Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu 1253 phát triển hoạt động tài chính vi mô tại VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 32 - 36)

1 .2 Đặc trưng của hoạt động tài chính vi mô

1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

a. Mô hình GB tại Bangladesh

Grameen (GB) ở Bangladesh là một trong những ví dụ tiêu biểu về một TCTCVM phát triển bền vững trên thế giới đã được áp dụng tại hơn 100 quốc gia và được GS Yunus sáng lập ra mô hình này năm 1983. GB hoạt động như

là một dự án của ĐH Chittagong với một khoản đóng góp nhỏ từ các NHTM địa phương và sự bảo lãnh của những người thành lập. Cùng với huy động vốn và cho vay, GB hoạt động như một tổ chức giao dục và các hoạt động xã hội khác như khuyến nông.Tỷ lệ thu hồi nợ 98%. Một trong những đặc trưng của GB là đối tượng vay đa số là phụ nữ và những người có thu nhập thấp, vốn vay theo nhóm gồm 5 người/nhóm ở vùng nông thôn Bangladesh. Gần một nửa vốn vay tập trung sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi thủy sản. GB phân cấp theo các cấp độ như hội sở chính, chinh nhánh, trung tâm và các nhóm. Mỗi cấp độ có những vai trò khác nhau. Mỗi chi nhánh quản lý khoảng 50 trung tâm, mỗi trung tâm gồm 6-8 nhóm. Thủ tục vay vốn của nhóm đó là hàng tuần, các thành viên buộc phải tham gia ý kiến của đơn xin vay vốn của những cá nhân trong nhóm.

Grameen có nghĩa là làng xã, là một ngân hàng nhưng với một cách thức tổ chức rất khác biệt so với mô hình của các ngân hàng truyền thống. Đối tượng phục vụ của GB đa phần là những phụ nữ, những người có thu nhập thấp. Và mức thu nhập này được xác định để làm ranh giới cho các đối tượng vay vốn của GB, ranh giới có thể điều chỉnh theo thời gian, lạm phát, mặt bằng sinh hoạt giữa các khu vực.

Hiện tại, GB đã có số lượng khách hàng là 7,94 triệu người, trong đó 97% là phụ nữ, dư nợ lên tới 8,53 tỷ USD và hoàn trả được 7,59 tỷ USD. Đến nay GB không nhận bất kỳ khoản viện trợ nào từ chính phủ và các tổ chức khác.

b. Mô hình Ấn Độ

Ân Độ là quốc gia đông dân thứ 2 trên thế giới nhưng lại có tỷ lệ người nghèo nhiều nhất trên thế giới. Theo chuẩn nghèo của Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) là 1,25 USD thì 20% số người nghèo sống tại Ân Độ. Năm 1992,NHTW Ân Độ đã thử nghiệm liên kết các nhóm tương hỗ với các ngân hàng tạo nên một hệ thống hoạt động trong lĩnh vực TCVM phát triển so với các nước trên thế giới. Cơ quan NABARD đứng ra tái cấp vốn

cho các ngân hàng đồng thời cho vay bán buôn đói với những hoạt động thử nghiệm trong lĩnh vực TCVM, đào tạo về TCVM, xây dựng năng lực cho nhân viên, đào tạo về TCVM nhằm mục đích khuyến khích hoạt động TCVM phát triển.

SHG (The self help group) là một nhóm tự quản gồm phổ biến từ 10 đến 20 thành viên trong đó đa phần là phụ nữ. Những khoản vay phổ biến ban đầu từ 2,5 đến 45 USD tính theo giá năm 2007 với thời hạn tối đa là 6 tháng sau đó nhờ huy động thêm những nguồn vốn từ bên ngoài, các khoản cho vay đã được tăng dần lên và thời hạn cho vay dài hơn từ 23 đến 450 USD, thời hạn vay từ 1- 3 năm. Hầu hết các SHG đều có sự liên kết với các tổ chức khác nền tảng tổ chức đó là NGO, nhờ vào sự liên kết này mà các SHG có thêm các nguồn tài chính, giúp nâng cao quản lý, khả năng sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, tiếp nhận các kỹ thuật phục vụ cho phát triển kinh tế và đời sống. Tính đến năm 2010 SHG có 39 triệu khách hàng vay vốn qua 2,7 triệu nhóm SHG. Lãi suất cho vay khoảng 18% đến 24%/năm.

c. Mô hình Indonesia

NHTW ở Indonesia tham gia rất nhiều vào hoạt động khuyến khích TCVM. Tháng 3/2000, THTW thành lập Phong trào Liên hiệp phát triển tài chính vi mô Indonesia, hỗ trợ kỹ thuật cho các tổ chức tài chính nhỏ, tạo quỹ cho vay xây dựng năng lực cho các ngân hàng nông thôn. Ngân hàng The Bank Rakyat Indonesia (BRI) là một trong những NH lớn nhất ở Indonesia, đây là một ngân hàng thuộc sở hữu của Nhà nước. Khác với các TCVM vì ngân hàng phục vụ người nghèo thành công đều là tư nhân hoặc các NGO, những tổ chức này có đường lối cũng như nguyên tắc kinh doanh riêng còn ngân hàng này chuyên phục vụ cho những khách hàng có thu nhập thấp, trung bình của xã hội và chủ yếu cung cấp cho các khách hàng ở nông thôn và thuộc sở hữu của nhà nước. BRI có vốn nhà nước lên đến 70%, có hơn 335

chi nhánh cấp huyện, thị trấn, có 4.417 chi nhánh cơ sở hoạt động với trên 40.000 nhân viên làm việc. BRI rất chú trọng trong việc huy động các nguồn tiết kiệm dân cư, nhất là những vùng nông thôn, khách hàng nghèo. Hiện nay, dịch vụ TCVM ở Indonesia có khả năng sinh lời, thâm nhập thị trường nhất trên thế giới với hơn 15000 đơn vị tại các làng, xã. Trong đó NHTW Indonesia giám sát trực tiếp khoảng 1.000 đơn vị là các ngân hàng làng xã tư nhân. Đối với các ngân hàng làng xã còn lại, NHTW ủy quyền cho bên thứ hai là

ngân hàng BRI và các ngân hàng phát triển đô thị thực hiện chức năng giám sát.

d. Mô hình Philippine

Một trong những mô hình TCTCVM nổi tiếng của Philippine là ngân hàng nông thôn CARDBank, được phát triển trên cơ sở CARD NGO. Hiện nay CARD Bank có tổng tài sản 64,7 triệu USD, với 36 chi nhánh, tổng số khách hàng 430 nghìn người. Việc quản lý các tổ chức tham gia vào thị trường TCTCVM ở Philipin cụ thể như sau:

+ Các tổ chức phi chính phủ TCVM: Hiện tại Philippine chưa có cơ quan chuyên quản lý, giám sát loại tổ chức này. Các tổ chức phi chính phủ chỉ phải đăng ký với Ủy ban chứng khoán dưới hình thức tổ chức phi cổ phần và phi

lợi nhuận. Ủy ban chứng khoán chỉ tiếp nhận đăng ký các tổ chức phi chính phủ

TCVM mà không ban hành quy định cũng như không thực hiện giám sát. + Các NH cung cấp dịch vụ TCVM: Theo quy định của NHTW, đối với các ngân hàng có danh mục cho vay vi mô (số tiền vay không vượt quá 2.800 USD) chiếm trên 50% tổng danh mục cho vay thì được coi là ngân hàng định hướng TCVM.

+ Các ngân hàng hợp tác cung cấp dịch vụ TCVM: Cơ quan giám sát phát triển hợp tác xã là cơ quan ban hành quy định cho các hợp tác xã tín

Bên cạnh đó, để hỗ trợ các hoạt động của các tổ chức TCVM nói trên, ở Philippine có Công ty tín dụng và tài chính nhân dân thuộc sở hữu của Nhà nước chuyên cung cấp cho vay bán buôn cho các tổ chức hoạt động TCVM kết

hợp với kỹ thuật, tăng cường năng lực cho các tổ chức hoạt động TCVM này.

Một phần của tài liệu 1253 phát triển hoạt động tài chính vi mô tại VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w