Nâng cao chất lượng giám sát tín dụng

Một phần của tài liệu 1373 quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP VN thịnh vượng chi nhánh tỉnh nam định luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 103)

Việc giải ngân phải tuân thủ đúng các quyết định cấp tín dụng của cấp có thẩm quyền, đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân, các chứng từ giải ngân đầy đủ và hợp lệ. Việc giải ngân chủ yếu phải bằng chuyển khoản, hạn chế giải ngân bằng tiền mặt, không giải ngân vào chính tài khoản của người vay, do đó ngân hàng kiểm soát được mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng.

Tuân thủ nghiêm ngặt việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay (theo quy định của VPBank Nam Định hiện nay là tối đa sau 7 ngày đối với khoản giải ngân bằng tiền mặt và tối đa 10 ngày đối với khoản giải ngân bằng chuyển khoản). Đối với khách hàng có nợ xấu, cần phải tăng cường kiểm tra, hàng tuần, hàng tháng để theo sát tình hình khách hàng để phân tích, đánh giá rủi ro và đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro. Việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay phải được thực hiện nghiêm túc để phát hiện rủi ro và có biện pháp xử lý, tránh tình trạng kiểm tra mang tính đối phó, chiếu lệ.

Theo dõi chặt chẽ nguồn tiền của khách hàng trên cơ sở xây dựng cơ chế kiểm soát đối với từng loại vay ví dụ như cho vay xây lắp cần tiến hành kiểm tra tiến độ thi công, xác nhận của chủ đầu tư về công nợ, các khoản vay thương mại cần kiểm tra hàng tồn kho, công nợ hàng tháng, cần bám sát các nguồn thu của khách hàng để thu nợ đúng hạn, giảm thiểu rủi ro.

Đối với khách hàng khó khăn tài chính, kinh doanh thua lỗ, khó khắc phục, VPBank Nam Định đưa ra giải pháp khắc phục lỗ, tư vấn và giám sát khách hàng, đề nghị khách hàng đưa ra lộ trình khắc phục với thời gian hoàn thành và phương án kế hoạch trả nợ cụ thể.

Một phần của tài liệu 1373 quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP VN thịnh vượng chi nhánh tỉnh nam định luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 103)