1 .2 Đặc trưng của hoạt động tài chính vi mô
3.4.1. Kiến nghị với Chính phủ
Để có một ngành TCVM phát triển bền vững, sự nỗ lực của chính phủ và các cơ quan quản lý đóng vai trò to lớn trong việc hỗ trợ môi trường hoạt động, chính sách để kích thích dịch vụ tài chính phát triển, thu hút nguồn vốn đầu tư, bảo vệ người nghèo trước pháp luật bằng các văn bản pháp luật. Chính phủ giữ cho ngành TCVM hoạt động ổn định bằng cách hạn chế bao cấp các chương trình vốn lơ là, không ổn định, tránh sự thay đổi lãi suất. Đối với người nghèo, chính phủ tạo môi trường thu hút nhà đầu tư, tăng các dự án
liên quan cần xem xét để hoạt động TCVM phát triển hơn nữa ở Việt Nam.
3.4.1.1. Hiểu đúng bản chất và mục tiêu của hoạt động tài chính vi mô
Hiện nay, số người được biết về khái niệm tài chính vi mô trong ngành tài chính còn quá ít. Phần lớn các cơ quan chủ chốt đều hiểu hoạt động TCVM như là một hoạt động từ thiện, cung cấp tín dụng cho người nghèo với nguồn vốn từ Chính phủ cung cấp hay của các tổ chức phi chính phủ, các nguồn tài trợ trong hay ngoài nước. Để thay đổi được suy nghĩ sai lầm đó đòi hỏi sự nhận thức đúng từ các cấp quản lý cao nhất đến người hưởng lợi (người có nhu cầu vay vốn, tiết kiệm và sử dụng dịch vụ TCVM). Như ở Chương 1 đã nói, mục tiêu chính của hoạt động TCVM là mục tiêu xã hội và thương mại. Mục tiêu của hoạt động TCVM là phục vụ người nghèo, đặc biệt là những người nghèo nhất trong xã hội (đặc trưng riêng của hoạt động TCVM). Bên cạnh đó, các TC hoạt động TCVM phải thực hiện được mục tiêu thương mại của mình để bù đắp chi phí và duy trì sự phát triển bền vững nhằm đánh giá đúng tiềm năng của mình cũng như khả năng mở rộng tín dụng tới những đối tượng khác nhau.
Một điều chúng ta không nên hiểu cứng nhắc rằng TCVM là tài chính quy mô nhỏ bởi vì ở Việt Nam các khoản vay nhỏ được tính bằng VND nhưng số lượng người vay lớn, vùng cho vay rộng. Vì vậy, nên hiểu TCVM với nội hàm hợp lý và đúng với quy mô của loại hình tín dụng này.
3.4.1.2. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho tài chính vi mô
Hiện nay Việt Nam đã có khung pháp lý tốt cho các NHTM, HTX, QTDTW, QTDND tuy nhiên nó vẫn chưa hoàn thiện cho các TCTCVM hoạt động linh hoạt và hiệu quả. Việc chưa có khung pháp lý rõ ràng cho hoạt động TCVM đã thành trở ngại cho việc thu hút vốn đầu tư trong lĩnh vực TCVM ở Việt Nam và khó khăn trong việc chuyển đổi mô hình các quỹ, các chương trình...
Ngày 9/3/2005, Chính phủ Việt Nam đã ra quyết định ban hành Nghị định 28 về thành lập và hoạt động của các TCTCVM nhỏ. Nghị định ra đời đã tạo ra một khung pháp lý cho các hoạt động TCVM và mở rộng cánh cửa cho ngành
TCVM quy mô nhỏ đi vào chính thức hóa và nhân rộng hoạt động của mình. Các quy định mới về TCVM tại nghị định 165 còn nhiều hạn chế: Chẳng hạn như về cơ cấu sở hữu, hay các quy định nghiêm ngặt về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, vốn, nhân sự quản lý... những điều khó đạt được của một số TCTCVM nhỏ mong muốn đăng ký. Việc hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động TCVM là rất cần thiết và cấp bách để cho các tổ chức này tiếp cận được với nguồn vốn đa dạng hơn, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khác hàng mục tiêu của tổ chức và phát triển hơn nữa ở thị trường Việt Nam hiện nay.
3.4.1.3. Tạo “sân chơi công bằng” cho các tổ chức tài chính vi mô
TCVM đã bắt đầu nhận được sự quan tâm của Nhà nước tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Thể hiện bằng việc môi trường chính sách chưa thuận lợi cho các TCTCVM thành lập và phát triển. Nhà nước trong thời gian qua đã dành nhiều nguồn lực bao cấp cho việc cho vay chính sách trong khi không dành chút nào cho TCVM. Các TCTCVM một mặt phải tự đảm bảo về chi phí cho hoạt động bền vững của mình, mặt khác phải bảo đảm sứ mệnh xã hội và nhân đạo của tổ chức là hỗ trợ người nghèo và nghèo nhất, do đó các TC hoạt động TCVM không chỉ đơn thuần nhắm tới mục tiêu lợi nhuận. Việc xóa bỏ lãi suất trợ cấp và nới lỏng quy định về lãi suất là điều kiện tiên quyết cho các TC hoạt động TCVM có thể hoạt động bền vững. NHNN&PTNT và NHCSXH vẫn đang thuộc diện được nhận sự ưu ái từ NHTW. Tuy vậy, đối tượng của NHNN&PTNT hầu hết cũng hướng đến những người có điều kiện khá giả hơn, chủ yếu mở rộng cho vay các DN. Đối với NHCSXH là NH thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo thông qua việc thực hiện chính sách lãi suất bao cấp. Hậu quả của tín dụng bao cấp là tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường tài chính khiến người nghèo khó tiếp cận được với vốn vay. Chính việc cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường tài chính làm cho các TCTCVM bán chính thức ở Việt Nam bị hạn chế trong quá trình phát
triển, dẫn đến các chương trình của các TCTCVM bán chính thức khó khăn trong quá trình vươn rộng tầm với đến với người nghèo và nhận được sự bảo trợ của NHTW. Đó là sự chưa công bằng đối với các TCVM bán chính thức đang hoạt động trong cùng lĩnh vực. Và có nhiều nghiên cứu cho thấy, nguồn vốn bao cấp thường không đến được với người nghèo ở những vùng khó khăn [51]. Hơn nữa việc cho vay có bao cấp làm tăng mức độ ỷ lại cho người nghèo, người dân coi đây là một khoản trợ cấp nên không có tư tưởng hoàn trả hay cố gắng để hoàn trả và với tư tưởng như thế, cái nghèo không thoát ra được. Các tổ chức chỉ nên cho người nghèo “cần câu” và chỉ cho họ cách để “câu cá” chứ không nên đưa cho họ cả “con cá”. Vì thế, nhà nước cần hạn chế bớt nguồn tài trợ cho NHCSXH để họ tự phát triển đồng thời xem xét khả năng cung ứng vốn cho người nghèo thông qua vai trò bán lẻ, cùng kết hợp với các TC hoạt động TCVM với tư cách là nhà bán buôn với lãi suất thấp để có mở rộng cho vay đến người nghèo, cần hạn chế cho vay theo chỉ đạo, tăng tính tự chủ về vốn cho NHCSXH. Ngân hàng thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo với lãi suất bao cấp cần thay đổi cách thức hoạt động chỉ nên giữ vai trò là người bán buôn với lãi suất thấp cho các TC hoạt động TCVM là những đơn vị có khả năng tiếp cận tốt hơn đến những nhóm mục tiêu, để tổ chức này mở rộng cho vay đến với người nghèo và các nhóm dễ bị tổn thương. Tỷ trọng cũng như mức độ vốn mà NHCSXH bơm cho các tổ chức này cần phải cân nhắc nên ở mức vừa phải và ưu tiên phân bổ cấp vốn dựa vào mức độ tiếp cận của từng tổ chức.
3.4.1.4. Tăng cường đầu tư cho các tổ chức tài chính vi mô phát triển bền vững
- Cho phép các TC hoạt động TCVM tham gia sâu hơn vào các dịch vụ
tài chính, làm đại lý cho các NHTM lớn để thực hiện cung ứng dịch vụ đến tận tay người cần vốn và dịch vụ tài chính. Vì bản thân các TC hoạt động TCVM bám sát và hiểu được nhu cầu của người nghèo, hiểu được họ cần gì
và muốn được cung ứng gì tốt nhất để thay đổi cuộc sống.
- Hỗ trợ NHNN&PTNT và các NHTM khác có chức năng cho các TC hoạt động TCVM vay các món lớn để kết nối giữa TC hoạt động TCVM với hoạt động của NHTM.
- Xây dựng năng lực cho các QTDND.
- Đối với các dự án tài chính, các chương trình hay các quỹ nhỏ cần có cơ chế chuyển đổi thành các TCTCVM nhỏ. Nhà nước cần hỗ trợ dựa trên việc nới lỏng quy chế chuyển đổi, duyệt các kế hoạch chuyển đổi cũng như lựa chọn mô hình pháp lý để sau khi chuyển đổi để các tổ chức đó hoạt động tốt hơn và có quy cũ hơn.
- Cần tạo ra một cổng thông tin về ngành TCVM hoàn thiện hơn so với hiện tại giúp cho mọi người có điều kiện tìm hiểu sâu hơn về TCVM và sự tin tưởng của người dân đối với các hoạt động của các tổ chức TCVM chưa có thương hiệu ở Việt Nam. Hơn nữa cổng thông tin sẽ trở thành cầu nối giữa người nghèo với chính phủ, TC hoạt động TCVM, hiệp hội về luật pháp, thông lệ...
- Đưa ra những mục đích chung để tài trợ cho các TC hoạt động TCVM. Chẳng hạn như mục đích tài trợ nhằm hỗ trợ xóa đói giảm nghèo theo chỉ đạo của chính phủ.. .Với mục đích chung như vậy, các tổ chức vi mô nào đủ điều kiện sẽ nhận được sự tài trợ từ chính phủ.
3.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Việc các tổ chức có hoạt động TCVM nhận tiền gửi của khách hàng nếu hoạt động không an toàn, mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản, khách hàng sẽ đến rút tiền ồ ạt từ các TCVM và dẫn đến mất an toàn cả hệ thống tài chính ngân hàng, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh và trật tự an toàn xã hội. Do đó việc thực hiện thanh tra, giám sát đối với nhóm đối tượng này là rất cần thiết để đảm bảo Nhà nước luôn có sự quản lý nhóm đối tượng
này, đảm bảo nhóm đối tượng này hoạt động an toàn, hiệu quả và thực sự là vũ khí chống đói nghèo của Nhà nước. Hiện nay, năng lực giám sát của NHNN đối với ngành TCVM còn khá hạn chế. Chỉ có một nhóm nhỏ cán bộ của NHNN chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động TCVM. Nhóm này thực hiện hoạt động giống như cán bộ điều tra hơn là giám sát với những thủ tục giám sát thích hợp và cơ chế hiệu chỉnh mau lẹ. Nền tảng kiến thức cũng đòi hỏi được cập nhật. Để giảm bớt gánh nặng giám sát của NHNN có thể xem xét việc ủy quyền giám sát giống như mô hình của Indonesia. Ví dụ: việc ủy quyền giám sát hoạt động TCVM cho các cơ quan đánh giá độc lập, hiệp hội tiết kiệm và tín dụng thường được liên hiệp hội tín dụng điều chỉnh, miễn là hiệp hội này đủ mức độc lập. Tuy nhiên những giám sát viên của NHNN vẫn phải giám sát toàn bộ khuôn khổ pháp lý và các TC hoạt động TCVM lớn hơn.
3.4.3. Kiến nghị với các Bộ, ngành
- Hợp tác và trao đổi thông tin;
- Giám sát các tổ chức tài chính vi mô nhỏ;
- Giải quyết vấn đề cơ sở hạ tầng rất quan trọng đối với một cộng đồng nông thôn vùng sâu vùng xa;
- Xây dựng các cơ sở y tế và giáo dục tạo tại khu vực nông thôn; - Cải tạo hệ thống thủy lợi để tăng năng suất cây trồng;
- Kết hợp với các chương trình khuyến nông để giúp đồng vốn được sử dụng hiệu quả hơn.
KẾT LUẬN•
Qua nghiên cứu đề tài: “ Phát triển hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam”, luận văn đã đạt được các mục tiêu nghiên cứu:
Thứ nhất, luận văn hệ thống hóa những lý luận về tài chính vi mô, tổng
kết một số kinh nghiệm tài chính vi mô trên thế giới cũng như kinh nghiệm quốc tế về vai trò của tài chính vi mô trong sự phát triển của hệ thống tài chính nói chung và tài chính nông thôn nói riêng.
Thứ hai, luận văn cũng góp phần đưa ra một bức tranh tương đối toàn
cảnh về tình hình hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam trong thời gian từ 2007 đến 2010, những đóng góp cũng như ảnh hưởng tích cực đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, đưa ra những tồn tại và hạn chế của hoạt động tài chính vi mô bán chính thức tại Việt Nam. Từ đó rút ra những đòi hỏi thực tiễn đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước nói riêng các Bộ ban ngành cũng như các cơ quan quản lý nói chung.
Thứ ba, nhằm góp phần tìm ra giải pháp và định hướng cho sự phát
triển của tài chính vi mô nói chung và khu vực tài chính vi mô bán chính thức nói riêng tại Việt Nam, luận văn đã tìm ra nhiều giải pháp và kiến nghị đối với việc xây dựng và hoàn thiện để hướng tới sự phát triển bền vững của hoạt động tài chính vi mô. Tuy đã hết sức cố gắng tìm tòi tài liệu và nghiên cứu nhưng tác giả không tránh khỏi những thiếu sót nhất định và rất mong nhận được các đánh giá và góp ý của những người quan tâm để có thể hoàn thiện hơn trong các công trình lý luận và nghiên cứu sau này.
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. BWTP NetWork và SEEP (2008), Đánh giá toàn ngành tại Việt Nam ”
tháng 8/2008
2. CGAP (1995), Tối đa hóa tầm hoạt động tài chính vi mô doanh nghiệp: Bài
học ghi
lại tại các chương trình hoạt động thành công, Ghi chú 2, 10/1995
3. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2007), Nghị định số 165/2007/NĐ-CP
ngày 15/11/2007 Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều Nghị định 28/2005/NĐ-CP ngày 09/03/2008 của chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ ở Việt Nam.
4. Đỗ Kim Chung (2005), “Tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo : Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 330
5. Đỗ Kim Chung, Phạm Vân Đình, Đinh Văn Đãn, Nguyễn Văn Mác,
Nguyễn Thị Thu Minh (2009), Giáo trình Nguyên lý Kinh tế nông
nghiệp, Nhà xuất bản nông nghiệp
6. Phạm Thị Mỹ Dung, Thomas Dufhues, Grtrud Buchenrieder, Frank
Heidhues (2006), Tài chính vi mô: Lý luận, phương pháp nghiên cứu
và vận dụng, Nhà xuất bản nông nghiệp
7. Bùi Thị Thanh Hằng (2007), Triển khai hoạt động tài chính vi mô của tổ
chức tầm nhìn thế giới tại địa bàn huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên, Luận
văn thạc sỹ kinh tế, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội
8. Nguyễn Thị Hiền (2007), Vụ chiến lược Phát triển Ngân hàng: Phát
triển dịch vụ Ngân hàng trong dân cư- Một trong những cấu phần quan trọng của chiến lược phát triển dịch vụ Ngân hàng ở Việt Nam 2006-2010 và 2020.
9. Nguyễn Văn Huân và nhóm tác giả (2004), Lắng nghe người nghèo nói,
11.Đào Văn Hùng (2005), Phát triển Hoạt động tài chính vi mô ở Việt
Nam, NXB lao động- xã hội, ĐH Kinh tế quốc dân.
12.Phạm Thanh Khiết (2005), “Kinh tế, xã hội vùng đồng bào các dân tộc
thiểu số ở Tây Nguyên- thực trạng và giải pháp phát triển” , Tạp chí
Nghiên cứu kinh tế, số 328
13.Trần Kiên- Hoài Linh (2006), “Chân dung chủ nhân giải Nobel Hòa
bình 2006”, www.vietnamnet.vn cập nhật ngày 15/10/2010.
14.Lê Lân (2006), “Tấm lòng gắn bó Việt Nam của người đoạt giải Nobel Hòa
Bình”, www. tuoitre. com. vn cập nhật lúc 19.30 ngày 25/12/2010.
15.Lê Mai Lan và Trần Như An (2003), Gia nhập thị trường mới: Các
NHTM và cho vay các doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ, Tài liệu làm
việc của Tổ chức Lao động quốc tế ILO tại Việt Nam , số 3,2003.
16.Lê Lân và Trần Như An (2005), Hướng tới một ngành tài chính vi mô
tự vững ở Việt Nam: Các vấn đề đặt ra và những thách thức, Tài liệu
làm việc của Tổ chức Lao động quốc tế ILO tại Việt Nam số 5, 2005.
17.Dương Ngọc Linh (2008), Quỹ TYM với bảo hiểm vi mô: Trên con
đường thành lập một Quỹ Tương trợ mới.
18.Trần Long (2003), Phát triển khu vực tài chính vi mô Việt Nam, Luận
văn thạc sỹ kinh tế, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
19.Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ
chức tín dụng.
20.Hoàng Quốc Mạnh (2010), Hội thảo Quy định quy chuẩn về
TCTCQMN Việt Nam và định hướng phát triển bền vững, Hà Nội
21.Nguyễn Quang Minh (2010), “Bảo hiểm vi mô: Chia sẻ với thành viên Quỹ
Hỗ trợ PTPN Ninh Phước”, Bản tin Tài chính vi mô, số 16, trang 22.