Tác động của rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 1373 quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP VN thịnh vượng chi nhánh tỉnh nam định luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 29 - 31)

Cũng như mọi doanh nghiệp khác, ngân hàng cũng có thể gặp rủi ro và bị mất vốn. Nhưng do kinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt, nên rủi ro trong kinh doanh ngân hàng không chỉ ảnh hưởng đến bản thân ngân hàng thương mại mà còn tác động xấu đến nền kinh tế xã hội. Cụ thể:

- Đối với ngân hàng.

Ngân hàng là đối tượng trực tiếp chịu sự ảnh hưởng của rủi ro tín dụng, ban đầu là những tổn thất về mặt tài chính, dẫn tới giảm uy tín của ngân hàng. Và sau đó là mất lòng tin của khách hàng vào tiềm lực tài chính của ngân hàng dẫn tới rủi ro thanh khoản có thể đẩy ngân hàng tới bờ vực phá sản và đe dọa sự ổn định toàn bộ hệ thống ngân hàng. Bất kỳ một rủi ro nào xảy ra cũng gây những tổn thất về tài chính cho ngân hàng: hoặc làm tăng chi phí hoạt động, hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng. Nếu thu không đủ chi ngân hàng sẽ bị thua lỗ, có thể dẫn tới phá sản.

Rủi ro và tổn thất tài chính là điều khó tránh khỏi trong việc tìm kiếm lợi nhuận, hoạt động nào mang lại lợi nhuận càng cao thì khả năng xảy ra rủi ro lớn. Điều đó bắt buộc các ngân hàng là phải cân nhắc lựa chọn phuơng án kinh doanh nhằm đạt đuợc sự cân bằng hợp lý giữa rủi ro và lợi nhuận.

- Đối với nền kinh tế xã hội:

Khi rủi ro tín dụng xảy ra ở mức độ vừa phải thì không chỉ ngân hàng chịu ảnh huởng mà nguời đi vay bị làm ăn thua lỗ phải phá sản ảnh huởng tới lợi ích kinh tế - xã hội dự tính, nạn thất nghiệp tăng lên, nguời gửi tiền không đuợc đảm bảo nhu trước nữa làm cho nguồn vốn ngân hàng giảm dẫn đến ảnh hưởng xấu về đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế. Các thua lỗ của ngân hàng nếu nghiêm trọng có thể làm cổ đông mất vốn đầu tư, người gửi tiền mất đi khoản tiền tiết kiệm mà họ đã tích lũy được. Tình trạng tài chính xấu của một ngân hàng còn tạo ra sự nghi ngờ của người gửi tiền về sự ổn định và khả năng thanh toán của cả hệ thống ngân hàng, gây tác động xấu đến tình hình của các ngân hàng khác, kéo theo phản ứng dây chuyền và phá vỡ tính ổn định của thị trường tài chính.

Như vậy rủi ro tín dụng ở mức độ lớn là một trong những nguyên nhân làm khủng hoảng kinh tế, đưa nền kinh tế đi lùi lại sau mấy chục năm.

- Đối với người đi vay:

Đối với người đi vay, khi rủi ro tín dụng xảy ra, các chủ thể kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn vốn ngân hàng sẽ giảm hoặc mất nguồn vốn đầu tư và mở rộng qui mô, nhất là ảnh hưởng tới tính liên tục của quá trình sản xuất có thể gây đến phá sản doanh nghiệp. Đối với chủ thể kinh doanh gây ra rủi ro tín dụng thì mất đi nguồn vốn từ ngân hàng đó và gần như không thể đi tìm được nguồn vốn khác trong nền kinh tế vì không còn uy tín trong khả năng trả nợ.

Nói tóm lại, rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra ở mức độ khác nhau: nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi vay,

nặng nhất khi ngân hàng không thu được vốn lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ mà mất vốn. Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay. Do đó việc quản lý rủi ro có hiệu quả nhằm hạn chế rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất là một yêu cầu tất yếu đặt ra trong quá trình tồn tại và phát triển của NHTM.

Một phần của tài liệu 1373 quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP VN thịnh vượng chi nhánh tỉnh nam định luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w