2.3. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân
Tuy hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của LienVietPostBank đã đạt đuợc những kết quả đáng khích lệ. Song, công tác quản trị rủi ro thanh khoản vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, điển hình nhu:
2.3.2.1.Khung pháp lý cơ bản liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro thanh
khoản chưa được ban hành chính thức
Mặc dù ngân hàng đã đi vào hoạt động hơn 10 năm, tuy nhiên Chính sách quản lý rủi ro mới đuợc ban hành vào nửa cuối năm 2015 vẫn còn chua chi tiết, cụ thể về hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản. Điều này dẫn đến một số bất cập nhu sau:
■ Chua có một quy trình chuẩn làm căn cứ để các đơn vị có liên quan theo đó thực hiện hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản một cách trình tự, chính xác;
■ Trách nhiệm của các đơn vị và bộ phận có liên quan theo đó không đuợc phân định rõ ràng, có sự chồng chéo, ỷ lại. Thông thuờng sẽ có một bộ phận chuyên trách là Phòng quản trị tài sản Nợ - tài sản Có thực hiện hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản theo định huớng, chính sách của Hội đồng quản trị và Ủy ban ALCO, PC, QLRR và PCRT trong từng thời kỳ. Công việc chủ yếu của đơn vị này là thực hiện việc theo dõi, giám sát thực trạng thanh khoản của ngân hàng thông qua các công cụ rủi ro; cảnh báo sớm và có
61
phương án đề xuất xử lý khi ngân hàng có nguy cơ phải đối mặt với rủi ro thanh khoản; định kỳ lập báo cáo và thông báo cho các cấp lãnh đạo về tình hình thanh khoản của ngân hàng thông qua các cuộc họp định kỳ của HĐ ALCO. Tuy nhiên hiện tại Phòng ALM của ngân hàng lại không đảm trách được hết các chức năng, nhiệm vụ này mà chủ yếu thực hiện các báo cáo tổng hợp liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản. Trong khi Khối PC, QLRR và PCRT chỉ chịu trách nhiệm quản lý các loại rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động.
Như vậy hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản hiện đang bị bỏ ngỏ và Phòng Kinh doanh vốn - Khối Nguồn vốn vừa phải đảm bảo, cân đối thanh khoản cho toàn hệ thống vừa phải xử lý các rủi ro thanh khoản có thể xảy ra do những biến động bên trong và bên ngoài ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động của Phòng Kinh doanh vốn cũng mới chỉ dừng lại ở mức xử lý chứ không phải dự báo. Trong khi hoạt động dự báo mới là phần quan trọng nhất trong hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản vì chỉ khi dự báo được tình hình thì ngân hàng mới đứng ở thế chủ động đối phó, từ đó giảm thiểu tối đa thiệt hại mà ngân hàng có thể gặp phải.
2.3.2.2. Nhân sự liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản còn thiếu
và yếu đồng thời các đơn vị, bộ phận chưa thực sự hoạt động hiệu quả theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao
Ủy ban ALCO, PC, QLRR và PCRT và HĐ ALCO đã được thành lập tương đối lâu (khoảng 1 năm sau khi ngân hàng được thành lập) tuy nhiên chúng không được vận hành theo đúng chức năng, nhiệm vụ là định hướng, ban hành chính sách quản trị rủi ro thanh khoản trên toàn hệ thống. Hai Ủy ban và Hội đồng này gần như không tiến hành các cuộc họp định kỳ để cập nhật và nắm bắt thông tin liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản do các đơn vị cấp dưới báo cáo đồng thời cũng không thúc đẩy hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản phát triển mà chỉ dừng lại ở việc phê duyệt các
phương án đối phó khi thanh khoản ngân hàng bị ảnh hưởng trong một số tình huống nghiêm trọng.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên chưa thực sự nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như chưa được đào tạo về các vấn đề liên quan. Điều này có thể giải thích là do:
Trong giai đoạn đầu mới thành lập, các cấp lãnh đạo đang tập trung vào việc tìm kiếm khách hàng trung thành và thúc đẩy hoạt động kinh doanh của ngân hàng đi vào thế ổn định và vững vàng. Do đó hoạt động quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro thanh khoản nói riêng chưa được chú trọng một cách hợp lý;
Cũng trong giai đoạn này nguồn vốn của ngân hàng tương đối dồi dào (vốn chủ sở hữu) nên những biến động của thị trường và rủi ro chính sách trong giai đoạn này chưa thực sự tác động quá rộng và quá sâu đến thanh khoản của ngân hàng từ đó làm cơ sở thúc đẩy hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản phát triển.
Như đã đề cập ở trên, hiện tại Phòng ALM của ngân hàng chủ yếu chỉ thực hiện nhiệm vụ thống kê số liệu và tổng hợp báo cáo là chủ yếu. Mặt khác nhân sự của Phòng ALM có nguồn gốc từ Khối Tài chính nên kinh nghiệm liên quan đến hoạt động ALM nói chung và quản trị rủi ro thanh khoản nói chung còn thiếu và yếu. Do đó trên thực tế Phòng ALM chưa thực sự hoạt động hiệu quả theo đúng chức năng, nhiệm vụ được nêu trong Quy định về chức năng và nhiệm vụ của phòng về hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản.
2.2.3.3. Hệ thống thông tin, công cụ và báo cáo phục vụ cho hoạt động quản trị
rủi ro thanh khoản từng bước được xây dựng hoàn chỉnh tuy nhiên số liệu còn
chưa chính xác và một số báo cáo, chỉ tiêu còn phải thực hiện thủ công
Hệ thống thông tin, báo cáo, số liệu được chiết xuất từ hệ thống corebanking của ngân hàng. Tuy nhiên do đặc thù của hệ thống tài chính ngân
63
hàng Việt Nam nói chung và trình độ phát triển công nghệ của LienVietPostBank nói riêng, việc xây dựng hệ thống báo cáo này còn gặp nhiều khó khăn, cụ thể như sau:
■ Các NHTM tại Việt Nam phải tuân theo một số quy định của NHNN như: trần lãi suất huy động, tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động, tỷ lệ khả năng chi trả... Tuy nhiên trên thực tế hoạt động kinh doanh ngân hàng còn phải dựa trên cung - cầu của thị trường và một số nhân tố khác khiến cho các NHTM buộc phải “lách luật” dẫn đến vi phạm một số quy định của pháp luật (ví dụ như lách trần lãi suất huy động bằng cách huy động vượt trần thông qua việc trả thêm tiền mặt cho khách hàng; xử lý tăng lệ khả năng chi trả theo chuẩn của NHNN bằng cách gửi tiền đồng thời nhận tiền gửi với các TCTD khác cùng kỳ hạn, số tiền, lãi suất...). Điều này dẫn đến việc hạch toán giao dịch vào hệ thống corebanking không còn phản ánh thực tế mà nhiều khi là số liệu “ảo”, kéo theo sự không chính xác về một số hạn mức, chỉ tiêu, báo cáo của NHTM liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản (trong đó có LienVietPostBank);
■ Một số nguồn số liệu không thế lấy tự động từ hệ thống corebanking do đó báo cáo phải thực hiện thủ công (bằng Excel) như các tỷ lệ liên quan đến khả năng chi trả (theo quy định của NHNN); một số tỷ lệ về cơ cấu nguồn và cơ cấu tài sản.