Quan điểm về quản lý nợ và cưỡng chế nợthuế

Một phần của tài liệu 1344 quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại cục thuế thành phố hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 93 - 96)

Trong những năm tới, mục tiêu của công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế là kịp thời phát hiện và xử lý các đối tượng nộp thuế cố ý chây ỳ, nợ thuế, chiếm đoạt tiền thuế và các khoản tiền phạt liên quan đến thuế, để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào Ngân sách Nhà nước, phù hợp với pháp luật thuế. Các qui định xử lý đối tượng chậm nộp thuế phải phù hợp với thông lệ quốc tế, và đảm bảo nguyên tắc tôn trọng sự tuân thủ tự nguyện của đối tượng nộp thuế và xử lý một cách công bằng. Do vậy, quan điểm đề xuất về các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế để đạt được mục tiêu nêu trên bao gồm:

Thứ nhất, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế phải được th ực hiện trên cơ sở nâng cao hiệu lực quản lý thuế.

Các vi phạm của các cá nhân, tổ chức cố tình trốn thuế, gian lận thuế sẽ gia tăng nếu cơ quan quản lý thuế không áp dụng các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn, chính vì vậy, áp dụng các biện pháp quản lý nợ và cưỡng chế thuế phải đảm bảo nhằm phát hiện kịp thời các hành vi chây ỳ nợ thuế, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng

cho các doanh nghiệp đồng thời nâng cao tính tuân thủ pháp luật của NNT, đảm bảo tính hiệu lực của pháp luật nhà nuớc. Với cách hiểu nhu trên, có thể thấy quan điểm về nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ gắn liền với việc phải đảm bảo bình đẳng về nghĩa vụ thuế đối với mọi thành phần sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế, có nghĩa là phải đối xử nhu nhau giữa các doanh nghiệp. Chẳng hạn nhu không phân biệt giữa việc quản lý nợ và cuỡng chế thuế đối với thành phần kinh tế tu nhân với doanh nghiệp đầu tu nuớc ngoài... từ đó mới phát huy đầy đủ tính hiệu lực của pháp luật thuế nói chung.

Thứ hai, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế phải gắn với hiệu quả công tác quản lý thuế nói chung. Theo quan

điểm này, nếu cơ quan thuế không quản lý đuợc nguời nộp thuế sẽ làm cho việc quản lý nợ gặp khó khăn dẫn đến không có cơ sở để quản lý nợ, đồng thời nếu không làm tốt công tác quản lý thuế nói chung và công tác kê khai và kế toán thuế nói riêng thì sẽ không có cơ sở dữ liệu để quản lý nợ thuế. Chính vì vậy, cơ quan thuế cần đảm bảo xác định kịp thời, chính xác các khoản nợ của từng đối tuợng nợ thuế, xác định nguyên nhân, tình trạng nợ của đối tuợng nợ thuế, từ đó có các biện pháp thu nợ phù hợp, hiệu quả, đồng thời sử dụng một cách hiệu quả các biện pháp quản lý nợ với nguồn lực ít nhất để thu đuợc nhiều nợ nhất cho Ngân sách Nhà nuớc, giảm thiểu số thuế nợ không có khả năng thu cho Ngân sách Nhà nuớc đến mức tối đa. Ngoài ra, còn phải phù hợp với cơ chế quản lý thuế theo chức năng.

Thứ ba, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế phải tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời phải phù hợp với điều kiện lịch sử của đất nuớc trong mỗi giai đoạn phát triển nhất định. Cơ sở của quan điểm này là nguyên tắc lịch sử cụ thể của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Theo đó, chính sách thuế nói chung và chính sách quản lý đôn đốc nợ nói riêng muốn đi vào thực tế cuộc

sống thì phải phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Nếu chính sách thuế không phù hợp và không tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế phát triển sản xuất kinh doanh có thể dẫn tới vô hiệu hoặc không phát huy đúng tác dụng như mong muốn.

Trong bối cảnh nền kinh tế năm 2019 với sự bùng nổ của công nghệ 4.0, chính phủ ra một loạt chính sách ưu đãi về thuế với các doanh nghiệp về công nghệ như Chính phủ sẽ miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9

năm tiếp theo thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập của doanh nghiệp khoa học

và công nghệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hình thành từ kết

quả khoa học và công nghệ. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ cũng được Chính phủ miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định của pháp luật

về đất đai... Việc đảm bảo quan điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc đề xuất những giải pháp có giá trị với thực tiễn quản lý kinh tế đất nước.

Thứ tư, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế phải được thực hiện phù hợp với trình độ quản lý và điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam hiện nay. Quan điểm này xuất phát từ đòi hỏi tất

yếu khi đất nước ta mở cửa nền kinh tế, mở rộng quan hệ kinh tế - chính trị với các nước và tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế. Trong điều kiện này, hoạt động của các thực thể kinh tế trong nước và quốc tế đan xen và chịu tác động đồng thời của hệ thống chính sách thuế và hệ thống quản lý thuế.

Cuối cùng, giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế phải đảm bảo tăng thu ngân sách từ thuế nhưng vẫn phải đảm bảo lợi ích cho các tổ chức sản xuất kinh doanh trong xã hội. Quan

điểm này xuất phát từ việc thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước, việc thay đổi số thu từ thuế có ảnh hưởng rất lớn đến cân đối ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Chính vì vậy, hiệu quả của công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế phải

đảm bảo tăng thu cho Ngân sách nhưng cũng đồng thời phải đảm bảo hài hoà lợi ích của các tổ chức sản xuất kinh doanh.

3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ TẠI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu 1344 quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại cục thuế thành phố hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 93 - 96)