Nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của phát triển hoạt động

Một phần của tài liệu 1253 phát triển hoạt động tài chính vi mô tại VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 107 - 108)

1 .2 Đặc trưng của hoạt động tài chính vi mô

3.3.1. Nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của phát triển hoạt động

từ nay đến năm 2020 tập trung vào năm lĩnh vực chính, cụ thể sau:

- Xây dựng môi trường pháp lý đồng bộ, phù hợp với đặc thù của hoạt động tài chính vi mô.

- Nâng cao năng lực hoạch định chính sách và quản lý của cơ quan quản lý nhà nước.

- Nâng cao năng lực của các tổ chức tài chính vi mô. - Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tài chính vi mô.

- Các giải pháp hỗ trợ khác: Tạo điều kiện về nguồn vốn cho hoạt động tài chính vi mô, hỗ trợ hình thành cơ sở đào tạo về tài chính vi mô, hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu chung về tài chính vi mô, hỗ trợ việc hình thành Hiệp hội tài chính vi mô.

3.3. Giải pháp phát triển hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam

3.3.1. Nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của phát triển hoạtđộng động

TCVM tại Việt Nam để có chiến lược phát triển phù hợp

Để hoạt động có hiệu quả và lâu dài, đạt được mục tiêu đề ra, các TC hoạt động TCVM cần nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của việc phát triển hoạt động. Chỉ có phát triển hoạt động mới giúp các tổ chức giữ vững thị trường, bền vững về tài chính. Yêu cầu phát triển hoạt động là nhân tố thúc đẩy sự thay đổi tiến bộ trong các khía cạnh khác của tổ chức như cơ cấu tổ chức, quy mô hoạt động, nhân sự.. .Theo kinh nghiệm quốc tế, hoạt động TCVM cần áp dụng các nguyên tắc kinh doanh lành mạnh, hoạt động theo hướng bù đắp chi phí và có lãi, hoạt động này không phải là từ thiện.

Các tổ chức cần thường xuyên đánh giá sự phát triển hoạt động của mình theo các tiêu chuẩn quốc tế như mức độ tiếp cận (độ rộng, độ sâu), tính

bền vững (OSS, FSS, ROA) hoặc áp dụng các tiêu chuẩn CAMELS hoặc PEARLS. So sánh mức độ phát triển hoạt động ngang (theo chuỗi thời gian của chính tổ chức) và dọc (tại một thời điểm với các tổ chức khác); đánh giá mức độ đạt được mục tiêu đã đề ra để có chiến lược cho tương lai.

Bên cạnh đó, các TC hoạt động TCVM cần phát triển và nâng cao hiệu quả của hoạt động marketing cụ thể: tăng cường ý thức kinh doanh, nghiên cứu thị trường, lấy thông tin phản hồi từ khách hàng nhằm điều chỉnh hoạt động của mình và tạo ra những sản phẩm cùng hệ thống phân phối thích ứng được nhu cầu thị trường luôn thay đổi. Như kinh nghiệm thế giới đã chứng minh, các TC hoạt động TCVM sẽ có hiệu quả hơn khi các tổ chức này hướng tới phục vụ các nhu cầu của khách hàng. Trong hoạt động TCVM, chất lượng dịch vụ quan trọng hơn số lượng dịch vụ và sự cạnh tranh lành mạnh giữa các TC hoạt động TCVM sẽ xóa bỏ được rào cản phát triển ngành cũng như tăng cường hiệu quả hoạt động của chính các tổ chức này.

Một phần của tài liệu 1253 phát triển hoạt động tài chính vi mô tại VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 107 - 108)