Tăng cường tiềm lực tài chính

Một phần của tài liệu 1253 phát triển hoạt động tài chính vi mô tại VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 118 - 119)

1 .2 Đặc trưng của hoạt động tài chính vi mô

3.3.6. Tăng cường tiềm lực tài chính

Tiềm lực tài chính là cơ sở căn bản để các TC hoạt động TCVM tăng cường uy tín, mở rộng và nâng cao chất lượng cho các hoạt động của mình. Nguồn vốn tài trợ được xem là giải pháp cho các tổ chức ở thời điểm hiện nay tuy nhiên nó thiếu tính thường xuyên. Các TC hoạt động TCVM cần chú ý lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính một cách nhanh chóng và căn bản trong thời gian sớm nhất có thể.

Các giải pháp cụ thể để tăng cường tiềm lực tài chính bao gồm:

3.3.6.1. Tăng quy mô vốn điều lệ

Có nhiều biện pháp khác nhau để tăng vốn điều lệ như: cấp bổ sung vốn, cổ phần hóa (đối với các TC hoạt động TCVM thuộc sở hữu nhà nước), phát hành trái phiếu dài hạn, phát hành trái phiếu chuyển đổi và các công cụ nợ khác, đánh giá lại giá trị tài sản cố định và chứng khoán đầu tư, kêu gọi các cổ đông hiện tại góp thêm vốn như các QTDND, yêu cầu các nhà tài trợ bổ sung thêm vốn điều lệ đối với trường hợp các NGO; tăng phần lợi nhuận để lại; cho phép các TC hoạt động TCVM được thực hiện sáp nhập, mua lại. Trường hợp TC hoạt động TCVM nào quá yếu kém và có khả năng gây ra các rủi ro lớn cho hệ thống tài chính nông thôn thì phải kiên quyết xử lý, bao gồm cả biện pháp giải thể, phá sản theo quy định pháp luật, song đảm bảo không gây tác động lớn về mặt kinh tế - xã hội. Với các TCTD chính thức, yêu cầu về vốn tự có phù hợp với quy mô tài sản rủi ro thực hiện theo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu do NHNN đưa ra phù hợp với quy định Basel I là 8%và theo thông tư 13/2010 của NHNN Việt Nam là 9%.

3.3.6.2. Nâng cao chất lượng và khả năng sinh lời của tài sản

cho các nhóm tài sản phù hợp để đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu như trên. Tuy

vậy các TC hoạt động TCVM vẫn phải cân bằng giữa hai mục tiêu: an toàn và

sinh lời, tính toán các tỷ lệ an toàn và lợi nhuận ở mức phù hợp để tránh gặp

phải rủi ro thanh khoản hay rủi ro hoạt động. Xem xét đánh giá cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn trên các mặt: kỳ hạn, lãi suất, tính ổn định. Các TC

hoạt động TCVM có thể chủ động sử dụng các công cụ tài chính phái sinh (nếu có) nhằm ngăn chặn rủi ro xảy ra như: các hợp đồng hoán đổi lãi suất, hoán đổi tín dụng, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai.. .Ngăn chặn nợ

xấu phát sinh, chấm dứt việc cho vay mới đối với các bên vay có nợ nần chồng chất, dây dưa.

3.3.6.3. Xử lý điểm nợ tồn đọng và làm sạch bảng cân đối

Đặc biệt đối với trường hợp của NHNN&PTNT và NHCSXH. Các TC hoạt động TCVM cần phải đánh giá trung thực về các khoản nợ, bản chất và khả năng thu hồi trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế, phù hợp với các nguyên tắc và thông lệ của kinh tế thị trường, đảm bảo tính công khai, minh bạch.

Một phần của tài liệu 1253 phát triển hoạt động tài chính vi mô tại VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 118 - 119)