1 .2 Đặc trưng của hoạt động tài chính vi mô
3.1.1. Cơ hội cho ngành tài chính vi mô
3.1.1.1. Nhu cầu khách hàng tiềmi-tềm năng lớn và đa dạng
Chương trình TCVM du nhập vào nước ta từ năm 1987 thông qua các kênh, các đoàn thể xã hội và các tổ chức phi Chính phủ để tiếp cận được người nghèo, cung cấp những khoản vay rất nhỏ cho người nghèo. Theo kết quả tổng điều tra hộ nghèo của Bộ Lao động thương binh và xã hội năm 2010 cả nước hiện có hơn 3 triệu hộ nghèo và 1,6 triệu hộ cận nghèo. Như vậy, trước tiên để phục vụ người nghèo và đảm bảo khả năng phát triển bền vững của các TC hoạt động TCVM đòi hỏi phải xác định được các nguyên nhân và khó khăn của khách hàng nhằm mang lại cho khách hàng những sản phẩm phù hợp nhất. Theo kết quả điều tra của Tổng cục thống kê năm 2010 thì nguyên nhân nghèo ở nông thôn chủ yếu là do thiếu vốn, gặp tại họa không lường trước được, do gia đình có người ốm đau, ...
Các TC hoạt động TCVM mới chỉ đáp ứng được khoảng 5540% nhu cầu dịch vụ tài chính đa phần dưới dạng tín dụng và tiền gửi ngắn hạn choủa người nghèo, 4560% còn lại chưa tiếp cận được những dịch vụ này. Đây là thị trường tiềm năng để các TC hoạt động TCVM khai thác và cung ứng dịch vụ tài chính nhằm thực hiện mục tiêu xã hội và kinh tế của mình. Nhu cầu của người nghèo đặc biệt là ở nông thôn và các vùng quê xa về dịch vụ TCVM rất đa dạng. Các phản ánh cho thấy các TC hoạt động TCVM và tín dụng như NH đang phục vụ người nghèo như NHNN&PTNT, NHCSXH có xu hướng cho vay lớn. Điều này dẫn đến việc người nghèo nhất chỉ có nhu cầu vay theo mùa vụ hoặc khoản rất nhỏ trong những lúc rủi ro có thể không nhận được dịch vụ của các NH.
thiên tai), vay mua
giống, phân, đầu vào
nông nghiệp, vay để nuôi gia cầm Vay từ 500.000 giống, phân bón; Vay để làm vườn, nuôi gia cầm Vay từ 7-8 triệu đồng (dịch vụ, nuôi gia cầm quy mô nhỏ và vừa Vay từ 10 triệu đồng trở lên trạng trại hoặc nuôi cá quy mô
lớn Nhu cầu vay từ
35 triệu đồng trở lên CUNG VỀ DỊCH VỤ TCVM NHNN&PTNT NHCSXH Quỹ TDTW Các TCVM/ NGOs Nhóm đối tượng Khá Người nghèo và người khá Nghèo và khá Nghèo và rất nghèo Khoản vay 1,8 triệu đồng 11,3 triệuđồng Trên 300.000
đồng
Từ 200.000 đồng
3.1.1.2. Môi trường pháp lý đang hình thành theo hướng có lợi cho tài chính vi mô phát triển theo hướng chuyên nghiệp
- Sự ra đời của NĐ 28 và 165 đã cho phép thành lập ít nhất 2 TCTCVM chính thức tại Việt Nam. Như vậy các TCVM CEP và TYM trở thành ví dụ để các TCTCVM học tập và phát huy.
- Đặc biệt hơn, một số TCTCVM nhỏ hơn sẽ tập trung vào tăng trưởng,
chuyên nghiệp hơn và nâng cao năng lực tổ chức trước khi đăng ký trở thành tổ chức được cấp phép và các nghị định hiện đang hỗ trợ cho những nỗ lực này.
Một số TCTCVM đang đăng ký thành lập dưới dạng quỹ xã hội và lập kế hoạch chuyển đổi thành TCTCVM chính thức được cấp phép theo NĐ 28 và 165.
- Các TCTCVM được cấp phép với một cơ cấu pháp lý chính thức, hệ thống quản lý và cơ cấu sở hữu rõ ràng sẽ có nhiều cơ hội để vay từ các nguồn trong và ngoài nước.
- Các nhà cung cấp dịch vụ tài chính chính thức và các TCTCVM sẵn sàng cải tiến phát triển và thử nghiệm những sản phẩm mới. Vẫn còn một khoảng trống tài chính trên thị trường đặc biệt là phân đoạn thị trường giữa nhu cầu của các hộ gia đình có thu nhập thấp nhưng không nghèo và các doanh nghiệp nhỏ hiện nay chưa được đáp ứng.
- Cùng với sự thành công về cải cách hành lang pháp lý, thị trường TCVM đông đúc nhưng lộn xộn tại Việt Nam, với nguyên tắc thị trường bị bóp méo bởi cơ chế cho vay bao cấp, vẫn dành một phân đoạn thị trường nhỏ cho các nhà cung cấp tài chính vi mô.
Để tiếp cận lĩnh vực TCVM phát triển tại Việt Nam, các nhà cung cấp dịch vụ có nhu cầu đẩy mạnh, thích ứng, điều chỉnh và cải tiến các sản phẩm của họ và các hệ thống phân phối đảm bảo phù hợp với nhu cầu thị trường.