợ thuế tối thiểu khi khóa sổ và số nợ ngày càng ch nh xác hơn.
Xử lý rủi ro
Qua quá trình thu thập thông tin, lập bảng theo dõi, so sánh kê khai - thu nộp giữa các kỳ cho thấy, rủi ro trong quản lý nợ thuế ở lĩnh vực ngành xây dựng là cao nhất, ngành thuơng mại là thấp nhất. Vì vậy, bộ phận quản lý nợ
đã tập trung vào các DN xây dựng có số thuế phát sinh lớn và thuờng để xẩy ra tình trạng nợ thuế. Đối với các truờng hợp chây ỳ nợ thuế, rủi ro cao thì sẽ kiên quyết cuỡng chế theo trình tự, từ đó góp phần tuyên tuyền, giáo dục những DN nợ thuế khác chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế.
Cuối mỗi quý, Bộ phận quản lý nợ, phối hợp với cán bộ quản lý tiến hành mời DN lên cơ quan thuế làm việc về đôn đốc và yêu cầu DN cam kết thời gian nộp thuế. Trong quá trình làm việc sự tuyên truyền, động viên và đề cập tới hậu quả nghiêm trọng của việc nợ thuế, tác động đến ý thức tuân thủ pháp luật của nguời nộp thuế.
Ngoài ra, Chi cục đã phối hợp với các cơ quan chức năng nhu công an, y tế, văn hóa, quản lý thị truờng... để truy thu và xử lý nợ, do vậy công tác quản lý nợ thuế tại cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh ngày càng đuợc nâng lên.
1.5.2. Bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Cục Thuế thành phố Hà Nội
Thứ nhất, cần tổ chức bộ máy quản lý nợ sao cho không có sự chồng chéo giữa các cấp, các bộ phận, phát huy tối đa năng lực của từng cán bộ phụ trách công tác quản lý nợ.
Thứ hai, cần đào tạo một đội ngũ cán bộ quản lý nợ thuế có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có khả năng tin học và trình độ giao tiếp tốt. Trên cơ sở đó mới có đuợc sự phân tích nợ chính xác, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nợ, khai tác tối uu các phần mềm quản lý nợ, quản lý thuế. Việc ứng dụng CNTT trong quản lý nợ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tăng cuờng công tác quản lý nợ và cuỡng chế thuế, tạo ra đuợc sự chuyên nghiệp, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí cho công tác quản lý nợ.
Thứ ba, việc áp dụng các biện pháp cuỡng chế thuế phải đuợc thực hiện linh hoạt đối với từng truờng hợp cụ thể để đem lại hiệu quả cao nhất nhằm thu hồi tiền thuế vào Ngân sách Nhà nuớc. Không nên qui định cứng nhắc
trong việc lựa chọn, trình tự áp dụng biện pháp cưỡng chế thuế.
Thứ tư, phải xây dựng kho dữ liệu tập trung phục vụ cho việc phân tích rủi ro, tiến hành thực hiện kịp thời các biện pháp cưỡng chế thuế, các hoạt động thanh tra kiểm tra đối tượng nộp thuế.
Thứ năm, bộ phận thanh tra - kiểm tra thuế, kê khai - kế toán thuế phải phối hợp chặt chẽ với bộ phận quản lý nợ để đảm bảo công tác quản lý nợ đạt hiệu quả cao nhất.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong những năm qua, Cục Thuế thành phố Hà Nội đã xác định rõ công tác quản lý nợ thuế là nhiệm vụ quan trọng, là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng công tác quản lý thuế.
Ở chương 1, tác giả đã trình bày phương diện lý thuyết quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, từ khái niệm, đặc điểm, nguyên nhân của nợ thuế đến nội dung về quy trình, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Đây là khung cơ sở để cơ quan thuế thực hiện tốt công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ TẠI CỤC THUẾ THÀNH PHÓ HÀ NỘI
2.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHÓ HÀ NỘI VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC THUẾ THÀNH PHÓ HÀ NỘI
2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội
Hà Nội - Thủ đô nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm đầu não về chính trị, văn hoá và khoa học kĩ thuật, đồng thời là trung tâm
lớn về giao dịch kinh tế và quốc tế của cả nước.
Năm 2019 là năm tăng trưởng bứt phá của Việt Nam với tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2019 đạt kết quả ấn tượng, tăng trưởng kinh tế năm 2019 đạt 7,02%, vượt mục tiêu của Quốc, hội đề ra từ 6,6-6,8%. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế của cả nước tổng sản phẩm (GRDP) năm 2019 của thành phố Hà Nội tăng 7,62%, cao nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 264,7 nghìn tỷ đồng, đạt 100,6%. Môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Vốn đầu tư phát triển ước tăng 12,9%, đặc biệt thu hút đầu tư nước ngoài đạt 8,05 tỷ USD - cao nhất sau hơn 30 năm đổi mới, hội nhập, là năm thứ 2 liên tiếp dẫn đầu cả nước. Khách du lịch đến Hà Nội đạt 28,945 triệu lượt khách (tăng 10,1%). Tổng thu từ khách du lịch đạt 103,812 nghìn tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2018.
Để có những kết quả thành công trên là sự cố gắng, nỗ lực vượt bậc của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã có nhiều giải pháp dài hơi đi kèm với các biện pháp quyết liệt và hữu hiệu. Ngay từ đầu nhiệm kỳ đại hội, cũng như kết thúc mỗi năm, thành phố luôn tổng kết sớm đánh giá mặt được, chưa được, cũng như rút bài học kinh nghiệm và giao chỉ tiêu cho các địa phương, ban ngành khẩn trương vào cuộc. Thành phố vẫn tiếp tục kiên trì thực hiện "Tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính" trên tinh thần 5 rõ: "rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm và rõ hiệu quả".
2.1.2. Khái quát hoạt động của Cục Thuế thành phố Hà Nội
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế được quy định cụ thể tại Quyết định số 1836/QĐ-BTC ngày 08/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, theo đó Cục Thuế ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vị nhiệm vụ của cơ quan thuế quản lý thu trên địa bàn
theo quy định của pháp luật.
Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, thời gian qua Cục Thuế TP Hà Nội đã khẩn truơng rà soát, sắp xếp, bố trí kiện toàn nhân sự triển khai Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/7/2017 của Ban chấp hành Trung uơng khóa XII quy định một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; các Quyết định của Bộ truởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế; quy định số luợng Phòng thực hiện chức năng tham muu, quản lý thuế và Phòng thanh tra, kiểm tra thuộc Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung uơng. Theo đó, đối với cấp Phòng thuộc Cục Thuế có một số thay đổi nhu: thay đổi tên gọi, chia tách, sát nhập bộ máy đuợc tinh gọn, mạnh hơn. Các chức năng đuợc thống nhất, tập trung, không chồng chéo, trùng lắp với việc ghép các chức năng thanh tra thuế, kiểm tra thuế, nghiệp vụ dự toán, pháp chế, tài vụ, quản trị, ấn chỉ...từ đó giảm đầu mối từ 24 Phòng xuống còn 21 Phòng, từ 30 chi cục Thuế xuống còn 25 Chi cục Thuế.
CHỈ TIEU 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Tổng số thuế nợ 6.616 7.579 6.574 7.168 6.930 7.967 Tỷ lệ tăng nợ có khả
năng thu so với năm trước đó 15% -13% 9% -3% 15% Tổng thu NSNN trừ dầu 119.14 1 155.75 5 175.78 5 190.85 2 226.79 5 252.17 9 Tỷ lệ nợ/ Tổng thu NS 6% 5% 4% 4% 3% 3%
(Nguồn: Quy chế chức năng, nhiệm vụ các phòng thuộc Cục Thuế TP Hà Nội)
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Cục Thuế TP Hà Nội
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ VA CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ TẠICỤC THUẾ THANH PHỐ HA NỘI CỤC THUẾ THANH PHỐ HA NỘI
2.2.1. Thực trạng nợ thuế tại Cục Thuế thành phố Hà Nội
2.2.1.1. Số thuế nợ đọng lớn, tăng cao
Trong những năm gần đây, tổng số thu ngân sách hàng năm của Cục thuế TP Hà Nội ngày càng tăng cùng với đó là sự biến động về tổng nợ qua các năm được thể hiện qua biểu sau:
Bảng 2.1: Tình hình nợ thuế luỹ kế qua các năm
( Số liệu tại thời điểm 31/12 hàng năm)
có sự biến động tăng, giảm qua các năm. Năm 2016 tổng số nợ thuế giảm mạnh (giảm 13%) so với năm 2015. Tuy nhiên, năm 2019 tổng số tiền thuế nợ của các doanh nghiệp thuộc Văn phòng Cục thuế TP Hà Nội là 7.967 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2018. Đây là tỷ lệ gia tăng nợ cao nhất trong giai đoạn 2014-2019.
Nguyên nhân các khoản nợ tăng cao do phần lớn các doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn là do khó khăn về tài chính, hoạt động SXKD mặc dù đã có khởi sắc so với giai đoạn khủng hoảng kinh tế, tuy nhiên, doanh thu vẫn chỉ ở mức đảm bảo duy trì hoạt động doanh nghiệp, thanh toán các khoản nghĩa vụ mới phát sinh; Chua đủ tích lũy để thanh toán khoản nợ đọng từ trước. Do đó, Cơ quan thuế vẫn rất khó khăn trong công tác thu hồi nợ đọng. Trong khi đó, tiền chậm nộp vẫn phát sinh trên khoản nợ cũ của doanh nghiệp, do vậy số nợ khó thu (thực tế không thu được) vẫn phải tính tiền chậm nộp. Mặt khác, hầu hết các DN nợ thuế chỉ quan tâm đến nộp nợ gốc, chưa nộp hoặc nộp rất ít nợ
Tổng nợ
Số tiền thuế nợ 6.616.34
0 7.578.943 6.573.786 7.168.010 6.930.160 7.966.681
Tỷ lệ tăng giảmtiền chậm nộp do nợ tiền chậm nộp không bị tính tiền chậm nộp. Nhiều DN15% -13% 9% -3% 15% nhận thầu lại các công trình có nguồn vốn NSNN nhưng chưa được NSNN thanh toán nên nợ thuế vẫn bị tính tiền chậm nộp (do là nhà thầu phụ, không được thanh toán trực tiếp nên không thuộc đối tượng giải quyết không tính tiền chậm nộp).
Việc số tiền nợ thuế tăng lên quá cao phần nào phản ánh thực trạng công