Thành lập trong bối cảnh khó khăn nhất của nền kinh tế, hoạt động của ngành ngân hàng vào thời điểm 2008 gặp nhiều bất lợi nhưng sau chặng đường 10 năm LienVietPostBank đã trở thành một trong số các ngân hàng TMCP có mạng lưới lớn nhất tại Việt Nam. Mạng lưới hoạt động của LienVietPostBank đang được mở rộng về cả quy mô và vùng địa lý. Đến thời điểm 31/03/2018, ngoài Trụ sở chính tại Hà Nội, Ngân hàng có 04 Văn phòng đại diện, 71 Chi nhánh và 200 Phòng Giao dịch tại các tỉnh thành, 1.362 Phòng Giao dịch Bưu điện cùng với quyền khai thác hơn 10.000 điểm giao dịch Bưu điện trong cả nước.
Với mục tiêu cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng chất lượng cao tới tất cả người dân kể cả vùng sâu vùng xa, công tác phát triển mạng lưới tại LienVietPostBank luôn được chú trọng hàng đầu. Ngày 31/12/2015, NHNN ban hành Thông tư số 43/2015/TT-NHNN về tổ chức và hoạt động
của Phòng Giao dịch Bưu điện trực thuộc Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt tạo hành lang pháp lý để LienVietPostBank là ngân hàng duy nhất được phép mở Phòng Giao dịch Ngân hàng đến tất cả các đơn vị hành chính cấp huyện trên cả nước. Dự kiến trong vòng 2 năm tới, LienVietPostBank s ẽ có Phòng Giao dịch tại tất cả các quận, huyện trên toàn quốc, đưa sản phẩm dịch vụ ngân hàng chất lượng đến với mọi người dân trên mọi miền Tổ quốc.
2.1.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của LienVietPostBank
Năm 2017, nền kinh tế trong nước có những biển chuyển tốt rõ nét đặc biệt là thị trường bất động sản, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cao kéo theo hoạt động kinh doanh năm 2017 của LienVietPostBank có những bước tăng trưởng vượt bậc, hoàn thành vượt ngưỡng các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra.
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh chính giai đoạn 2015- Q1.2018
Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2015, 2016, 2017 và Báo cáo tài chính giữa niên độ Quý I năm 2018 của LienVietPostBank
Chỉ tiêu 31/12/201 5
31/12/2016 31/12/201 7
31/03/2018
Tiền gửi không kỳ hạn 13.46
1 45.745 36.41 3 31.270 Tiền gửi có kỳ hạn 63.48 0 65.002 91.55 4 112.84 0
Tiền gửi vốn chuyên dụng 0 73 42 2^
Tiền gửi ký quỹ 68
8
165 266 238-
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu liên tục tăng qua các năm từ 2015 - Quý I năm 2018 đã tạo điều kiện thuận lợi để ngân hàng mở rộng quy mô, đầu tu phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, có công nghệ cao cũng nhu giúp ngân hàng khẳng định đuợc vị thế của mình trong hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Nếu nhu từ thời kỳ thành lập, LienVietPostBank chỉ có số vốn khiêm tốn là 3.477 tỷ đồng thì sau 10 năm con số ấy đã lên tới hơn 169.797 tỷ. Đó là một con số không hề nhỏ, thể hiện sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong việc cố gắng không ngừng mở rộng quy mô của ngân hàng.
Lợi nhuận truớc thuế của LienVietPostBank trong năm 2017 đạt 1.768 tỷ đồng, vuợt 17,87% so với kế hoạch đuợc ĐHĐCĐ đề ra. Tăng truởng lợi nhuận truớc thuế năm 2017 đạt 31,16% so với năm 2016 và 318,96% so với năm 2015, đà tăng truởng này sẽ hứa hẹn tiếp diễn trong các năm tiếp theo.
a) Tiền gửi của khách hàng
Tiền gửi của khách hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động, bình quân chiếm trên 82% tổng nguồn vốn huy động của LienVietPostBank trong giai đoạn 2015 - Quý 1.2018.
Về cơ cấu, tiền gửi của khách hàng tổ chức chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tiền gửi của khách hàng (luôn duy trì tỷ trọng trên 53%). Điều này thể hiện LienVietPostBank đang thực hiện thành công việc duy trì các nguồn vốn chiến luợc từ các tổ chức lớn nhu: Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Viettel, Buu điện, Điện lực, Mobifone...
Về kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn của LienVietPostBank chiếm tỷ trọng lớn với 58,57% năm 2016 và 71,37% năm 2017.
Bảng 2.2: Tiền gửi khách hàng theo kỳ hạn trong giai đoạn 2015-Q1.2018Đơn vị: tỷ đồng Đơn vị: tỷ đồng
Tổng 77.62 9 110.985 128.275 9 144.34 Chỉ tiêu 31/12/2015 31/12/2016 31/12/2017 31/03/2018 VND 74.589 108.807 125.663 142.118 Ngoại tệ 3.040 2.178 2.612 2.231 Tổng 77.629 110.985 128.275 144.349 λ T ^ T^r r . X • Ị 'ỊỊ- Ắ . r '>Ci 1 ~ 1 / O 1 ∏ ʌ TV r r
Nguồn: Báo cáo tài chính kiêm toán năm 2015, 2016, 2017 và Báo cáo tài chính giữa niên độ Quý I năm 2018 của LienVietPostBank
về loại hình, tiền gửi nội tệ luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với tiền gửi ngoại tệ (trên 96% tổng tiền gửi của khách hàng). Tại 31/12/2016, tổng số du tiền gửi nội tệ đạt 108.807 tỷ đồng tăng 34.218 tỷ đồng so với năm trước và chiếm 98,04% tổng số du tiền gửi của khách hàng). Năm 2017 tổng số dư tiền gửi nội tệ đạt 125.663 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2016.
Bảng 2.3: Tiền gửi khách hàng theo đồng tiền trong giai đoạn 2015- Q1.2018
TT trọng (%) trọng (%) trọng (%) trọng (%) 1 Nợ ngắn hạn 13.312 23,70 20.910 26,24 26.586 26,42 32.833 30,36 2 Nợ trung hạn 26.520 47,22 42.116 52,86 51.384 51,07 51.739 47,85 3 Nợ dài hạn 16.333 29,08 16.651 20,90 22.651 22,51 23.565 21,79 Tổng 56.165 100,00 79.676 100,00 100.62 1 100,00 108.13 7 100,00 λ T ^ T^r r . X ∙ Ị 'ỊỊ- Ắ . r '>Ci 1 ~ 1 S ^ O 1 ∏∖ ʌ TV r r
Nguồn: Báo cáo tài chính kiêm toán năm 2015, 2016, 2017 và Báo cáo tài chính giữa niên độ Quý I năm 2018 của LienVietPostBank
b) Quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng
Về kỳ hạn các khoản vay, LienVietPostBank đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tích cực, dư nợ tín dụng trung dài hạn có xu hướng chiếm tỷ trọng giảm dần và dư nợ tín dụng ngắn hạn có xu hướng
chiếm tỷ trọng tăng dần. Tại ngày 31/03/2018, dư nợ cho vay trung hạn của LienVietPostBank đạt ~47,85% trong cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng. Dư nợ ngắn hạn đã tăng đáng kể trong các năm gần đây, đạt mức 26.586 tỷ đồng tại ngày 31/12/2017 và 32.833 tỷ đồng tại ngày 31/03/2018, tương ứng chiếm lần lượt ~26,42% và ~30,36% trong cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng, tăng trưởng hơn 140% so với năm 2015 về quy mô. Dư nợ dài hạn giữ ở mức ổn định trong khoảng từ 20% - 22% trong giai đoạn 2016 đến hết 03 tháng đầu năm 2018. Với định hướng cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn như trên, LienVietPostBank đã đảm bảo khả năng thanh khoản và sự cân đối giữa nguồn vốn huy động với các hoạt động cho vay của mình.
Bảng 2.4: Dư nợ cho vay khách hàng theo kỳ hạn từ 2015-Q1.2018
Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2015, 2016, 2017 và Báo cáo tài chính giữa niên độ Quý I năm 2018 của LienVietPostBank
Về đối tượng khách hàng, LienVietPostBank chủ trương giữ ổn định cơ cấu khách hàng, tập trung phát triển nền khách hàng bền vững, có chất lượng. Trong đó, LienVietPostBank tập trung vào các ngành công nghiệp sản xuất - chế biến; nông nghiệp; buôn bán, sửa chữa ô tô và ngành xây dựng. Dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản duy trì ổn định ở mức khoảng 11% tổng dư nợ cho vay.
Với mục tiêu phát triển bền vững, LienVietPostBank xác định tăng trưởng tín dụng phải gắn với nhiệm vụ huy động vốn đồng thời phát triển dịch vụ cũng như kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng và đảm bảo các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của NHNN.
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT
2.2.1. Khuôn khổ pháp lý hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại LPB
2.2.1.1.Quy định của NHNN ViệtNam
Đứng trước những biến động của nền kinh tế trong thời gian gần đây, hệ thống ngân hàng cũng gặp khó khăn trong thanh khoản. Vì thế NHNN Việt Nam đã ban hành một số Quy định, Thông tư mới nhằm siết chặt hoạt động kinh doanh, nâng cao tính an toàn trong hoạt động của các TCTD.
Xét về lịch sử các quy định liên quan đến tỷ lệ giới hạn trong hoạt động ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành tuần tự 3 văn bản pháp quy. Văn bản đầu tiên được ban hành năm 2005 là Quyết định 457/2005/QĐ- NHNN. Văn bản thứ 2 ra đời sau đó 5 năm là Thông tư 13/2010/TT-NHNN để thay thế Quyết định 457/2005. Thông tư 36/2014 hiện hành là văn bản thứ 3, thay thế cho Thông tư 13/2010. Thông tư 06/2016 và Thông tư 19/2017 là hai văn bản sửa đổi, bổ sung cho Thông tư 36/2014. Ngoài ra còn có văn bản hợp nhất 02/VBHN-NHNN năm 2018 về hợp nhất thông tư quy định giới hạn, tỷ lệ bảm đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài do NHNN ban hành.
Thông tư 36 hướng dẫn 6 tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định tại Điều 130 Luật các TCTD, bao gồm giới hạn cấp tín dụng, các tỷ lệ về an toàn vốn tối thiểu; tỷ lệ khả năng chi trả, dự trữ thanh khoản; tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn; tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần và tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi.
38
phù hợp từ Thông tư 13, đồng thời được sửa đổi, bổ sung theo sát các quy định của thông lệ quốc tế (Basel I, Basel II), phù hợp với thực tế hệ thống các TCTD hiện nay và định hướng quản lý, phát triển hệ thống trong thời gian tới.
Một số nội dung cơ bản mới của Thông tư 36:
i. Quy định nội bộ về quản lý thanh khoản, trong đó tối thiểu phải có nội dung sau: (i) Quy định về việc phân cấp, ủy quyền, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận liên quan trong việc quản lý tài sản Có, tài sản Nợ và việc bảo đảm duy trì tỷ lệ khả năng chi trả, thanh khoản;
ii. Quy trình, thủ tục và các giới hạn quản lý thanh khoản, giới hạn kiểm soát chênh lệch kỳ hạn tài sản Có, tài sản Nợ trên cơ sở dòng tiền vào, dòng tiền ra;
iii. Các nguyên tắc, chính sách, quy trình nhận dạng, đo lường, theo dõi, kiểm soát, báo cáo và trao đổi thông tin rủi ro về khả năng chi trả, thanh khoản; các tiêu chí cảnh báo sớm về rủi ro thiếu hụt khả năng chi trả, thanh khoản và các phương án xử lý;
iv. Kế hoạch và biện pháp nắm giữ các loại giấy tờ có giá có khả năng thanh khoản cao;
v. Hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ đối với việc duy trì tỷ lệ khả năng chi trả, thanh khoản;
vi. Mô hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản, trong đó có các phân tích tình huống khả năng chi trả, tính thanh khoản có thể xảy ra.
a) về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)
Kế thừa quy định tại Thông tư 13/2010/TT-NHNN, Thông tư 36 quy định TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bao gồm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất ở mức 9%. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa vốn tự có và tổng tài sản có đã được điều chỉnh theo hệ số rủi ro.
về hệ số rủi ro của tài sản có được chia theo 5 mức: 0%, 20%, 50%, 100% và 150%. Trong đó, đáng chú ý là Thông tư 36 đã giảm hệ số rủi ro từ 250% xuống 150% đối với 3 nhóm tài sản có là: các khoản cấp tín dụng để kinh doanh bất động sản, kinh doanh, đầu tư chứng khoán và khoản cho vay được bảo đảm bằng vàng.
b) về tỷ lệ khả năng chi trả
Theo quy định tại Thông tư 36, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì tỷ lệ khả năng chi trả bao gồm 2 tỷ lệ: (i) Tỷ lệ dự trữ thanh khoản (được tính theo tỷ lệ phần trăm giữa tài sản có tính thanh khoản cao trên tổng nợ phải trả); (ii) Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày (được tính theo tỷ lệ phần trăm giữa tài sản có tính thanh khoản cao trên dòng tiền ra ròng trong 30 ngày tiếp theo),
Tùy theo loại hình TCTD, Thông tư 36 quy định tỷ lệ dự trữ thanh khoản như sau: NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng hợp tác xã: 10%;
Thông tư 36 cũng quy định tỷ lệ khả năng chi trả đồng Việt Nam trong 30 ngày tiếp theo đối với từng loại hình TCTD như sau: NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng hợp tác xã: 50%;
Đối với ngoại tệ, Thông tư 36 quy định tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày tiếp theo đối với từng loại hình TCTD như sau: NHTM: 10%;
c) về xử lý khi không đảm bảo các tỷ lệ khả năng chi trả
Thông tư 36 quy định về xử lý khi TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không bảo đảm tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày tiếp theo như sau: (i) Trường hợp kết quả tính toán tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày của ngày hôm sau không đảm bảo tỷ lệ theo quy định, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có biện pháp tự xử lý, bao gồm: vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác hoặc ký kết với các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác các cam kết gửi tiền có kỳ hạn không thể hủy ngang, cam kết vay không thể hủy ngang và các biện pháp không thể hủy ngang khác để đảm
40
bảo tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định; (ii) Hàng ngày, trước 10 giờ sáng ngày hôm sau, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo tỷ lệ khả năng chi trả thiếu hụt tạm thời (nếu có) và các biện pháp đã thực hiện để bù đắp thiếu hụt; (iii) TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được cho vay, ký các cam kết gửi tiền có kỳ hạn không thể hủy ngang, cam kết cho vay không thể hủy ngang với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác để bù đắp thiếu hụt khả năng chi trả nếu sau khi thực hiện các hoạt động này vẫn đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày theo quy định.
Đồng thời, Thông tư 36 cũng quy định NHNN sẽ giám sát chặt chẽ, có các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với trường hợp phải sử dụng các biện pháp tự xử lý nêu trên ở mức từ 20% trở lên của tài sản có tính thanh khoản cao để duy trì tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày.
d) về tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn
Thực hiện quy định của Luật các TCTD 2010, để bảo đảm an toàn thanh khoản của TCTD, Thông tư 36 đã quy định trở lại tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn. Tỷ lệ này được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa tổng dư nợ cho vay trung, dài hạn trừ đi tổng nguồn vốn trung, dài hạn, chia cho tổng nguồn vốn ngắn hạn.
Tùy theo loại hình TCTD, Thông tư 36 quy định tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn như sau: (i) NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng hợp tác xã: 60%; Hiện nay Thông tư 16/2018/TT-NHNN được ban hành vào ngày 31/07/2018 sửa đổi bổ sung một số điều của TT 36 đã quy định về tỷ lệ này như sau: Ngân hàng TMCP 45% trong năm 2018 và 40% vào năm 2019;
Đồng thời Thông tư 36 cũng bổ sung thêm giới hạn mua trái phiếu Chính phủ của TCTD. Giới hạn này được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa tổng