Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động tài chính vi mô

Một phần của tài liệu 1253 phát triển hoạt động tài chính vi mô tại VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 27 - 32)

1 .2 Đặc trưng của hoạt động tài chính vi mô

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động tài chính vi mô

vi mô

Sự phát triển hoạt động TCVM chịu tác động của cả nhân tố chủ quan thuộc về bản thân TCTCVM và nhân tố khách quan (môi trường, khách hàng).

1.2.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan

Có nhiều nhân tố chủ quan tác động tới sự phát triển hoạt động TCVM của tổ chức, bao gồm chủ yếu các nhân tố như sau:

a. Nhận thức về phát triển hoạt động

Ban lãnh đạo là những người chủ chốt có quyền hạn cao nhất trong việc ra quyết định đối với mọi hoạt động của các TC hoạt động TCVM nhằm đưa ra chiến lược phát triển, xác định mục tiêu chủ yếu và sự sắp xếp, tổ chức lực lượng trong một giai đoạn nhất định để đạt được mục tiêu phát triển. Chiến lược phát triển đúng đắn giúp TC hoạt động TCVM đưa ra các kế hoạch và giải pháp cụ thể cho việc phát triển hoạt động, dựa trên nguồn nhân lực và vật lực sẵn có cũng như tiềm năng huy động nguồn lực của tổ chức đó. Sự phát triển của bất kỳ hoạt động nào cũng đòi hỏi phải được soạn thảo và vận hành dựa trên chiến lược phát triển chung của tổ chức. Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến khả năng phát triển hoạt động TCVM.

b. Tính chất sở hữu và mô hình tổ chức

Tính chất sở hữu của TCTCVM ảnh hưởng đến nhiều yếu tố của tổ chức như mục tiêu hoạt động chính của tổ chức (vì lợi nhuận hay vì sự phát triển xã hội là chủ yếu); nhóm khách hàng chính và sứ mệnh phục vụ thế nào. Một tổ chức hoạt động TCVM có thể thuộc sở hữu của nhà nước, cổ phần, tư nhân, hợp tác xã...Nếu TCTCVM thuộc sở hữu của nhà nước thì mục tiêu chủ yếu là phát triển xã hội và là công cụ để nhà nước thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo, các dự án nông thôn. Đối với TCTCVM thuộc sở hữu tư nhân hay cổ phần, tổ chức đó sẽ hoạt động theo mục tiêu do chủ sở hữu đưa ra như: cân bằng mục tiêu xã hội và lợi nhuận, vì khách hàng của tổ chức,

hoạt động hỗ trợ, thí điểm vùng...Vì vậy, tính chất sở hữu quyết định việc cung cấp các dịch vụ tới mức độ nào và nhằm vào các đối tượng khách hàng nào.

Mô hình tổ chức là một nhân tố quan trọng phản ánh cơ chế phân bổ các nguồn lực của một TCTCVM có phù hợp với quy mô trình độ quản lý; phù hợp với đặc trưng cạnh tranh của ngành và yêu cầu của thị trường hay không.

Cơ cấu tổ chức của một TCTCVM thể hiện ở sự phân chia các phòng ban chức năng, các bộ phận tác nghiệp, các đơn vị trực thuộc... Do vậy mô hình tổ chức ảnh

hưởng rất lớn tới chất lượng và hiệu quả từng hoạt động cụ thể của TCTCVM, tới

mức độ phát triển hoạt động của tổ chức đó.

c. Tiềm lực tài chính

Tiềm lực tài chính của tổ chức quyết định đến quy mô và tính đa dạng trong việc cung cấp các dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tín dụng và tiết kiệm. Tiềm lực tài chính của TCTCVM được thể hiện thông qua các yếu tố như: vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, khả năng huy động, mức sinh lời, khả năng thanh toán....Tiềm lực tài chính tốt giúp cho TCTCVM nâng cao uy tín, mở rộng quy mô khách hàng, tăng khách hàng tiềm năng, tăng khả năng phát triển các dịch vụ ngoài tín dụng và tiết kiệm. TCTCVM còn có cơ hội và mở rộng liên kết hợp tác với các tổ chức tài chính khác, với các nhà tài trợ, với các đơn vị khác, tạo đà phát triển nhanh chóng các hoạt động của tổ chức, đa dạng hóa sản phẩm và quy mô tiếp cận.

d. Sự đa dạng của dịch vụ cung ứng và phương thức cung ứng

Danh mục các dịch vụ cung ứng đa dạng tạo điều kiện cho các hoạt động của TCTCVM phát triển, đáp ứng các nhu cầu đa dạng khác nhau của từng loại khách hàng. Việc cung ứng các sản phẩm tài chính và phi tài chính

vấn đề các tổ chức đã và đang quan tâm. Để đa dạng hóa danh mục đòi hỏi các yếu tố phụ trợ như công nghệ thông tin, địa bàn hoạt động. Tuy vậy, mức độ đầu tư vào công nghệ của TCTCVM có chi phí tài chính cao nên các TCTCVM cân nhắc theo khả năng của mình. Nếu TCTCVM có thị trường quy mô nhỏ, danh mục dịch vụ đơn điệu với ít sự lựa chọn về phương thức cung ứng dich vụ, tổ chức đó sẽ không thể đa dạng danh mục và phương thức cung ứng dịch vụ, cũng như phát triển hoạt động của mình.

e. Nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển hoạt động của các TCTCVM. Chất lượng nguồn nhân lực được thông qua trình độ chuyên môn và kỹ năng làm việc. Một TCTCVM với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao sẽ là cơ sở quan trọng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra. Các hoạt động của TCTCVM sẽ được phát triển nhanh chóng nhằm tận dụng hết các nguồn lực của TCTCVM nhưng khi trình độ cán bộ hạn chế, các TCTCVM rất khó khăn trong việc đặt thực hiện các mục tiêu của mình. Hầu hết các TCTCVM trên thế giới đều đối mặt với vấn đề trình độ nguồn nhân lực thấp, do sự canh tranh khốc liệt về nhân lực giữa các ngân hàng thương mại với các TCTCVM khác. Ngoài trình độ chuyên môn và kỹ năng làm việc thì vấn đề đạo đức của cán bộ là một yếu tố hết sức quan trọng. Thông thường, nhân viên của các TCTCVM không ngồi tại trụ sở hay chi nhánh chính mà thường trực tiếp làm việc tại địa bàn của khách hàng và 97% KH chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn gặp nhiều khó khăn về giao thông, dịch vụ hỗ trợ...nên đòi hỏi nhân viên phải là những người tận tâm, tâm huyết với công việc.

1.2.3.2. Nhóm nhân tố khách quan a. Môi trường chính sách, luật pháp

TCVM thực chất là tài chính, do vậy nó cần quy định bởi các chính sách tài chính. Tuy nhiên, do bản chất phục vụ người nghèo là những đối tượng không

có cơ hội tiếp cận tới dịch vụ thông thường vì thế tài chính vi mô cần có một khung pháp lý cụ thể cho hoạt động của mình. Hầu hết tất cả các TCTCVM đều chịu sự quản lý và giám sát của các cơ quan Nhà nước nói chung, của một số đơn vị chức năng nói riêng như NHTW, Bảo hiểm tiền gửi... Các hoạt động cơ bản của TCTCVM thường phải tuân thủ theo các quy định pháp luật cụ thể như: quy chế về huy động tiền gửi, quy chế gửi tiền thanh toán, quy chế phát hành giấy tờ có giá, quy chế cho vay, quy định về đảm bảo. Mức độ huy động vốn và cho vay đối với mỗi khách hàng thường cũng có các giới hạn cụ thể. Ngoài ra, một số quốc gia còn ban hành các chính sách như giới hạn lãi suất, bảo vệ người gửi tiền, tăng cường tài chính. Mặc dù đã có sự cải thiện đáng kể trong nhiều năm qua song khung pháp lý quy định hoạt động TCVM ở nhiều quốc gia vẫn chưa thực sự hoàn thiện tạo điều kiện điều kiện tiên quyết cho sự phát triển hoạt động của các TCTCVM hiệu quả, phát huy tối đa vai trò của các tổ chức này đối với vấn đề phát triển nông thôn.

b. Môi trường kinh tế

Các yếu tố quan trọng của môi trường kinh tế tác động tới sự phát triển hoạt động của các TCTCVM là: Môi trường cạnh tranh giữa các TCTCVM và sự phát triển của các tổ chức tài chính, sự phát triển kinh tế khu vực nông thôn và môi trường kinh tế vĩmô.

Môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa các TCTCVM là động lực rất lớn để các tổ chức này phát triển hoạt động bền vững. Những tổ chức yếu kém sẽ bị loại khỏi sân chơi, tạo điều kiện cho những tổ chức tốt phát huy được vai trò và hiệu quả hoạt động của mình. Khi các TCTCVM đô thị phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động sang vùng nông thôn, các TCTCVM có thể bị cạnh tranh khốc liệt hơn. Tuy vậy, điều này khuyến khích các TCTCVM hoạt động hiệu quả hơn để tăng cường khả năng cạnh tranh hoặc liên kết với các tổ chức tài chính đô thị để tăng cường năng lực tài chính, năng lực quản trị và điều hành.

Sự phát triển kinh tế nói chung của khu vực nông thôn có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phát triển hoạt động của các TCTCVM. Các hoạt động, đặc biệt là hoạt động cho vay và huy động vốn mở rộng hay thu hẹp là do nhu cầu của khu vực kinh tế nông thôn. Thông thường khi nền kinh tế nông thôn phát triển và tăng trưởng cao, nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất tăng cao, nhất là nguồn vốn trung và dài hạn sẽ khuyến khích các nhà đầu tư mở rộng sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, trả lương cao cho người lao động. Mức thu nhập cao tạo điều kiện cho các TCTCVM huy động vốn tốt hơn. Nhưng khi nền kinh tế lâm vào khủng hoảng hay chậm phát triển làm cho nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh, hàng hóa làm ra không tiêu thụ được thì việc mở rộng sản xuất không cần thiết, các doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp quy mô sản xuất để duy trì. Do đó khi nền kinh tế khủng hoảng nhu cầu vốn cũng giảm và khả năng cho vay của TCTCVM giảm rõ rệt. Bên cạnh đó thu nhập dân cư nông thôn giảm dẫn đến tiết kiệm giảm, nhu cầu sử dụng dich vụ khác cũng giảm theo. Hơn nữa môi trường kinh tế vĩ mô ổn định là điều kiện tốt cho sự phát triển của các TCTCVM thông qua các liên kết ngược và liên kết xuôi với các thành phần kinh tế khác trong khu vực nông thôn.

Sự phát triển liên kết của quốc gia với thế giới cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển hoạt động của các TCTCVM. Hợp tác và cạnh tranh quốc tế mở rộng khả năng các TCTCVM phát triển các hoạt động của mình như dịch vụ thanh toán.

c. Môi trường chính trị, xã hội

Đây là môi trường tác động trực tiếp và ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển hoạt động của các TCTCVM. Chủ trương, chính sách chính trị hướng vào mục tiêu phát triển kinh tế, cải thiện mức sống của dân cư nông thôn như giảm thất nghiệp, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường... sẽ tạo thuận lợi cho các TCTCVM phát triển hoạt động. Bên cạnh đó

những quy định luật pháp về hoạt động này càng rõ ràng và chặt chẽ sẽ càng giúp cho cá nhân có nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính ở nông thôn không e ngại, TCTCVM thực hiện không vướng mắc, góp phần hạn chế sự tranh chấp và rủi ro. Quan niệm sống, các yếu tố của đời sống tinh thần, trình độ học vấn, trật tự an ninh va an toàn xã hội là những biến số quyết định đến thói quen, sở thích khách hàng, từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính nông thôn. Ví dụ như ở Bangladesh và một số quốc gia Châu Phi, các TCTCVM thành công đã dựa vào sức mạnh xã hội để mở rộng cho vay theo nhóm, dựa vào niềm tin không nợ nần trước khi qua đời để đòi nợ.

d. Môi trường công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các TCTCVM có thể tạo ra một bước ngoặt cho sự phát triển. Các TCTCVM có thể mở rộng cửa đón lấy các cơ hội nguồn tài chính đổi mới, kết nối với thị trường, truy cập thông tin trực tiếp, chia sẻ kinh nghiệm phát triển hoạt động của mình cũng như học tập các kinh nghiệm phát triển của các TCTCVM khác trên thế giới. Công nghệ thông tin còn giúp các TCTCVM hoạt động hiệu quả hơn thông qua việc sử dụng các phần mềm quản lý, phần mềm giám sát và quản lý thông tin.... Công nghệ thông tin còn giúp khách hàng của các TCTCVM xóa bỏ các mặc cảm, rào cảm trong việc tham gia các hoạt động tài chính nông thôn, nhất là đối với những người nghèo.

Một phần của tài liệu 1253 phát triển hoạt động tài chính vi mô tại VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w