Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu 1253 phát triển hoạt động tài chính vi mô tại VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 36 - 99)

1 .2 Đặc trưng của hoạt động tài chính vi mô

1.3.2. Bài học kinh nghiệm

Dựa trên kết quả thực tiễn đạt được ở các nước trên thế giới cho thấy nông dân, thương nhân, thợ thủ công sản xuất trên quy mô nhỏ đang sinh sống tại những vùng nông thôn và thành thị đã sử dụng rất hiệu quả những món tiền vay ít ỏi. Việc gia hạn đối với những khoản tín dụng nhỏ cùng với sự định hướng và giúp đỡ thích hợp sẽ làm cho sản xuất, việc làm và thu nhập tăng

đáng kể. Những dự án được đánh giá là thành công đều kết hợp chặt chẽ khả năng

tiếp cận tín dụng nhanh chóng với sự quản lý tài chính có kinh nghiệm.

Trong khi số lượng các tổ chức thành công tăng lên đáng kể thì vẫ n còn nhiều công sức, tiền của nhằm phát triển hoạt động này bị đổ ra sông ra biển bởi sự thất bại của những tổ chức chỉ luôn dựa vào trợ cấp. Tỷ lệ nợ quá hạn cao, chi phí quản lý hành chính không ổn định và chậm trễ trong cung cấp dịch vụ là những điều cần phải tránh. Hầu hết các dự án thất bại là do những nguyên nhân sau:

Đối với các tổ chức tài chính: Khi ngân hàng hay các tổ chức tài chính tiến hành thực hiện các hoạt động TCVM thì họ thường:

- Tạo ra trở ngại như yêu cầu phải có giấy đăng ký kinh doanh, bảo đảm cá nhân, giấy chứng nhận sở hữu tài sản và các tài sản thế chấp

khác, đó

thường là những cản trở đối với hầu hết các khách hàng tiềm năng. - Không thân thiện với người nghèo: Hầu hết người nghèo chưa bao

- Cung cấp tín dụng không thích hợp, không đáp ứng được nhu cầu của người nghèo, chờ đợi quá lâu để được gia hạn tín dụng.

Đối với các tổ chức xã hội: Khi các tổ chức xã hội thực hiện các chương trình thì họ lại thường gây thêm các vấn đề rắc rối. Điển hình là:

- Nhân viên của những tổ chức này có kỹ năng giao tiếp tốt với quần chúng nhân dân nhưng lại ít có kinh nghiệm kinh doanh và thường thiếu khả

năng để đưa ra những lời khuyên thích hợp, có lợi cho người dân.

- Mục tiêu kinh doanh và phúc lợi xã hội luôn lẫn lộn vì thế chính họ khó phân biệt mình là nhân viên xã hội hay nhân viên kinh doanh.

- Các dự án thường quá phức tạp - tham gia cả việc lập kế hoạch phát triển thị trường hay lựa chọn kế hoạch sản xuất tập thể, không tập trung tới

đối tượng mà họ đang nhắm tới.

- Rất nhiều dự án do các tổ chức dịch vụ xã hội thực hiện rất tốn kém, được bao cấp ở mức cao và khả năng phục vụ khách hàng rất hạn chế. Chỉ

một số ít các dự án có mục đích kinh doanh rõ ràng và có tiêu chuẩn

đánh giá

hoạt động được xác định thì đã trở thành các chương trình thành công. Những

chương trình này tập trung cải thiện các hoạt động kinh tế, tạo thu nhập hiện

tại và cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Từ những kinh nghiệm đó có thể rút ra những bài học có tính nguyên

tắc có

Nguyên tắc 2: Giảm thiểu chi phí vận hành thông qua:

- Bố trí cơ cấu vận hành hợp lý và tiết kiệm nhất - Chuẩn hóa quy trình vay vốn

- Phân cấp việc xét duyệt cho vay - Duy trì phí văn phòng ở mức tối thiểu - Tuyển chọn cán bộ từ cộng đồng

Nguyên tắc 3: Khuyến khích khách hàng hoàn trả đúng hạn bằng cách:

- Không đòi hỏi thế chấp

- Dùng yếu tố ràng buộc trách nhiệm của nhóm để đảm bảo việc hoàn trả - Có phần thưởng khích lệ cho những món vay trả sớm

- Xây dựng một hình ảnh danh dự để thể hiện sự nghiêm túc trong việc thu hồi vốn vay

Nguyên tắc 4: Áp dụng lãi suất và phí cho vay đảm bảo đủ trang trải

các chi phí

- Trang trải được các chi phí bằng thu nhập từ hoạt động cho vay

- Dự tính trước tỷ lệ hoàn trả. Các hộ kinh doanh thu nhập thấp thường sẵn lòng và có thể trả lãi cao hơn lãi suất thương mại đối với những

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM

2.1. Sự hình thành và phát triển của tài chính vi mô tại Việt Nam

Sơ đồ 2.1. Lịch sử hình thành tài chính vi mô tại Việt Nam

Năm 1986, khu vực bán chính thức ở Việt Nam chủ yếu dưới hình thức hợp tác xã truyền thống. Nhà nước coi đó như một công cụ để cấp tín dụng và huy động vốn.

Năm 1987, Hội nghị quốc tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương về vấn đề “Việc làm và tăng thu nhập cho phụ nữ” do Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đăng cai tổ chức tại Hà Nội được coi là điểm xuất phát cho các chương trình TCVM khu vực bán chính thức mà chủ yếu là triển khai các sản phẩm tín dụng và tiết kiệm cho phụ nữ.

Bắt đầu từ năm 1988, NHNN&PTNT được tách ra từ Vụ tín dụng ra đời, cso mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước được chỉ định cho vay chuyên trách khu vực nông nghiệp và nông thôn.

Vào những năm đầu của thập kỷ 90, khi Chính phủ thiết lập chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn được nhìn nhận như một công cụ chiến lược. Các chương trình hỗ trợ tín dụng từ Chính phủ được thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng truyền thống (NHNN&PTNT), thông

qua một thể chế cho vay chính sách được bao cấp (NH người nghèo năm 1996 và chuyển đổi thành NHCSXH năm 2003) hoặc thông qua các chương trình tín dụng có

định hướng.

Như vậy cho đến nay, TCVM đã và đang hoạt động tại Việt Nam được gần 24 năm , tuy nhiên có thể dễ dàng nhận thấy nó vẫn chưa thực sự phát

Sơ đồ 2.2. Các nhà cung cấp dịch vụ tài chính vi mô ở Việt Nam

Tổng nguồn vốn

4.732 4.026 3.143 2.251 1.262

Tiền gửi 1.588 217 56 124 105

2.1.1. Sơ lược qua hoạt động của nhóm tổ chức tài chính khu vực chính thức

Khu vực chính thức bao gồm các tổ chức tín dụng hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng và luật hợp tác xã, tiêu biểu là NHCSXH, NHNN&PTNT, QTDND, Công ty tiết kiệm bưu điện (vừa được NH TMCP Liên Việt mua lại cuối năm 2010) và quỹ TYM là TCTCVM khu vực bán chính thức đầu tiên được NHNN cấp phép chuyển đổi thành Công ty TNHH 1 thành viên Tình Thương, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.

Sơ đồ 2.3. Thông tin về các tổ chức hoạt động TCVM chính thức dẫn đầu tại thị trường Việt Nam đến 2010

Nguồn: ADB, 2010 [42]

2.1.1.1. Ngân hàng chính sách xã hội

Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) được thành lập theo quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày mồng 4 tháng 10 năm 2002 của Thủ Tướng chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo. Hiện nay, NHCSXH có 63 chi nhánh và sở giao dịch với 612 phòng giao dịch và hơn 8000 điểm giao dịch phòng giao dịch 592trên 63 tỉnh thành.

Tỷ trọng các nguồn vốn trong tổng nguồn vốn của NHCSXH đã tăng lên sau nhiều năm thành lập. Nguồn ngân sách cấp giảm dần, các nguồn huy động tài trợ (trong và ngoài nước) và nguồn vốn đi vay đã tăng lên.

Bảng 2.1. Cơ cấu vốn của Ngân hàng chính sách xã hội

Hộ nghèo__________________________________________ 0.65 Sinh viên__________________________________________ 0.65 Giải quyết việc làm__________________________________ 0.65 Xuất khâu lao đông__________________________________ 0.65 Cho vay nước sạch , vệ sinh môi trường__________________ 0.90 Hộ nghèo làm nhà ở__________________________________ 0.25 Sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn__________________ 0.90 Cho vay thương nhân sản xuất thương mại tại vùng khó 0.90 Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ______________________ 0.90

Nguồn: Báo cáo tài chính của NHCSXH năm 2006-2010

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu vốn của NHCSXH

Nguồn: Báo cáo tài chính của NHCSXH năm 2006-2010

31

Tuy nhiên NH chưa chú trọng đến việc tiếp cận nguồn vốn huy động và nguồn vốn thương mại mà chỉ đơn thuần chỉ giải ngân cho các đối tượng thuộc diện chính sách. Các nguồn vốn huy động khác về bản chất vẫn là vốn bao cấp với lãi suất thấp còn vốn vay thương mại với lãi suất thị trường chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, hầu như không đáng kể. Khối lượng khoản vay bình quân là 30 triệu đồng/hộ nghèo [22] . Với mức vay lớn như vậy mà trả nợ vào cuối kỳ sẽ làm cho người nghèo “ngủ quên” với món nợ và khó trả nợ một lần khi có thiên tai, rủi ro xảy ra. Lãi suất cho vay của NHCSXH thấp hơn rất nhiều so với các tổ chức tín dụng khác. Hiện nay, NHCSXH cho vay 18 chương trình ưu đãi có lãi suất từ 0 - 0,9%/tháng.

bền vững về tài chính, tạo gánh nặng cho ngân sách, đồng thời gây sự bất bình đẳng cho các TCTCVM và các tổ chức phi chính phủ.

2.1.1.2. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNN&PTNT) được thành lập năm 1988 là tổ chức tiền thân là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Từ ngày 15/10/1996, Ngân hàng được đổi tên là NHNN&PTNT

NHNN Việt Nam. Hiện tại, NHNN&PTNT Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn, là DNNN hạng đặc biệt và là một trong 5 ngân hàng thương mại nhà nước của Việt Nam.

NHNN&PTNT là ngân hàng có số khách hàng lớn nhất Việt Nam; đến 31/12/2010, NHNN&PTNT có quan hệ với trên 30.000 doanh nghiệp và trên 10 triệu cá nhân và hộ gia đình trong đó có trên 3 triệu KH vay vi mô và 5 triệu KH gửi tiết kiệm vi mô trải rộng tại 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch ở tất cả các tỉnh, thành phố, thị xã, huyện, liên xã trong nước. Hiện nay, NHNN&PTNT chủ yếu làm đại lý cho NHCSXH, người ta nhắc đến ngân hàng này với tư cách là tổ chức tài chính nông thôn nhiều hơn là một tổ chức tài chính chú trọng phục vụ người nghèo. [7]

2.1.1.3. Quỹ tín dụng nhân dân

Quỹ Tín dụng nhân dân (QTDND) là nhà cung cấp dịch vụ tài chính hướng đến nhu cầu khách hàng nhất tại Việt Nam được thành lập từ năm 1993 dựa trên mô hình của hệ thống Caisse Popularie của tỉnh Quebec, Canada. Mô hình này được Hiệp hội các hợp tác xã tín dụng (DID) đưa vào Việt Nam và sau đó được NHNN áp dụng vào hoạt động tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam. Quỹ tín dụng Trung ương (QTDTW) được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã và Luật các TCTD, chịu sự giám sát của NHNN theo quy định của Luật NH. Tính đến năm 2010 có tổng cộng 1.042 tổng cộng hơn 400OQTDND hoạt động trên 10% xã phường và phục vụ khoảng 1,7 triệu thành viên trong đó khoảng 50% là hộ nghèo [26]. Quỹ đóng một vai trò tích cực trong việc cung cấp nguồn tín dụng cho khu vực nông thôn. So với 2 NH trên thì QTDND gần với người vay hơn, chú trọng đến nguyên tắc tiết kiệm đi kèm với tín dụng. Mặc dù các quỹ này đã hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận thì cũng không được phép mở rộng phạm vi ra khỏi xã nơi mà các quỹ này đăng ký. Điều này đã cản trở sự phát triển của các quỹ.

2.1.2. Khu vực tài chính bán chính thức

Khu vực tài chính bán chính thức bao gồm hoạt động cung cấp dịch vụ TCVM thông qua các chương trình tiết kiệm, tín dụng của các tổ chức không phải là các tổ chức tín dụng. Chẳng hạn như: HLHPN, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên.. .Thông thường các chương trình này đều có sự hỗ trợ của các NGO hoặc các nhà tài trợ song phương. Khu vực này bao gồm cả các chương trình cho vay do một số cơ quan chính phủ đứng ra chủ trì như Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và đầu tư.

Năm 1987, Hội nghị quốc tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương về vấn đề “Việc làm và tăng thu nhập cho phụ nữ” do Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đăng cai tổ chức tại Hà Nội được coi là điểm xuất phát cho các chương trình TCVM khu vực bán chính thức mà chủ yếu là triển khai các sản phẩm tín dụng và tiết kiệm cho phụ nữ.

Cơ quan hợp tác phát triển Thụy Điển (viết tắt là SIDA) chính là tổ chức quốc tế đầu tiên tài trợ cho một dự án tín dụng vào năm 1989 cho phụ nữ 7 tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam thông qua Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam ở các cấp.

Với sự trợ giúp kỹ thuật của Tổ chức lương thực thế giới (FAO), quỹ dân số liên hiệp quốc (UNFPA) đã phối hợp với các nhóm phụ nữ tiết kiệm ở 2 tỉnh Cần Thơ và tỉnh Hà Sơn Bình cũ (nay là Hà Nội và Hòa Bình) trong các năm 1990-1993 và sau đó mở rộng ra 18 tỉnh trong cả nước.

Vào năm 1992 với sự tài trợ của Quỹ phát triển cộng đồng của Nhật Bản (JSDP), Trung tâm phát triển Châu Á Thái Bình Dương (APDC-1993), Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã quyết định thành lập Quỹ Tình thương (TYM) dành riêng cho phụ nữ nghèo phát triển sản xuất và gia tăng thu nhập đồng thời tuyên truyền, nâng cao năng lực về mọi mặt cho phụ

nữ và Quỹ CEP hỗ trợ vốn cho các đối tượng công nhân viên chức nghèo và dân nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh đã đánh dấu một bước tiến quan trọng của hoạt động TCVM ở Việt Nam. Tiến sĩ Getubic (là tổng thư ký APDC lúc đó) đã khích lệ áp dụng mô hình GB 100% tại Việt Nam.

GS. TS Muhammed Yunus đã đến với thành phố Hồ Chí Minh (tháng 5-2003 và tháng 6-2005) và có những gợi ý quan trọng về vai trò chính phủ và luật pháp với hoạt động tài chính vi mô. Chỉ tính riêng ba tổ chức chính thức áp dụng mô hình GB là Quỹ Tình thương, Quỹ CEP, Mạng lưới tài chính vi mô M7 đã có địa bàn hoạt động rộng khắp và đều có triển vọng trở thành tổ chức tài chính vi mô theo hướng qui định của Nghị định 28/2005/NĐ-CP của Chính phủ [14].

Đến nay khu vực TCVM ở Việt Nam đã có một bước tiến tương đối dài cả về mặt thời gian lẫn nội dung hoạt động. Có hơn 70 TCTCVM khu vực bán chính thức đã và đang hoạt động ở Việt Nam. Năm 2005, Chính phủ ban hành nghị định 28 và 165 nhằm mục đích phát triển TCVM cả chiều rộng và chiều sâu bằng cách cho phép các tổ chức phi Chính phủ gia nhập và thành lập các TCTCVM chính thức hoặc chuyển đổi các TCTCVM bán chính thức đang hoạt động. Tính đến tháng 5/2010 có 5 tổ chức bán chính thức đăng ký xin cấp phép thành lập tổ chức tài chính quy mô nhỏ (TCTCQMN) lên NHNN [20]. Tuy vậy, các nghị định và việc thực thi các nghị định này còn hạn chế, giới hạn về loại hình tổ chức và số lượng, các nhà đầu tư có thể thành lập các TCTCVM chính thức. Cuối năm 2009, mặc dù các NGO đã tồn tại từ lâu, chỉ có 03 tổ chức có trên 40.000 KH và 03 tổ chức khác có từ 20.000 đến 40.000 KH. 06 tổ chức hoạt động hiệu quả này chiếm khoảng 50% tổng số KH của tất cả các NGO bán chính thức, tuy nhiên hoạt động của các tổ chức này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong khu vực tài chính nông thôn.

2.1.3. Khu vực tài chính không chính thức

Khu vực này bao gồm các mối quan hệ vay mượn mang tính cá nhân giữa

bạn bè, họ hàng, vay nặng lãi... Chủ nợ thường là những người có tiền và cho vay

nặng lãi. Đặc trưng của hình thức cho vay này là nhanh chóng, đơn giản và dễ tiếp

cận. Còn đối tượng vay thường rơi vào các trường hợp khẩn cấp, bế tắc về tài

Một phần của tài liệu 1253 phát triển hoạt động tài chính vi mô tại VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 36 - 99)