MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ

Một phần của tài liệu (Trang 98)

TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT

3.3.1. về phía Ngân hàng Nhà nước

3.3.1.1.Ôn định môi trường kinh tế vĩ mô

Môi trường kinh tế vĩ mô luôn là yếu tố có tính quyết định đến môi trường hoạt động, ảnh hưởng bao trùm đến toàn bộ hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Đối với các NHTM, sự tồn tại và phát triển của khách hàng, của doanh nghiệp trong nền kinh tế cũng chính là sự bền vững về thanh khoản của ngân hàng.

Thực tế, thời gian qua cho thấy những biến động của kinh tế vĩ mô đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng và là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản cho các NHTM (lạm phát tăng đi kèm với các chính sách điều hành của NHNN đã gây ra cuộc khủng hoảng thanh khoản trong các năm 2009 - 2011) . Do vậy, để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thanh khoản trong ngân hàng, Chính phủ cần tiếp tục đảm bảo tính ổn định của nền kinh tế. Cụ thể:

85

có thể gây mất ổn định kinh tế vĩ mô, bình ổn giá cả;

Theo dõi và điều hành chặt chẽ cán cân thanh toán tổng thể, cân đối tiền - hàng, kiểm soát và hạn chế nhập siêu, bội chi ngân sách.

3.3.1.2.Thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và vừa đủ

Trong giai đoạn 2010 - 2011, khi nền kinh tế vĩ mô có dấu hiệu bất ổn (lạm phát tăng), NHNN đã sử dụng các biện pháp hành chính (nhu áp dụng trần lãi suất 14%) và thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ (2 lần tăng lãi suất chiết khấu từ 7% năm 2010 lên 13%, 4 lần tăng lãi suất tái cấp vốn từ 9% lên 15%, 5 lần tăng lãi suất OMO từ 8% lên 15%). Điều này khiến cho thị truờng tiền tệ bị xáo trộn, lãi suất bắt đầu leo thang kể từ đầu tháng 5/2011, cá biệt, có những giao dịch trên thị truờng liên ngân hàng lãi suất lên tới mức 30 - 40%/năm kỳ hạn 1 tháng. Chính sách tiền tệ thắt chặt duờng nhu đã “quá liều” và quá sức chịu đựng của các NHTM. Thanh khoản của hệ thống bắt đầu lâm vào tình trạng khó khăn, có ngân hàng gặp khủng hoảng thực sự. Lúc này đây mục tiêu hút tiền về để kiềm chế lạm phát không những không đạt đuợc mà NHNN còn phải bơm tiền ra thông qua kênh tái cấp vốn để hỗ trợ cho các ngân hàng. Nhu vậy NHNN cần xem xét lại việc thực thi chính sách tiền tệ một cách linh hoạt và vừa đủ sao cho vẫn thực hiện đuợc mục tiêu đề ra và không gây ảnh huởng nghiêm trọng đến hoạt động của hệ thống NHTM. Để thực hiện tốt đuợc điều này, NHNN cần nâng cao năng lực dự báo đối với diễn biến thị truờng trong nuớc và quốc tế, tình hình kinh tế vĩ mô.. .NHNN cần tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ theo huớng:

Đối với nghiệp vụ thị truờng mở: cần đuợc hoàn thiện và sử dụng nhu một công cụ chủ đạo trong việc điều tiết tiền tệ của NHNN theo huớng tăng số luợng các phiên giao dịch, mở rộng các loại giấy tờ có giá đuợc thực hiện giao dịch, đa dạng hóa kỳ hạn giao dịch và khối luợng giao dịch. Hiện tại chỉ các loại giấy tờ có giá do Chính phủ, Kho bạc Nhà nuớc phát hành mới đuợc thực hiện OMO, trong khi số luợng chứng khoán, giấy tờ có giá mà các

TCTD nắm giữ rất đa dạng. Với những giấy tờ có giá này, NHNN có thể để tỷ lệ chiết khấu (haircut) cao hơn khi tham gia đấu thầu.

Đối với công cụ dự trữ bắt buộc: cần tiếp tục mở rộng đối tuợng tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc, có thể theo huớng cho phép các TCTD đuợc thực hiện một phần dự trữ bắt buộc bằng các giấy tờ có giá thay vì bằng tiền gửi tại NHNN nhu hiện nay để giảm bớt chi phí cho các NHTM và đồng thời cũng thúc đẩy nghiệp vụ thị truờng mở phát triển. Đồng thời cần nhìn nhận vấn đề đảm bảo dự trữ bắt buộc ở nhiều khía cạnh: là công cụ để đảm bảo an toàn trong hoạt động nhung vẫn phải đảm bảo tính hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn trên toàn hệ thống, tránh tình trạng hiện nay một số ngân hàng phải duy trì số du tiền gửi đến vài nghìn tỷ VND tại NHNN trong khi nhu cầu thanh khoản hàng ngày chỉ bằng 1/3 hay 1/5 con số đó. Để giải quyết tình trạng trên, NHNN có thể xem xét việc quy định tỷ lệ DTBB theo từng thời điểm trong năm (ví dụ tỷ lệ phải duy trì trong thời điểm cuối năm có thể cao hơn trong năm) hay chỉ áp dụng hình thức phạt kinh tế đối với các ngân hàng vi phạm...

Đối với công cụ tái cấp vốn: cần hoàn thiện để tạo ra khả năng cho các NHTM có thể tiếp cận nguồn tái cấp vốn của NHNN, sao cho NHNN thực hiện tốt chức năng là nguời cho vay cuối cùng.

Bên cạnh đó NHNN cũng cần tiếp tục nghiên cứu gắn việc tự do hóa lãi suất với tự do hóa tỷ giá hối đoái để lãi suất và tỷ giá thực sự là tín hiệu phản ánh cung, cầu về vốn trên thị truờng.

3.3.1.3.Xây dựng chính sách và quy trình kiểm soát, đo lường rủi ro (dần tiến

tới các chuẩn mực quốc tế về đảm bảo an toàn thanh khoản)

Việc Thông tu 36 và các văn bản sửa đổi ra đời đã đánh dấu một buớc tiến mới trong việc huớng dẫn, kiểm soát hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của NHNN đối với các NHTM. Theo đó NHNN đã dần đua các chuẩn mực quốc tế liên quan đến việc đảm bảo an toàn thanh khoản vào Việt Nam với sự điều chỉnh cho phù hợp với trình độ phát triển (công nghệ, nhân lực.)

87

của các TCTD trong nước.

Tuy nhiên nếu so sánh với các tiêu chuẩn liên quan đến quản trị rủi ro thanh khoản ở Hiệp ước Basel II và Basel III thì các quy định của NHNN tại Thông tư 36 còn tương đối cách xa. Điều này có thể dẫn đến cái nhìn sai lệch về tình hình thanh khoản của toàn hệ thống. Do vậy NHNN cần xem xét và điều chỉnh các chính sách, quy định này cho phù hợp hơn nữa để hoạt động của hệ thống ngân hàng ngày càng hiệu quả và lành mạnh hơn.

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 16/2018/TT-NHNN, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN (Thông tư 16) quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Thông tư 16 bổ sung tỷ giá để tính toán các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn; cách tỷ lệ dự trữ thanh khoản; tài sản có tính thanh khoản cao và tổng Nợ phải trả được tính theo đồng Việt Nam. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tính toán và duy trì tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày đối với đồng Việt Nam; tỷ giá quy đổi các loại ngoại tệ khác sang USD do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định.

Đồng thời, Thông tư cũng quy định nguồn gốc trung hạn, dài hạn bao gồm số dư có thời hạn còn lại trên một năm của các khoản tiền gửi cá nhân; tiền gửi của tổ chức trong nước và nước ngoài, trừ tiền gửi các loại của Kho bạc nhà nước; tiền vay tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài; thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận không chia còn lại sau khi mua cổ phiếu quỹ; tiền huy động từ phát hành kỳ phiếu, tín phiếu chứng chi tiền gửi, trái phiếu...

Thông tư cũng nêu rõ: tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn theo lộ trình, từ ngày 1/1/2018 đến hết ngày 31/12/2018, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng tỷ lệ 45%; tổ chức tín dụng phi ngân hàng là 90%.

Từ ngày 1/1/2019, tỷ lệ áp dụng với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giảm xuống còn 40%. Với tổ chức tín dụng phi ngân hàng giữ nguyên ở mức 90%.

Với những đòi hỏi khắt khe như vậy, ngân hàng phải vận dụng những phương pháp, công cụ quản trị rủi ro thanh khoản khoa học của thế giới (điều chỉnh phù hợp với thực tế hoạt động của ngân hàng) để hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản hiệu quả hơn và đáp ứng theo quy định của NHNN.

3.3.1.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của NHTM (bao

gồm cả hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản)

Mặc dù Thông tư 36 và các văn bản sửa đổi ra đời đã có nhiều đổi mới cả về phương diện giám sát thanh tra đối với công tác quản lý thanh khoản của các NHTM, tuy nhiên việc thực hiện còn chưa thực sự hiệu quả. Việc kiểm tra khả năng thanh khoản của ngân hàng hầu như chỉ được đặt ra đối với công tác giám sát từ xa và cấp giám sát chỉ có thể nắm được tình hình chi trả của ngân hàng tại thời điểm báo cáo theo định kỳ mà không thể kiểm tra theo tính thời điểm. Đây là sự bất cập lớn trong công tác thanh tra, giám sát hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của NHTM. Vì vậy giải pháp tăng cường công tác thanh tra, giám sát không chỉ là tăng cường cường độ kiểm tra mà còn là chất lượng trong công tác quản lý.

Thanh tra NHNN cần có sự liên kết chặt chẽ với các NHTM để đảm bảo khai thác thông tin từ nguồn này tại bất kỳ thời điểm kiểm tra nào chứ không chờ đến lúc các NHTM gửi báo cáo theo yêu cầu mới có thể có số liệu. Có như vậy mới có thể đưa ra việc cảnh báo sớm để cảnh báo những rủi ro tiềm ẩn trong thanh khoản cho các NHTM.

3.3.1.5.Củng cố và phát triển thị trường tiền tệ và thị trường vốn thứ cấp.

Thị trường tiền tệ là nguồn huy động vốn linh hoạt giúp các TCTD huy động các nguồn vốn ngắn hạn đảm bảo khả năng chi trả của mình. Thị trường tiền tệ cũng là nơi các TCTD có thể tìm kiếm những cơ hội đầu tư thích hợp

89

cho các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi. Tham gia vay và cho vay trên thị trường tiền tệ giúp các ngân hàng chủ động hơn trong việc sắp xếp, cơ cấu lại bảng tổng kết tài sản cho phù hợp với mục tiêu phát triển của ngân hàng.

Sự phát triển của thị trường tiền tệ, thị trường vốn thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn và chất lượng các khoản vay, làm mềm mại sự mất cân đối kỳ hạn tài sản Nợ - tài sản Có của từng NHTM. Ở Việt Nam, thị trường tiền tệ chưa thực sự phát triển và chưa giúp cho đại đa số các NHTM tiếp cận nguồn vốn trên thị trường này (các ngân hàng nhỏ khó tiếp cận với nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng). Đồng thời thị trường vốn thứ cấp cũng ở trạng thái sơ khai, chưa hoàn thiện, gây cản trở cho hoạt động mua/bán tài sản đáp ứng nhu cầu thanh khoản của các NHTM. Chính vì vậy, xây dựng các thị trường này phát triển luôn là mong muốn của các cơ quan quản lý vĩ mô và của các thành viên tham gia thị trường.

3.3.2. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan

Chính phủ có quy định về việc công khai thông tin, tăng cường tính minh bạch của hoạt động NH đối với công chúng. Đây là biện pháp không thể thiếu để

tạo niềm tin cho công chúng. Các thông tin được kiểm toán xác nhận và có sự kiểm soát của Chính phủ sẽ đảm bảo tính minh bạch, qua đó tránh được những rủi ro do thông tin sai lệch gây tác động xấu tới hoạt động của hệ thống NH.

Bộ Tài chính cần hoàn thiện hệ thống bảo hiểm tiền gửi

Tại Việt Nam, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người dân, các khoản tiền gửi tại TCTD trong nước đều phải có bảo hiểm tiền gửi (BHTG). BHTG VN được thành lập với mục tiêu bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, góp phần duy trì sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính NH. Hoạt động của BHTG tại Việt Nam còn một số khó khăn và bất cập so với thông lệ quốc tế: Cơ sở pháp lý còn hạn chế (chưa có luật BHTG), mà chỉ hoạt động theo các quy định của Chính phủ (Nghị định 89/1999 và Nghị định 109/2005), do Thủ tướng quyết định thành lập, một số chức năng, nhiệm vụ chưa được giao như

nghiệp vụ tiếp nhận và xử lý các tổ chức có vấn đề.

Để hoàn thiện hơn nữa hệ thống BHTG tại VN theo hướng vừa phù hợp với tình hình phát triển của hệ thống tài chính trong nước, vừa có tính chất quốc tế để đáp ứng nhu cầu hội nhập, thì cần thiết phải học hỏi mô hình BHTG tại các nước phát triển. Một trong các giải pháp được BHTG lựa chọn trong xử lý rủi ro NH là hỗ trợ tài chính. Giải pháp này không những giúp hạn chế đỗ vỡ NH mà còn giúp cải tổ và khôi phục hoạt động kinh doanh của các NH mất khả năng thanh khoản thanh toán, đồng thời duy trì niềm tin của người gửi tiền vào hệ thống.

■Tổ chức BHTG phải xác định thời điểm hỗ trợ tài chính.

■Phải đảm bảo đủ nguồn tài chính cho hoạt động hỗ trợ.

■Xác định những tiêu chí cụ thể cho hoạt động hỗ trợ tài chính.

■Cần đưa ra các nguyên tắc trong quá trình xét duyệt hỗ trợ tài chính cho

các tổ chức tham gia BHTG. Thông thường, nguyên tắc tập trung vào các yếu tố như: Đảm bảo chi phí thấp nhất, đảm bảo hoạt động hỗ trợ đạt hiệu quả kinh tế cao; Đối xử bình đẳng với các NH trong việc tiếp cận nguồn hỗ trợ; Và đặc biệt tổ chức xin vay hỗ trợ phải có phương án cụ thể nhằm tái thiết lại hoạt động của mình.

■Thực hiện kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay hỗ trợ. Nỗ

lực khôi phục hoạt động của một tổ chức tham gia BHTG nhằm góp phần bảo đảm an toàn tài chính quốc gia đòi hỏi tổ chức BHTG phải có những can thiệp kịp thời trong quá trình sử dụng vốn vay hỗ trợ của các tổ chức tài chính. Hoạt động kiểm tra, giám sát phải được thực hiện thường xuyên và chặt chẽ.

91

KẾT LUẬN

Như vậy, chúng ta có thể thấy hoạt động quản trị thanh khoản của một NHTM tốt không chỉ giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro mà còn đảm bảo cho ngân hàng khả năng phát triển bền vững. Công tác quản trị thanh khoản yếu kém ở từng ngân hàng riêng lẻ không chỉ ảnh hưởng tiêu cực tới ngân hàng đó mà còn ảnh hưởng đến toàn hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Qua thực tiễn tình hình thanh khoản và công tác quản trị thanh khoản của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cho thấy ban lãnh đạo đã có sự quan tâm đến hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng mình. Mặc dù tình hình thanh khoản trong thời gian gần đây đã được cải thiện, tuy nhiên chúng ta vẫn phải nhìn nhận thật nghiêm túc những bất cập trong công tác quản trị thanh khoản tại ngân hàng và những nguyên nhân của tình trạng căng thẳng thanh khoản như vừa qua. Từ đó cùng nhau thực hiện các giải pháp nhằm khắc phục những bất cập đã chỉ ra, giúp cho hoạt động quản trị thanh khoản tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt hiệu quả hơn và giúp ngân hàng tối thiểu hóa rủi ro, tối đa hóa lợi nhuận.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận cũng như phân tích thực trạng, luận văn đã đưa ra một số giải pháp quản trị RRTK tại LPB. Các giải pháp đó là:

Một phần của tài liệu (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w