Nâng cao trình độ nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu 1373 quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP VN thịnh vượng chi nhánh tỉnh nam định luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 104 - 106)

Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng để phân tích và đưa ra quyết định có nên cho vay hay không, do đó trình độ của cán bộ tín dụng có tính chất quyết định đến chất lượng tín dụng, và ảnh hưởng tới rủi ro

tín dụng. Cán bộ tín dụng có trình độ cao sẽ đánh giá được đầy đủ những thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động cấp tín dụng, từ đó sẽ đưa ra được những ý kiến chính xác, làm giảm thiểu rủi ro. Để nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, ngân hàng cần chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ, đồng thời nâng cao tinh thần và đạo đức nghề nghiệp cho các cán bộ tín dụng. Môi trường làm việc, chính sách quản lý và đãi ngộ đối với nhân viên cũng là các yếu tố mà ngân hàng cần quan tâm để nâng cao chất lượng làm việc của cán bộ tín dụng.

Công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng cần thiết phải có sự quan tâm chỉ đạo từ phía Hội sở chính trong việc hỗ trợ ngân hàng tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn. Hiện nay đội ngũ làm công tác tín dụng tại VPBank Nam Định còn rất non trẻ cả tuổi đời và tuổi nghề thì việc bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp rất cần thiết.

Ngân hàng cần chú trọng chất lượng trong công tác tuyển dụng cán bộ cho bộ phận tín dụng và bộ phận ban hành chính sách tín dụng. Trong công tác tuyển dụng, chi nhánh cần chú trọng để tuyển chọn những cán bộ làm việc trong các bộ phận tín dụng phải có kết quả học tập tốt, có phẩm chất đạo đức tốt, có hiểu biết về quy trình cấp tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước...

Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ để cập nhật các kiến thức nghiệp vụ và các quy định pháp luật. Nếu chưa đi đào tạo kịp thời thì có thể đào tạo tại chỗ, các giảng viên là các lãnh đạo phòng hay các chuyên viên có kinh nghiệm. Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề trao đổi các bài học kinh nghiệm liên quan đến tín dụng. Và ngân hàng cũng cần mở các lớp học bồi dưỡng về ngoại ngữ nhằm rèn luyện và nâng cao khả năng ngoại ngữ cho nhân viên để phục vụ cho nhóm khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài. Ngân hàng cũng cần phải chú trọng nhiều hơn, đòi hỏi cao hơn và có thái độ rõ ràng hơn đối với cán bộ tín

dụng nhằm để hạn chế rủi ro trong cho vay như là:

- Về năng lực công tác: đòi hỏi những cán bộ có liên quan đến hoạt động cho vay phải thường xuyên nghiên cứu, học tập, nắm vững, thực hiện đúng các quy định hiện hành và phải không ngừng nâng cao năng lực công tác, nhất là khả năng phát hiện, ngăn chặn những thủ đoạn lợi dụng khách hàng.

- Về phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm: yêu cầu mỗi cán bộ ngân hàng phải luôn tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm. Ngân hàng cần phải có chế độ đãi ngộ, khen thưởng hợp lý, công bằng.

Ngoài ra, Ngân hàng cần xây dựng cơ chế xử phạt, xác định trách nhiệm cá nhân đối với những trường hợp vi phạm quy định của VPBank Nam Định, của chi nhánh trong việc cho vay nhằm tạo lập một môi trường làm việc chuyên nghiệp, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và nâng cao hiệu quả làm việc của các cán bộ ngân hàng. Bên cạnh đó cũng nên xây dựng cơ chế khen thưởng nhằm khuyến khích cán bộ cho vay phát huy hết năng lực, đóng góp vào hiệu quả hoạt động của ngân hàng thông qua hình thức tuyên dương, tăng lương hay thưởng đối với các cán bộ cho vay có trình độ năng lực, nghiệp vụ vững chắc, có hiệu quả công việc cao và có nhiều đóng góp cho hoạt động của ngân hàng

Một phần của tài liệu 1373 quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP VN thịnh vượng chi nhánh tỉnh nam định luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 104 - 106)