tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long trong những năm gần đây
2.1.4.1. Tình hình huy động vốn
về quy mô huy động vốn: Đến 31/12/2012, huy động vốn cuối kỳ đạt: 5.039 tỷ đồng, tăng 25.3% so với năm 2011, số tuyệt đối là: 1.016 tỷ đồng. Huy động vốn bình quân đạt 4.201 tỷ đồng tăng 25.4% so với năm 2011, số tuyệt đối tăng là: 852 tỷ đồng. Tăng trưởng huy động vốn cuối kỳ trong giai đoạn 2010-2012 là: 40%/năm số tăng tuyệt đối là: 1.446 tỷ đồng. Đặc biệt, năm 2012 mức tăng trưởng huy động vốn là: 25.3%, cao hơn hẳn so với tăng trưởng huy động vốn của toàn hệ thống BIDV chỉ là: 8%. Điều này chứng tỏ sự cố gắng của Chi nhánh Thăng Long trong việc mở rộng và phát triển huy động vốn, nhất là trong điều kiện hoạt động trên địa bàn ngoại thành, có nhiều khó khăn, tỷ trọng nguồn vốn huy động từ các TCKT và định chế tài chính còn cao nên nền vốn chưa thực sự ổn định, huy động vốn dân cư còn hạn chế do thu nhập của dân cư trên địa bàn thấp.
về cơ cấu nguồn vốn năm 2012: Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động là huy động vốn dân cư đạt: 2.819 tỷ đồng, chiếm gần 56% tổng vốn huy động. Tiếp đến là huy động vốn từ các tổ chức kinh tế đạt: 1.294 tỷ đồng, chiếm 25.6% tổng vốn huy động) và huy động vốn từ các định chế tài chính đạt: 926 tỷ đồng, chiếm 18.4% tổng vốn huy động. Việc giảm tỷ trọng huy động vốn từ các khách hàng là tổ chức kinh tế, từ mức 32% năm 2011 xuống còn 25.6% năm 2012, có nguyên nhân là do những khó khăn chung của nền kinh tế trong năm qua, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, dẫn đến huy động vốn từ các khách hàng này bị giảm 10 tỷ đồng. Nhưng bù lại, huy động vốn từ khách hàng dân cư lại tăng mạnh: 1.067 tỷ đồng (số tương đối tăng 60.9% so với năm 2011), cũng phần nào cho thấy cơ cấu nguồn vốn của BIDV Thăng Long có được cải thiện, theo hướng giảm dần sự phụ thuộc vào vốn huy động có tính ổn định thấp từ các tổ chức kinh tế và định chế tài chính, mà tập trung phát triển nguồn vốn từ các đối tượng khách hàng là dân cư có số dư tiền gửi ổn định. Từ đó, cơ cầu vốn của chi nhánh có ngày càng ổn định hơn.
40
Bảng 2.1: Ket quả huy động vốn giai đoạn 2010-2012
Tổng vốn huy động 3 0 3 100 9 100 1. Cơ cấu KH 3.59 3 1 00 4.02 3 100 5.03 9 100 + Dân cư 1.39 5 ______ 39 1.75 2 ______ 44 2.81 9 ______ 56 + Tổ chức kinh tế 1.52 2 ______ 42 1.30 4 ______ 32 1.29 4 _____ 26 + Định chế TC 67 6 ______ 19 967 ______24 926 ______17
2. Cơ cấu loại tiền 3.59
3 00 1 3 4.02 100 9 5.03 100 + VND ' 3.05 4 ______ 85 3.48 1 ______ 87 4.55 0 ______ 90 + Ngoại tệ 53 9 ______ 15 542 ______13 489 ______10 3. Cơ cấu kỳ hạn 3.59 3 1 00 4.02 3 100 5.03 9 100 + Không kỳ hạn 71 9 ______ 20 623 ______16 968 ______19 + Ngắn hạn 2.13 7 ______ 59 3.23 5 ______ 80 3.99 8 ______ 79 +TDH 73 7 ______ 21 165 _______4 ______ 73 ______ 2
STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Γ - Tổng dư nợ tín dụng bình quân 2.167 1.890 1.458 1.391 2 Tổng dư nợ tín dụng cuối kỳ 2.069 1.712 1.379 1.609 3 Cơ cấu tín dụng 3.1 Theo kỳ hạn
- Dư nợ cho vay ngắn hạn 1.572 1.194 912 1.096
- Dư nợ cho vay trung và dài hạn 497 508 467 513
3.2 Theo đối tượng khách hàng
- Dư nợ của khách hàng Doanh nghiệp 1.821 1.447 1.154 1.240
- Dư nợ của khách hàng cá nhân 248 265 225 369
3.3 Theo loại tiền
- VNĐ 1.537 1.337 1.220 1.533
- Ngoại tệ 532 375 159 76
4 Tỷ trọng Nợ nhóm 2/Tổng dư nợ (%) 21,27 7,9 0,55 10.94
(Nguồn: Báo cáo tổng kết Chi nhánh Thăng Long năm 2010-2012)
Biểu đồ 2.1: Ket quả huy động vốn theo đối tượng khách hàng
Đơn vị: Tỷ đồng
■Dân cư
■TCKT
■ĐCTC
(Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Thăng Long năm 2010-2012)
41
- Cơ cấu về loại tiền cũng được cải thiện theo chiều hướng tích cực. Huy động vốn
VND chiếm tỷ trọng chủ yếu: 90% tổng nguồn vốn, tăng 3% so với năm 2011. Những năm qua, tỷ trọng huy động ngoại tệ có xu hướng giảm dần, phù hợp với chính sách hạn
chế phát triển tín dụng ngoại tệ của NHNN, nhằm mục tiêu chống đô la hóa nền kinh tế.
- Về cơ cấu kỳ hạn, huy động vốn ngắn hạn có xu hướng tăng phù hợp với thực tế của thị trường và diễn biến lãi suất huy động trong năm 2012. Đến 31/12/2012, huy động vốn ngắn hạn đạt: 3.998 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 79% trong tổng nguồn vốn. Huy động vốn trung, dài hạn chỉ chiếm rất ít (gần 2%).
2.1.4.2. Tình hình sử dụng vốn
Tình hình sử dụng vốn của BIDV Thăng Long giai đoạn từ 2009 đến năm 2012 như sau:
Bảng 2.2: Chỉ tiêu hoạt động tín dụng giai đoạn 2009-2012
❖Quy mô tín dụng
Kể từ năm 2010, dư nợ của Chi nhánh Thăng Long có sự sụt giảm đáng kể. Riêng đến 31/12/2012 tổng dư nợ tín dụng là: 1.609 tỷ đồng, tăng 230 tỷ đồng so
42
với 2011 (mức tăng tương đối là 16.67%), bằng 99.4% kế hoạch BIDV trung ương giao (kế hoạch năm 2012 là 1.619 tỷ đồng). Mức tăng này do tăng dư nợ của khách hàng doanh nghiệp thêm 86 tỷ đồng và khách hàng cá nhân thêm 144 tỷ đồng.
Trong những năm qua, tỷ trọng nợ nhóm 2/tổng dư nợ của Chi nhánh Thăng Long có những biến động nhất định. Năm 2010 tỷ lệ nợ nhóm 2 của Chi nhánh giảm mạnh từ 21.27% năm 2009 xuống còn 7.9% năm 2010 do trong năm 2010 Chi nhánh đã thu được nợ của một số khách hàng và chuyển một số khách hàng thành nợ xấu: Công ty Cổ phần Hải Bình (196 tỷ đồng); Công ty Thực Phầm Miền Bắc (25 tỷ đồng); Công ty Cổ phần XDMT&TM Hà Nội (26 tỷ đồng).
Đến năm 2011 tổng dư nợ nhóm II của Chi nhánh là 7,6 tỷ đồng, chỉ chiếm 0,55% tổng dư nợ, giảm 128,4 tỷ đồng so với năm 2011. Nguyên nhân do Chi nhánh chuyển một số khách hàng sang nợ xấu với tổng dư nợ khoảng 115 tỷ đồng. Đồng thời, Chi nhánh cũng thu được 2,8 tỷ đồng Công ty Quốc Khánh, 1 tỷ đồng của Công ty Bình Minh, 5,5 tỷ đồng bán nợ của Công ty Tramico...
Tuy nhiên, đến thời điểm 31/12/2012 tổng dư nợ nhóm 2 lại tăng lên do Chi nhánh đã thu được 16,35 tỷ đồng. Tuy nhiên, do chuyển nhóm nợ của Công ty Cổ phần Điện Miền Bắc 1 (175.7 tỷ đồng) sang nợ nhóm II nên dẫn đến nợ nhóm II của Chi nhánh tăng so với năm 2011. Đồng thời, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh chiếm 2.99% tổng dư nợ (Kế hoạch năm 2012 là 7.4%), số tuyệt đối giảm 69.5 tỷ đồng so với năm 2011. Trong năm 2012, Chi nhánh đã được BIDV chấp thuận chuyển xử lý rủi ro 75.69 tỷ đồng và thu thêm được 7.3 tỷ đồng nợ xấu.
Trong các từ 2009 đến hết năm 2012, Chi nhánh Thăng Long luôn bám sát định hướng, sự chỉ đạo điều hành của BIDV, đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng hợp lý, không vượt giới hạn tín dụng, hệ số Q mà BIDV giao từng thời kỳ. Những năm qua, chủ trương của Chi nhánh Thăng Long là một mặt tích cực xử lý nợ xấu, nợ ngoại bảng, lãi treo đã phát sinh, mặt khác tiếp tục tìm kiếm, tiếp cận, phát triển khách hàng tốt để cho vay, cấp bảo lãnh, dần chuyển dịch cơ cấu khách hàng, với định hướng: giảm dần cho vay DNNN, nâng dần tỷ trọng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay bán lẻ.
❖về cơ cấu tín dụng
Trong giai đoạn từ 2009 đến 2012, Chi nhánh Thăng Long đã có những nỗ lực đáng kể trong việc chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo đúng định hướng của BIDV, cụ thể:
- Theo cơ cấu thời hạn
Trong giai đoạn từ năm 2009 đến hết năm 2012, cơ cấu dư nợ theo thời hạn của Chi nhánh không có nhiều sự dịch chuyển. Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn 3 năm liên tiếp từ 2010-2012 lần lượt là 30%, 34%, 32%, với số tuyệt đối tương ứng là 508 tỷ đồng, 467 tỷ đồng và 513 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng trung dài hạn chủ yếu tập trung ơ các dự án là của Dự án Thủy điện Hố Hô, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Điện Miền Bắc 1 (150 tỷ đồng), Dự án nhà máy sản xuất cồn rượu Eresson của Công ty TNHH MTV Bia rượu Eresson (220 tỷ đồng) vẫn đang trong giai đoạn triển khai và Dự án BOT cầu Yên Lệnh của Tổng công ty Xây dựng Thăng Long (23 tỷ đồng) đang tiến hành khai thác. Đây đều là các dự án có tính dài hạn, chưa thể thu hồi vốn ngay được.
Dư nợ ngắn hạn của Chi nhánh 4 liên tiếp năm từ 2010-2012 lần lượt là 1.572 tỷ đồng, 1.194 tỷ đồng, 912 tỷ đồng, 1.096 tỷ đồng. Nguyên nhân xuất phát từ chủ trương cơ cấu lại nền khách hàng của Chi nhánh, giảm sự tập trung phụ thuộc dư nợ vào một số khách hàng lớn, giảm dần tỷ trọng cho vay xây lắp và tập trung xử lý nợ tồn đọng nên một số khách hàng có dư nợ ngắn hạn lớn đã dần thực hiện thoái lui trong giai đoạn 2009-2011 như: Công ty Cổ phần Đầu tư Lạc Hồng, Công ty TNHH Thép Hồng Thanh, Công ty Cổ phần Hải Bình, Tổng công ty xây dựng Thăng Long, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8, một số đơn vị thành viên của Tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) như: VC2, VC3, VC12. Tiếp theo đó, Chi nhánh đã tích cực phát triển mở rộng cho vay đối với khách hàng mới nên bước sang 2012 dư nợ ngắn hạn của Chi nhánh đã tăng lên 1.096 tỷ đồng, chiếm 68.1% tổng dư nợ và tăng 20% so với dư nợ ngắn hạn năm 2011. Hiện nay dư nợ ngắn hạn của Chi nhánh chủ yếu tập trung vào các khách hàng vay thương mại, sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các khách hàng cá nhân, hộ gia đình mà
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền Số tiền % Số tiền %
Lợi nhuận trước dự phòng rủi ro 116.4 ~ 172 14 8
154.2 9
0
Trích dự phòng rủi ro trong năm 61 82.6 13
5
80.9 9
8
Lợi nhuận trước thuế 55.4 89.4 16
1
73.3 8
2 44
Chi nhánh đánh giá là khách hàng tốt, nhóm 1, mang lại hiệu quả.
- Theo đối tượng khách hàng:
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng
(Nguồn: Báo cáo tín dụng Chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2009-2012)
Chi nhánh thực hiện đúng theo định hướng của BIDV, giảm dần dư nợ vay DNNN, tăng cường cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh (năm 2008 tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh chiếm 69% và đến cuối năm 2012 tỷ lệ này tăng lên thành 82% và còn có xu hướng tăng lên nữa), việc cho vay đối với các DNNN đặc biệt là các doanh nghiệp xây lắp kinh doanh không hiệu quả được kiểm soát chặt chẽ với phương châm giảm dần dư nợ, dành nguồn vốn cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thời gian qua, Chi nhánh đã tăng cường cho vay bán lẻ (khách hàng là cá nhân, hộ gia đình), phục vụ tiêu dùng và sản xuất kinh doanh. Năm 2012, Chi nhánh đẩy mạnh việc phát triển tín dụng bán lẻ theo đề án phát triển kinh doanh giai đoạn 2011 - 2013. Chi nhánh đã thành lập riêng một phòng QHKH cá nhân, có nhiệm vụ đầu mối cung cấp sản phẩm dịch vụ dành cho các khách hàng tư nhân cá thể và hộ gia đình. Dư nợ bán lẻ cuối năm 2012 đạt 369 tỷ đồng (bằng 105.4% kế hoạch giao), tăng 144 tỷ so với năm 2011. Để đạt được kết quả trên do Chi nhánh đã tăng cường cho vay bán lẻ, số lượng khách hàng tăng lên hàng năm, lĩnh vực cho vay mở rộng theo đúng các sản phẩm bán lẻ BIDV. Tuy nhiên, việc cho vay bán lẻ chưa
45
phát huy được hết các điểm mạnh vốn có, chưa có những nét đặc thù tạo nên ưu thế cạnh tranh với các ngân hàng khác. Điều này cũng cần sự quan tâm thích hợp của ban lãnh đạo trong thời gian tới nhằm đưa kinh doanh bán lẻ phát triển vượt bậc trở thành một mảng lớn trong bức tranh tín dụng của Chi nhánh.
- Theo loại tiền tệ:
Cơ cấu cho vay VND và ngoại tệ trong giai đoạn này có sự chuyển dịch mạnh mẽ, tỷ trọng dự nợ ngoại tệ ngày càng giảm.. Dư nợ ngoại tệ quy đổi đã giảm từ mức 532 tỷ đồng năm 2009 xuống còn 76 tỷ đồng năm 2012, nguyên nhân là do xử lý nợ của Công ty Cổ phần Hải Bình (220 tỷ đồng), đây là khoản nợ bị quá hạn và đã được hạch toán ngoại bảng. Dư nợ ngoại tệ tập trung ở một số khách hàng xuất khẩu lớn và có nguồn thu ngoại tệ: Công ty Cổ phần Vật tư thiết bị toàn bộ (Matexim) và Công ty TNHH Nhất Trí Thành, công ty TNHH TM Systech, Công ty CP Vietdutch Quốc tế.
2.1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Cùng với sự tăng trưởng của toàn hệ thống BIDV, sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên chi nhánh, BIDV Thăng Long cũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như sau:
Bảng 2.3: Ket quả hoạt động kinh doanh
STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 1 Doanh thu dịch vụ ròng 28,8 8 31,8 9 35,1
1 Doanh thu phí thanh toán 7,2
3
8,75 9
6,867
^2 Doanh thu phí Western Union 0,06
9
0,06 2
0,086
~3 Doanh thu phí bảo lãnh 16,5
5
15,38 4
20,99
4 Doanh thu tài trợ thương mại 2,1 3,14
9 2,796 ~5 Doanh thu thẻ 0,9 5 1 0,85 1,036 ~6 Doanh thu phí tín dụng 0,2 1 0,49 1 1,057
~7 Doanh thu dịch vụ ngân quỹ 0,5
1 1,88 4 0,364 ”8 Doanh thu phí BSMS 0,5 4 0,75 3 1,128 ”9 Doanh thu phí dịch vụ khác 1,1 6 0,50 5 0,696
lõ Doanh thu phí hoa hồng bảo hiểm 0,03
7 6 0,05 0,075
lĩ Lãi kinh doanh ngoại tệ và phái sinh 2,4 5
6,52 4
4,843
(Nguồn: Báo cáo tổng kết chi nhánh Thăng Long giai doạn 2010-2012)
Nhìn vào số liệu ở bảng trên, có thể thấy lợi nhuận của Chi nhánh năm 2011 đạt tốt nhất. Năm 2012, dưới tác động chung của khó khăn kinh trế thế giới và trong nước, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh gặp phải rất nhiều khó khăn, tuy nhiên với nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên BIDV Thăng Long thì kết quả trên cũng rất đáng khích lệ. Lợi nhuận đạt 73.3 tỷ đồng, đạt 98% kế hoạch BIDV trung ương giao. Thực tế cho thấy lợi nhuận thu được từ tín dụng thấp hơn các năm trước
46
đây. Điều này là do mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn là không nhiều. Chi nhánh Thăng Long là một đơn vị kinh doanh trực thuộc hệ thống BIDV nên chính sách về lãi suất vẫn do Hội sở chính điều phối. Trong khi đó BIDV lại luôn là lá cờ đầu trong việc giảm lãi suất cho vay hỗ trợ các đối tượng của nền kinh tế. Mức lãi suất cho vay của BIDV luôn ở mức thấp nhất so với các Ngân hàng khác trong hệ thống NHTM. Nhưng để đảm bảo cạnh tranh, giữ ổn định nền vốn huy động, thì mức lãi suất đầu vào của Chi nhánh không được quá thua kém so với các ngân hàng TMCP khác và có các chính sách chăm sóc để giữ được khách hàng. Chính điều này đã làm giảm NIM từ hoạt động cho vay của Chi nhánh, tác động rất lớn đến kết quả kinh doanh..
❖Hoạt động kinh doanh dịch vụ
Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ qua các năm đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh chung của Chi nhánh, phù hợp với định hướng phát triển ngân hàng hiện đại: tăng dần tỷ trọng nguồn thu phi lãi trong tổng thu nhập. Kết quả thu dịch vụ ròng của Chi nhánh trong các năm 2010 đến 2012 như sau:
Bảng 2.4. Doanh thu dịch vụ ròng giai đoạn 2010-2012