Những khó khăn và thách thức

Một phần của tài liệu 1253 phát triển hoạt động tài chính vi mô tại VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 102 - 106)

1 .2 Đặc trưng của hoạt động tài chính vi mô

3.1.2. Những khó khăn và thách thức

3.1.2.1. Nhận thức của cơ quan chức năng, nhà thực hành và người dân còn hạn chế

- Việc thiếu khuôn khổ pháp lý phù hợp cho tín dụng vi mô đã cản trở và chia cắt thị trường trong nhiều năm, do TCVM với tư cách là một quá trình kinh doanh dịch vụ tài chính bền vững tập trung vào một phân đoạn thị trường những người nghèo nhất chưa được thành lập tốt tại Việt Nam. Xu thế trong chính phủ nói chung vẫn coi TCVM là một công cụ xã hội để chống lại đói nghèo và tín dụng vi mô là một công cụ cho vay chính sách cần được bao cấp. Nói cách khác, một số bên tham gia đồng ý rằng các TCTCVM bền vững phải được tăng trưởng tài chính và mở rộng quy mô trên cơ sở tăng doanh thu của họ chứ không phải là từ các quỹ bên ngoài và cần được ghi nhận như một lĩnh vực phụ trợ quan trọng của hệ thống tài chính dưới sự giám sát của NHNN.

- Sự thiếu đồng bộ và mối quan hệ hợp tác giữa nhiều bên tham gia vẫn còn hạn chế ở tất cả các cấp của hệ thống tài chính Việt Nam. NHNN&PTNT Việt Nam là một thành viên của Hiệp hội Ngân hàng, là cơ quan cầu nối giữa các NHTM với NHNN Việt Nam trong khi QTDTW và NHCSXH không phải là thành viên của Hiệp hội này. Một số TC hoạt động TCVM thành lập ra nhóm hoạt động về TCVM (MFWG) trong đó không có sự tham gia của các các tổ chức quần chúng và NHCSXH. Như vậy với yêu cầu cấp thiết về chính sách quốc gia cho TCVM của NHNN Việt Nam, có sự đồng thuận để làm sao có thể tham vấn, đào tạo hiệu quả nhất và thông tin một cách minh bạch cho các nhà ban hành chính sách về các thuận lợi và hạn chế của ngành.

- Phần lớn các TC hoạt động TCVM tại Việt Nam có cơ cấu sở hữu, quản trị điều hành cũng như hoạt động đều yếu và thiếu bền vững về tài chính do cơ sở khách hàng hạn chế. Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng của họ trong việc phát triển và cung cấp các sản phẩm tài chính đa dạng để đáp ứng nhu cầu thị trường, tác hại xấu đến cơ hội thành công trong việc cấp phép hoạt động cho một TC hoạt động TCVM.

- Hậu quả của sự thiếu hiểu biết về TCVM và sự không thống nhất trong ý thức hiện nay là không có sự phân cấp trong việc cung cấp TCVM ở Việt Nam. Sự tồn tại của NHCSXH cho vay với lãi suất thấp không dựa trên cơ sở bền vững tài chính, được miễn thuế và có sự bảo đảm của chính phủ, vai trò giám sát của các tổ chức quần chúng và sự chậm bãi bỏ các quy định về lãi suất đã giới hạn hoàn toàn sự phát triển của một lĩnh vực TCVM phát triển mạnh mẽ và ổn định.

3.1.2.2. Nguồn lực và quy mô hoạt động

Mặc dù hoạt động TCVM đã phát triển được gần 25 năm ở Việt Nam nhưng phần lớn là thực hiện thông qua các tổ chức đoàn thể xã hội với sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ. Do mô hình hoạt động chưa được hoàn

thiện, quy mô còn nhỏ bé, mạng lưới không rộng, nên một cán bộ của một TCTCVMCVM (như quỹ tín dụng) hiện phải "gánh" khoảng 200 khách hàng. Thậm chí, tại một số nơi, cán bộ tín dụng còn phải phụ trách 900 khách hàng (NHCSXH). Hầu hết các TC hoạt động TCVM hoặc các chương trình của các tổ chức phi chính phủ có chưa đến 10.000 khách hàng và mỗi danh mục đầu tư đều có giá trị rất nhỏ. Từ những số liệu trên cho thấy các TC hoạt động TCVM ở Việt Nam hoạt động rất vất vả và không hiệu quả. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các TC hoạt động TCVM chưa có tư cách chính thức để hoạt động như một tổ chức tài chính nên khó mở rộng hoạt động, khó huy động các nguồn vốn để cung cấp các khoản vay cho khách hàng. Ngoài ra, trong những năm qua, ngành TCVM mới chỉ có được 2 NĐ điều chỉnh: Nghị định 28 và Nghị định 165 của Chính phủ. Tuy nhiên, những NĐ này đã bộc lộ những hạn chế nhất định về quy mô cũng như điều kiện để thành lập TCTCVM. Từ những hạn chế trên việc cần có những TCTCVM chính thức, chuyên nghiệp đang trở thành ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng như của hệ thống tài chính quốc gia. Việc chuyển đổi các tổ chức này không chỉ giúp người nghèo thoát nghèo, mà tương lai lâu dài sẽ tạo ra một hệ thống tín dụng bền vững, an toàn, hiệu quả cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã ở những khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Dù các TC hoạt động TCVM có nhu cầu lớn về đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật và các dịch vụ phát triển kinh doanh khác tuy nhiên các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho lĩnh vực TCVM là rất hạn chế.

3.1.2.3. Nhận thức về người nghèo và những quan điểm sai lầm về người nghèo

Theo các nhà lý thuyết kinh tế học thì “vòng luẩn quẩn nghèo đói” sẽ cứ đeo đuổi họ mãi cho tới khi nào họ nắm bắt được nguồn vốn sản xuất kinh doanh để tăng thu nhập. Thu nhập tăng sẽ dẫn tới tiết kiệm tăng và đời sống

người dân được cải thiện. Với khoản tiết kiệm lớn hơn và khả năng tiếp cận tới các nguồn vốn được duy trì, người dân lại có thể tiếp tục mở rộng sản xuất, tăng thu nhập. Quá trình này sẽ đi theo một vòng xoáy với chiều hướng lên trên. Nghĩa là đời sống của người dân sẽ tiếp tục tăng lên theo mỗi chu kỳ đầu tư và tiết kiệm như vậy. Và như vậy họ mới phá vỡ được cái vòng luẩn quẩn nêu trên, song với cơ chế hoạt động của khu vực tài chính chính thức như hiện nay, cơ hội thoát nghèo của họ là rất khó khăn[9],[18].

Sơ đồ 3.1. Vòng luẩn quẩn của nghèo đói [18],[28]

Đối tượng cho vay của các TC hoạt động TCVM có rủi ro tín dụng rất cao. Họ là những người có thu nhập thấp thường gắn liền với tình trạng không có tài sản thế chấp, thậm chí không có đất để sản xuất. Họ được nhìn nhận như những người không có khả năng làm ăn, phát triển sản xuất, thậm chí có những nhận thức tiêu cực hơn là những người lười biếng. Những người nghèo không có khả năng tiết kiệm và khả năng trả nợ của họ rất hạn chế. Theo góc nhìn này, người nghèo là những người đáng thương và cần sự giúp đỡ mang tính chất từ thiện nhiều hơn. Việc cho vay chỉ mang ý nghĩa phúc lợi và nhân đạo là chính chứ không được coi là đối tượng vay một cách sòng phẳng. Đó là

một quan điểm sai lầm về người nghèo. [9]

Đối với NHTM, các khoản vay từ tiền triệu đến tiền tỷ đều có quy trình cấp tín dụng như nhau, nhân viên ngân hàng có tâm lý và xu hướng muốn cho vay những khoản vay lớn nhằm tăng hiệu quả kinh tế theo quy mô, giảm thiểu chi phí thủ tục trên một đơn vị tiền cho vay. Điều này làm cho khu vực này “thờ ơ” trước những khoản vay vi mô (khoản vay nhỏ) cho các doanh nghiệp nông thôn quy mô nhỏ, các hộ gia đình thu nhập thấp, người nghèo, các nông dân không có đất thế chấp làm cho các đối tượng này bị “bật ra” khỏi những cơ hội tiếp cận những dịch vụ tài chính (trong đó có các khoản tín dụng vi mô) để họ phát triển sản xuất, tạo thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình. Chính vì vậy càng làm trầm trọng thêm những khó khăn của người nghèo, làm cho thực trạng nghèo đói khó mà được cải thiện.

Mặt khác, nhìn từ góc độ_ của người nghèo với các dịch vụ của khu vực tài chính chính thức, chúng ta thấy rằng, đối với họ: khu vực tài chính chính thức có quá nhiều thủ tục rắc rối, cùng các thủ tục cấp xét, chấm điểm tín dụng nghiêm ngặt, yêu cầu thế chấp,... khiến cho họ không thể đáp ứng. Việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng phát triển kinh tế gia đình đối với họ_ gần như là không thể.

Một phần của tài liệu 1253 phát triển hoạt động tài chính vi mô tại VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 102 - 106)