Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu 1344 quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại cục thuế thành phố hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 96)

Để góp phần vào thực hiện dự toán thu ngân sách, thu hồi đầy đủ, kịp thời tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước, phấn đấu giảm nợ, số nợ thời điểm 31/12 hàng năm không vượt quá 5% so với tổng thu ngân sách nhà nước, Cục Thuế thành phố Hà Nội đã yêu cầu các phòng, các chi cục Thuế truển khai quyết liệt, nghiêm túc các nhiệm vụ trọng tâm và nhóm giải pháp trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, cụ thể như sau:

Một là, quyết liệt triển khai thực hiện đầy đủ, đồng bộ, hiệu quả công tác đôn đốc, thu nợ, cưỡng chế nợ thuế, công khai thông tin nợ thuế... đảm bảo đúng quy định, hoàn thành chỉ tiêu thu nợ, chỉ tiêu giảm nợ được Tổng cục Thuế giao, phấn đấu nợ giảm dần qua các năm, đưa số nợ về mức dưới 5% so với tổng thu Ngân sách.

Hai là, tăng cường rà soát chuẩn hóa dữ liệu nợ, kiểm soát được số nợ từ khâu kê khai, nộp thuế, ngăn chặn nợ mới phát sinh. Cục Thuế thành phố Hà Nội đã xây dựng và triển khai hệ thống tiêu thức đánh giá rủi ro, xử lý nợ thuế, phân tích nợ thuế để tìm ra nguyên nhân nợ đọng và đánh giá quản lý nợ thuế. Thực tế cho thấy việc quản lý thông tin về người nợ thuế có vai trò rất quan trọng đối với cơ quan thuế, giúp cơ quan thuế có thể đánh giá được mức độ rủi ro trong công tác quản lý thu nợ thuế. Làm tốt công tác xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về NNT một cách kịp thời sẽ giúp cơ quan thuế có được cái nhìn toàn diện đa chiều về tinh hình kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đánh giá được đúng thực trạng tài chính, ngành nghề, lĩnh vực SXKD, nguyên nhân khó khăn nợ thuế. Từ đó có những biện pháp đôn đốc thu nợ và

cưỡng chế nợ thuế hợp lý. Đây cũng chính là điều kiện tiền đề để áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro vào công tác quản lý nợ thuế nói chung.

Ba là, nâng cao hiệu quả trong công tác phối hợp đôn đốc thu hồi nợ thuế;

phối hợp với các Sở, ngành, Ban chỉ đạo đôn đốc thu hồi nợ đọng, cơ quan công

an, chính quyền địa Phương trong công tác đôn đốc, thu hồi nợ đọng.

Bốn là, tăng cường kiểm tra, phân tí ch đánh giá việc triển khai đôn đốc thu hồi nợ thuế của các phòng, các Chi cục Thuế để kịp thời chỉ đạo điều hành cũng như chấn chỉnh việc triển khai chưa tốt.

Năm là, chủ động thiết lập, hoàn thiện, củng cố hồ sơ đối với trường hợp NNT thuộc đối tượng khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp theo Nghị quyết số 94/2019/QH14 ngày 26/11/2019 của Quốc Hội về việc khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước (hiệu lực kể từ ngày 1/7/2020)

Sáu là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế thông qua việc đào tạo, tập huấn nghiệp vụ. Xây dựng mô hình chuẩn về đào tạo cán bộ thuế, trong đó quy định rõ cách thức đào tạo cho từng loại cán bộ, công chức: đào tạo kiến thức cơ bản về thuế cho cán bộ, công chức mới vào ngành; bồi dưỡng cơ bản về những kiến thức cơ bản cần thiết để công chức thực hiện công việc quản lý thuế được phân công; bồi dưỡng chuyên sâu theo từng chức năng quản lý cho cán bộ thuế nhằm trang bị kiến thức chuyên sâu, chuyên ngành, kỹ năng thành thạo và kinh nghiệm xử lý các vấn đề về thuế trong thực tiễn; đào tạo, bồi dưỡng mỗi khi có thay đổi về chính sách, quy trình quản lý...

3.2.2. Nhóm giải pháp tăng cường quản lý nợ thuế

3.2.2.1. Nhóm giải pháp về chỉ đạo điều hành

có một phần trách nhiệm các công chức quản lý nợ thuế. Tinh thần, trách nhiệm chua cao, chuyên môn nghiệp vụ chưa vững. Chính vì vậy, Cục Thuế thành phố Hà Nội cần nghiên cứu và hoàn thiện tổ chức bộ máy và nhân sự, góp phần hoàn thành công tác và chức năng, nhiệm vụ được giao. Việc ban hành qui chế phối hợp, chia sẻ chức năng quản lý nợ thuế cho các phòng ban chức năng thay vì để tập trung tại phòng QLN là một điểm mới trong bộ máy quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Cục Thuế Hà Nội. Tuy nhiên, cần theo dõi và đánh giá nghiêm túc hiệu quả của mô hình này để có sự điều chỉnh hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế thời gian tới. Một số giải pháp cần triển khai quyết liệt như:

- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo điều hành trong công tác quản lý nợ đảm bảo hiệu quả, khoa học, đúng quy định.

- Phân công, giao nhiệm vụ và gắn trách nhiệm thu nợ, xử lý nợ đọng thuế cụ thể đối với từng người nộp thuế nợ thuế cho từng đồng chí lãnh đạo Cục, lãnh đạo Phòng, Chi cục Thuế và từng cán bộ tham gia quản lý nợ thuế. Đồng thời, tổ chức theo dõi, giám sát, kiểm tra chặt chẽ tiến độ thực hiện biện pháp cưỡng chế, tiến độ thực hiện thu nợ hàng ngày để đảm bảo việc thực hiện chỉ tiêu thu nợ và không để phát sinh nợ mới.

- Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu các bộ phận thuộc Cục Thuế, Chi cục Thuế trong chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ công tác đôn đốc nợ thuế tại đơn vị .

3.2.2.2. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách

Phương pháp sử dụng trong quản lý thu nợ là phương pháp phân tích thông tin, phân loại nợ thuế cũng như theo dõi nợ thuế một cách chính xác, đầy đủ để đề ra biện pháp xử lý thu nợ kịp thời, hiệu quả, ngăn chặn và xử lý các hành vi cố tình dây dưa, nợ đọng tiền thuế, chiếm dụng tiền thuế của NSNN.

Việc quản lý nợ hiệu quả là điều kiện cần để từ đó cơ quan thuế áp dụng những biện pháp đôn đốc thu nợ phù hợp. Nếu quản lý nợ thuế không đầy đủ và bao quát các khoản nợ sẽ làm cho số nợ tăng hoặc giảm, không phản ánh đúng thực chất nợ tại cơ quan thuế. Mặt khác, sẽ làm cho tình trạng nợ ảo kéo dài, gây khó khăn cho việc thực hiện các biện pháp cuỡng chế. Đảm bảo quản lý nợ chính xác góp phần quan trọng trong việc đôn đốc nợ, giảm thiểu số nợ thuế, chống thất thu Ngân sách Nhà nuớc. Chính vì vậy, để thực hiện giải pháp này, cơ quan thuế cần tập trung thực hiện những việc sau:

- Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, lắng nghe những vuớng mắc để giải quyết kịp thời, truờng hợp vuợt thẩm quyền thì tổng hợp báo cáo cơ quan thuế cấp trên để đuợc huớng dẫn.

- Tiếp tục nghiên cứu, kiến nghị Tổng Cục Thuế, Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung chính sách, quy trình quản lý nợ, quy trình cuỡng chế nợ thuế cho phù hợp với thực tiễn đảm bảo đúng quy định của pháp luật và tính hiệu quả.

- Bộ phận Quản lý nợ phối hợp với bộ phận quản lý các khoản thu từ đất để rà soát nội dung vuớng mắc trong quy trình, quy định về việc phân loại nợ thuế (đặc biệt là các khoản nợ liên quan đến đất); Tham muu đề xuất báo cáo Tổng cục Thuế xem xét sửa đổi quy trình Quản lý nợ thuế.

3.2.2.3. Nhóm giải pháp về cơ sở dữ liệu

Truớc hết phải rà soát, phân loại chính xác số nợ thuế đến 31/12 hàng năm làm căn cứ để xây dựng chỉ tiêu thu nợ và kế hoạch thu nợ năm sau, đồng thời phải báo cáo Tổng cục Thuế đúng thời hạn quy định để tổng hợp và chỉ đạo kịp thời. Nếu truờng hợp trong quá trình rà soát, phân loại nợ phát hiện sự chênh lệch giữa cơ quan thuế và đối tuợng nợ thuế thì cần nhanh chóng ban hành quyết định điều chỉnh, xoá các khoản nợ thuế không có thực. Đó có thể là các khoản nợ nợ chờ điều chỉnh do cơ quan thuế tạm tính nghĩa vụ thuế, nợ chờ điều chỉnh do chứng từ luân chuyển chậm, số thuế tính nhầm,

nợ phạt chậm nộp tính nhầm v.v...

- Đối với khoản nợ khó thu: Bộ phận quản lý nợ rà soát phân loại nợ theo quy định, các phòng rà soát xử lý dứt điểm các truởng hợp nợ của doanh nghiệp giải thể nhung chua hoàn tất thủ tục, đang phân loại vào nợ khó thu đảm bảo đúng quy định, đồng thời, điểm soát chặt chẽ ngay khi doanh nghiệp phát sinh khoản nợ để đảm bảo thực hiện đầy đủ các biện pháp cuỡng chế nợ truớc khi doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh chuyển sang phân loại nợ khó thu.

Bộ phận kê khai - kế toán thuế kiểm soát chặt chẽ các truờng hợp doanh nghiệp không kê khai, chuyển bộ phận kiểm tra rà soát chuyển trạng thái làm căn cứ chuyển bộ phận quản lý nợ phân loại theo đúng quy định.

- Đối với khoản nợ chờ xử lý: Hiện nay, các khoản nợ chờ xử lý chủ yếu là các khoản nợ liên quan đến đất. Bộ phận quản lý các khoản thu từ đất tập trung giải quyết kịp thời, đúng quy định các hồ sơ đang xử lý (hồ sơ gia hạn nộp thuế, xóa nợ, miễn tiền chậm nộp, nộp dần tiền thuế, không tính tiền chậm nộp, miễn, giảm tiền thuế, tiền thuê đất,...) xử lý dứt điểm tất cả các khoản nợ đang xử lý còn tồn đọng trên địa bàn, không để nợ thuế đang xử lý kéo dài mà không có lý do.

Phối hợp với cơ quan Tài nguyên Môi truờng để xử lý các khoản nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; lập danh sách các dự án trên địa bàn không triển khai thực hiện hoặc thời gian triển khai thực hiện kéo dài, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật, đã bị cơ quan có thẩm quyền cuỡng chế nhung không chấp hành, báo cáo Ban chỉ đạo thu nợ trên địa bàn và UBND thành phố xem xét thu hồi đất, xử lý dứt điểm nợ chờ xử lý

- Các khoản nợ chờ điều chỉnh: Tiếp tục và thuờng xuyên đẩy mạnh công tác rà soát số liệu nợ thuế. Bộ phận kiểm tra phối hợp với bộ phận kê

khai và kế toán thuế, bộ phận quản lý nợ xử lý dứt điểm nợ chờ điều chỉnh của nguời nộp thuế. Bộ phận kê khai - kế toán thuế cần nâng cao trách nhiệm rà soát hồ sơ khai thuế, nộp thuế kịp thời theo đúng quy trình kê khai để phát hiện và xử lý kịp thời các truờng hợp kê khai sai và nộp thuế sai, cập nhật kịp thời nghĩa vụ kê khai của NNT, các quyết định xử lý qua thanh tra, kiểm tra để hạn chế đến mức thấp nhất dữ liệu nợ sai, nợ ảo.

- Đối với khoản nợ trên duới 90 ngày: Bộ phận kiểm tra, phòng thuế TNCN, bộ phận kê khai tăng cuờng rà soát chuẩn hóa dữ liệu, xác định nợ đúng làm cơ sở đôn đốc, cuỡng chế, công khai nợ thuế. Bộ phận kê khai nâng cao trách nhiệm trong khâu nhập liệu và hạch toán kế toán thuế, hạn chế đến mức tối đa nguyên nhân sai sót từ phía cơ quan thuế, bộ phận kiểm tra trong quá trình đôn đốc thu nộp thuế tăng cuờng huớng dẫn nguời nộp thuế trong khâu kê khai, nộp tiền thuế hạn chế đến thấp nhất nguyên nhân sai sót từ phía nguời nộp thuế.

- Đối với khoản nợ khu vực hộ kinh doanh: các phòng phải kiểm soát chặt chẽ, kiên quyết không để nợ phát sinh mới ở khu vực này, xử lý dứt điểm nợ sai, chuẩn hóa dữ liệu, thu thập xây dựng thông tin về tài khoản, hóa đơn của hộ kinh doanh để áp dụng cuỡng chế theo quy định đối với khu vực này.

3.2.2.4. Nhóm giải pháp thực hiện đầy đủ quy trình quy định

- Ban hành đầy đủ 100% thông báo nợ thuế mẫu 07/QLN đến nguời nộp thuế ở cả ba khu vực (Khu vực doanh nghiệp, khu vực hộ kinh doanh, khu vực hộ cá thể) theo đúng quy trình, quy định ngay sau khóa sổ hàng tháng.

- Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ thuế, thiết lập hồ sơ phân loại đảm bảo chặt chẽ theo đúng quy định.

- Thông báo danh sách các doanh nghiệp nợ thuế yêu cầu các Chi cục Thuế tổ chức rà soát, đôn đốc và thực hiện cuỡng chế nợ thuế, công khai thông tin nợ thuế theo đúng quy định. Tổ chức kiểm điểm định kỳ hàng tháng

việc thực hiện cưỡng chế nợ của từng địa bàn.

- Nắm chắc nguồn thu nợ và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để có biện pháp đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế kịp thời, đúng quy định. Bộ phận thanh tra - kiểm tra thuế, bộ phận quản lý các khoản thu từ đất thực hiện phân tích cụ thể nguyên nhân, tình trạng nợ thuế đối với từng người nộp thuế, đôn đốc quyết liệt không để nợ mới phát sinh. Các đoàn thanh tra, kiểm tra đôn đốc nộp ngay các khoản khai thác tăng thu qua thanh tra, kiểm tra. Định kỳ hàng tháng, bộ phận quản lý nợ rà soát, đánh giá trách nhiệm đến từng bộ phận.

- Cục Thuế thành phố Hà Nội thực hiện công khai nợ thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng trước ngày 10 hàng tháng, các phòng thanh tra - kiểm tra thuế phối hợp rà soát đảm bảo dữ liệu nợ đúng trước khi công khai.

- Giải quyết thông báo bán lẻ hóa đơn kịp thời, thực hiện theo dõi, đôn đốc tiến độ nộp đối với những đơn vị được giải quyết thông báo xuất lẻ hóa đơn. Các phòng kiểm tra kiểm soát chặt chẽ tình hình kê khai thuế để phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp đã cưỡng chế hóa đơn nhưng vẫn tiếp tục sử dụng hóa đơn không có Thông báo xuất hóa đơn lẻ của cơ quan thuế.

3.2.2.5. Sự phối hợp giữa các bộ phận

Để công tác quản lý nợ thuế đạt hiệu quả cao cần có sự phối hợp chặt chẽ không chỉ các bộ phận trong nội bộ cơ quan thuế mà còn có sự phối hợp của các cơ quan hữu quan khác như: Kho bạc, ngân hàng, hải quan, báo đài, công an... vừa phối hợp, vừa giám sát lẫn nhau trong quá trình thực thi nhiệm vụ đồng thời làm tăng tính chặt chẽ, chính xác của thông tin. Hơn nữa, cơ quan thuế cũng không có đủ quyền hạn để xử lý một số trường hợp nhất định mà cần phải có sự can thiệp của các cơ quan chức năng. Do vậy, cần phải tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của các

Sở, ban, ngành, đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác đôn đốc, xử lý và áp dụng biện pháp cuỡng chế thu hồi nợ thuế.

Trong nội bộ ngành thuế, cũng cần có sự kết hợp đôn đốc thu giữa các cơ quan thuế trong toàn ngành để thực hiện đôn đốc thu đối với các khoản vãng lai ngoại tỉnh, nợ tiền thuê đất tại các Chi cục thuế đuợc tốt hơn. Một số giải pháp nên thực hiện nhu sau:

- Xây dựng dữ liệu nợ trọng điểm, nợ mới phát sinh, nợ có khả năng tăng truớc mỗi kỳ khóa sổ: Định kỳ hàng tháng, bộ phận quản lý nợ xây dựng dữ liệu nợ trọng điểm, nợ mới phát sinh, từ đó có cơ sở đánh giá tổng quan tình hình nợ, phối hợp với bộ phận thanh tra - kiểm tra thuế thực hiện đôn đốc, cuỡng chế kịp thời, đúng quy định.

- Bộ phận thanh tra - kiểm tra thuế phối hợp với bộ phận quản lý nợ thuế nắm chắc nguồn thu nợ và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để có biện pháp đôn đốc, cuỡng chế nợ thuế kịp thời, đúng quy định.

- Cục Thuế thành phố Hà Nội đẩy mạnh phối hợp với các Sở, Ban, Ngành Thành phố, các ngân hàng thuơng mại, các cơ quan công an, các cấp chính quyền trong công tác đôn đốc, thu hồi và cuỡng chế nợ thuế, đặc biệt

Một phần của tài liệu 1344 quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại cục thuế thành phố hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w