KINH NGHIỆM BẢOLÃNH NGÂN HÀNG CỦA CÁC NƯỚC TRÊN

Một phần của tài liệu 1283 phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh thăng long luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 41)

1.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Ngân hàng nhân dân Trung Hoa ban hành quy chế bảo lãnh với những qui định chủ yếu sau:

33

Thứ nhất, người bảo lãnh trước khi nhận bảo lãnh phải nghiên cứu tính khả thi của dự án, điều tra công nợ hiện tại của khách hàng và chuẩn bị mọi giấy tờ cần thiết.

Thứ hai, người cho vay có quyền yêu cầu người bảo lãnh báo cáo thu nhập và chi tiêu ngoại hối của mình. Người bảo lãnh phải kí hợp đồng riêng với cả người vay và người cho vay trước khi bảo lãnh, ghi rõ quyền lợi và trách nhiệm các bên.

Thứ ba, nếu người vay và người cho vay muốn sửa đổi hợp đồng bảo lãnh phải được sự đồng ý của người bảo lãnh, nếu không bảo lãnh sẽ không còn giá trị và khi đó người bảo lãnh sẽ được giải toả khỏi trách nhiệm của mình ngay lập tức.

Thứ tư, cơ quan quản lý ngoại hối yêu cầu người bảo lãnh phải nộp các giấy tờ bảo lãnh có liên quan trong vòng 10 ngày sau khi nhận bảo lãnh. Chỉ cho phép một số ngân hàng được bảo lãnh nước ngoài và danh sách này thay đổi thường kỳ.

Hệ thống ngân hàng Trung Quốc rất hạn chế đối với bảo lãnh vay vốn nước ngoài của các doanh nghiệp và phía nước ngoài trong liên doanh. Với các đối tượng này họ yêu cầu thế chấp 100% tổng số tiền bảo lãnh.

Nhìn chung, các qui định về bảo lãnh của Trung Quôc khá chặt chẽ, thận trọng nhưng hiệu quả của các quy định này là không thể phủ nhận, đóng góp quan trọng vào sự phát triển không ngừng của kinh tế Trung Quốc những năm qua.

1.4.2. Kinh nghiệm của Singapore

Các ngân hàng Singapore chỉ chấp nhận bảo lãnh các khoản bảo lãnh có giá trị lớn khi có sự chấp thuận của Chính phủ.

Việc thực hiện quy định này đã đảm bảo an toàn ở mức cao nhất đối với những khoản bảo lãnh có giá trị lớn, vì trong trường hợp xấu nhất thì ngân hàng cũng sẽ nhận được sự bồi thường của Chính phủ. Tuy nhiên, quy định này cũng hạn chế việc mở rộng khách hàng của các ngân hàng vì có thể bỏ qua các khách hàng lớn có uy tín với hiệu quả của phương án rất khả thi nhưng không có sự đồng ý của chính phủ.

1.4.3. Kinh nghiệm của Thái Lan

Các ngân hàng Thái Lan chỉ thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh cho các doanh nghiệp là khách hàng truyền thống. Các ngân hàng sẽ tiết kiệm được thời gian và

chi phí trong việc tìm hiểu khách hàng vì họ đã rất am hiểu doanh nghiệp mà họ đứng ra bảo lãnh. Tuy nhiên, như thế các khách hàng mới có nhu cầu bảo lãnh lại không được đáp ứng và việc mở rộng khách hàng là hạn chế.

Hơn nữa, các ngân hàng muốn tham gia bảo lãnh thì phải có uy tín trên thị tr- ường tài chính tiền tệ trong nước cũng như quốc tế. Quy định này nhằm tránh tình trạng ngân hàng thực hiện bảo lãnh tràn lan, hạn chế tối đa trường hợp ngân hàng phải thực hịên nghĩa vụ trả thay mà ngân hàng lại không đủ khả năng thanh toán cho bên thụ hưởng, gây ra tổn hại đến uy tín của ngân hàng và toàn hệ thống.

1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam và Ngânhàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triên Việt Nam hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triên Việt Nam

Phát triển nghiệp vụ bảo lãnh được xem là một xu hướng tất yếu của các NHTM Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế, tài chính thế giới. Trong lộ trình hội nhập của ngành tài chính ngân hàng, các ngân hàng nước ngoài có lợi thế về vốn, uy tín, công nghệ sẽ dễ dàng chiếm lĩnh thị phần tại Việt nam. Trước bối cảnh đó, phát triển hơn nữa các loại sản phẩm dịch vụ, trong đó có sản phẩm bảo lãnh là đòi hỏi bắt buộc đối với các NHTM Việt Nam nói chung, BIDV Thăng Long nói riêng để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh này.

Đúc kết những bài học kinh nghiệm của Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á ở trên, đã mang lại bài học kinh nghiệm về phát triển nghiệp vụ bảo lãnh cho các NHTM Việt Nam cũng như Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đó là:

Hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh

Do hoạt động cấp bảo lãnh liên quan đến nhiều chủ thể, nhiều đối tượng của giao dịch kinh tế, do đó cần phải có một khung pháp lý rõ ràng quy định đối với hoạt động này. Dựa trên cơ sở quy định về cấp bảo lãnh của Ngân hàng Nhà nước, bản thân các NHTM cũng cần phải có những văn bản hướng dẫn cụ thể về chính sách cấp bảo lãnh, trình tự thủ tục, thẩm quyền phê duyệt và quản lý theo dõi liên quan đến các b ảo lãnh đã phát hành. Có như vậy thì hoạt động b ảo lãnh mới có quy củ, vừa an toàn cho các chủ thể tham gia, lại vừa hỗ trợ đắc lực cho các giao dịch

35

kinh tế, từ đó góp phần phát triển kinh tế. • Nâng cao chất lượng thẩm định:

Để đảm bảo an toàn trong nghiệp vụ bảo lãnh, giảm thiểu các tổn thất có thể xảy ra, đòi hỏi các NHTM cần phải nâng cao chất lượng công tác thẩm định. Việc thẩm định phải đi sâu xem xét tất các khía cạnh của khách hàng đề nghị cấp bảo lãnh. Có như vậy mới đưa ra quyết định cấp bảo lãnh đúng đắn nhất.

Mở rộng và đa dạng hoá mạng lưới phục vụ khách hàng:

Mở rộng mạng lưới hoạt động để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tăng hiệu quả kinh doanh. Ngoài ra việc phát triển mạng lưới cần phải đi đôi với chiến lược phát triển nền khách hàng và khả năng khai thác hiệu quả thị trường. Nên rà soát lại nền khách hàng tại các địa bàn kinh doanh, đảm bảo sàng lọc những khách hàng tốt, có tiềm năng phát triển trong tương lai để cung cấp dịch vụ.

Tăng cường hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng:

Phần lớn đối tượng phục vụ của nghiệp vụ bảo lãnh là doanh nghiệp, việc quảng bá, tư vấn các sản phẩm dịch vụ đóng vai trò cực kỳ quan trọng, có lợi cho cả ngân hàng và khách hàng. Tăng cường chuyển tải thông tin tới khách hàng nhằm giúp khách hàng có thể cập nhật về năng lực và uy tín của ngân hàng, hiểu biết cơ bản về các sản phẩm bảo lãnh, nắm được cách thức sử dụng và lợi ích của các lãnh mà ngân hàng đang cung cấp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng gồm: khái niệm, đặc điểm, vai trò, chức năng, các nhân tố tác động cũng như quy trình bảo lãnh và các rủi ro có thể xảy ra đối với các bên tham gia bảo lãnh. Chương 1 cũng nêu ra quan điểm và các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng. Đây chính là nền tảng cơ sở lý luận cho việc phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT

TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀPHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG

2.1.1. Khái quát về môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổphần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long là một đơn vị thành viên của BIDV, nằm trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trụ sở chi nhánh đặt tại: Số 08, đường Phạm Hùng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Riêng quận Cầu Giấy, là một trong số những quận nội thành, gần trung tâm Hà Nội. Với diện tích khoảng chừng 12,04 km2, chỉ chiếm 0,35% diện tích đất toàn thành phố (sau khi mở rộng), dân số chiếm 3,6% dân số toàn thành phố.

Với địa thế của Hà Nội nói chung và quận Cầu Giấy nói riêng đã mang lại cho khu vực này nhiều thuận lợi về kinh tế - chính trị - xã hội. Là quận có tốc độ phát triển thương mại, dịch vụ, đô thị nhanh nhất thành phố, là nơi tập trung nhiều các khu đô thị mới, các trụ sở của các tập đoàn tư nhân,các hoạt động hợp tác liên doanh đầu tư nước ngoài, các văn phòng đại diện, các tổ chức kinh tế nước ngoài ngày càng nhiều. Trong các năm qua, ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản quận Cầu Giấy có tốc độ tăng về giá trị tăng thêm bình quân 5 năm là: 36,75%, ngành thương mại dịch vụ tăng 95,2%. Riêng ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản ngoài nhà nước tăng: 53,8%, thương mại dịch vụ ngoài nhà nước tăng 43,8%. Hiện nay, giá trị nông nghiệp chỉ còn chiếm 0,04% (theo lãnh thổ) và 0,09% (theo quận quản lý) trong cơ cấu kinh tế, còn lại là ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

Tuy nhiên, thuận lợi trên cũng đặt ra nhiều thách thức cho Chi nhánh Thăng Long. Bởi lẽ, vị trí và điều kiện kinh tế thuận lợi đồng nghĩa với việc sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính tiền tệ trên địa bàn cũng diễn ra hết sức sôi động và gay gắt. Theo số liệu thống kê, số lượng các tổ chức tín dụng đến cuối năm 2011 là: 195

37

TCTD. Trong đó:

- NHTM Nhà nước có 59 đơn vị bao gồm 1 sở giao dịch và 58 chi nhánh - NHTM cổ phần có 61 đơn vị gồm 2 Hội sở chính và 58 chi nhánh - Ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là: 23 - Công ty tài chính và Công ty cho thuê tài chính: 15

- Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân: 01 chi nhánh và 36 cơ sở

Không những phải cạnh tranh với mạng lưới hệ thống các NHTM rộng lớn, tiềm lực dồi dào, BIDV Thăng Long còn phải cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài có năng lực tài chính mạnh, trình độ công nghệ cao và lịch sử hoạt động lâu đời. Đây chính là thách thức không nhỏ đối với BIDV Thăng Long.

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triên của Ngân hàng Thương mại Co phần Đầu tư và Phát triên Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long

BIDV Thăng Long là một trong số 117 chi nhánh thuộc hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tiền thân của BIDV Thăng Long là một Phòng chuyên quản trực thuộc Ngân hàng kiến thiết Trung Ương theo quyết định số 103/TC-QĐ/TCCB ngày 03/04/1974, với nhiệm vụ chính là cấp phát, thanh toán và kiểm soát vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho công trình cầu Thăng Long.

Năm 1991 theo quyết định số 38 NH/QĐ ngày 02 tháng 04 năm 1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chi nhánh được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Đến năm 1994, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra quyết định số 38 NH/QĐ-NH9 ngày 10 tháng 11 năm 1994 cho phép chi nhánh được chuyển sang hoạt động như một Ngân hàng thương mại trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Đầu 2009, Trụ sở BIDV Thăng Long đã được di chuyển ra địa điểm mới thuận lợi hơn tại số 08, đường Phạm Hùng - Cầu Giấy - Hà Nội, tạo đà cho BIDV Thăng Long mở rộng nền khách hàng sau này.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thương mại Co phần Đầu tư và Phát triên Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long

Hiện nay BIDV Thăng Long đã chuyển đổi sang mô hình tổ chức mới - TA2, đây là một mô hình hiện đại, tiên tiến với mục tiêu xây dựng BIDV thành ngân hàng

đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực, hoạt động theo thông lệ quốc tế, chất lượng ngang tầm các ngân hàng tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á.

Theo mô hình TA2, các phòng QHKH là đầu mối giới thiệu, cung cấp, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng từ huy động vốn, tín dụng, thẻ đến các dịch vụ giá trị gia tăng và chịu trách nhiệm chính về kết quả kinh doanh của Chi nhánh. Bộ phận giao dịch khách hàng có ch ức năng tác nghiệp, tiếp nhận nhu cầu giao dịch của khách hàng và hạch toán các đề nghị của khách h àng. Bộ phận QTTD có trách nhiệm kiểm soát và hạch toán các giao dịch liên quan tín dụng, thông tin khách hàng và qu ản lý lưu trữ hồ sơ của toàn Chi nhánh. Bộ phận QLRR giám sát và xử lý mọi rủi ro đảm bảo an toàn tối đa cho hoạt động củ a Ngân hàng.

Cơ cấu tổ chức của BIDV Thăng Long được chia thành 05 khối hoạt động: mỗi khối có 01 đồng chí trong Ban Giám đốc phụ trách. Mô hình như sau:

Nội dung Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) 39

2.1.4. Khái quát tình hình hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầutư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long trong những năm gần đây tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long trong những năm gần đây

2.1.4.1. Tình hình huy động vốn

về quy mô huy động vốn: Đến 31/12/2012, huy động vốn cuối kỳ đạt: 5.039 tỷ đồng, tăng 25.3% so với năm 2011, số tuyệt đối là: 1.016 tỷ đồng. Huy động vốn bình quân đạt 4.201 tỷ đồng tăng 25.4% so với năm 2011, số tuyệt đối tăng là: 852 tỷ đồng. Tăng trưởng huy động vốn cuối kỳ trong giai đoạn 2010-2012 là: 40%/năm số tăng tuyệt đối là: 1.446 tỷ đồng. Đặc biệt, năm 2012 mức tăng trưởng huy động vốn là: 25.3%, cao hơn hẳn so với tăng trưởng huy động vốn của toàn hệ thống BIDV chỉ là: 8%. Điều này chứng tỏ sự cố gắng của Chi nhánh Thăng Long trong việc mở rộng và phát triển huy động vốn, nhất là trong điều kiện hoạt động trên địa bàn ngoại thành, có nhiều khó khăn, tỷ trọng nguồn vốn huy động từ các TCKT và định chế tài chính còn cao nên nền vốn chưa thực sự ổn định, huy động vốn dân cư còn hạn chế do thu nhập của dân cư trên địa bàn thấp.

về cơ cấu nguồn vốn năm 2012: Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động là huy động vốn dân cư đạt: 2.819 tỷ đồng, chiếm gần 56% tổng vốn huy động. Tiếp đến là huy động vốn từ các tổ chức kinh tế đạt: 1.294 tỷ đồng, chiếm 25.6% tổng vốn huy động) và huy động vốn từ các định chế tài chính đạt: 926 tỷ đồng, chiếm 18.4% tổng vốn huy động. Việc giảm tỷ trọng huy động vốn từ các khách hàng là tổ chức kinh tế, từ mức 32% năm 2011 xuống còn 25.6% năm 2012, có nguyên nhân là do những khó khăn chung của nền kinh tế trong năm qua, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, dẫn đến huy động vốn từ các khách hàng này bị giảm 10 tỷ đồng. Nhưng bù lại, huy động vốn từ khách hàng dân cư lại tăng mạnh: 1.067 tỷ đồng (số tương đối tăng 60.9% so với năm 2011), cũng phần nào cho thấy cơ cấu nguồn vốn của BIDV Thăng Long có được cải thiện, theo hướng giảm dần sự phụ thuộc vào vốn huy động có tính ổn định thấp từ các tổ chức kinh tế và định chế tài chính, mà tập trung phát triển nguồn vốn từ các đối tượng khách hàng là dân cư có số dư tiền gửi ổn định. Từ đó, cơ cầu vốn của chi nhánh có ngày càng ổn định hơn.

40

Bảng 2.1: Ket quả huy động vốn giai đoạn 2010-2012

Tổng vốn huy động 3 0 3 100 9 100 1. Cơ cấu KH 3.59 3 1 00 4.02 3 100

Một phần của tài liệu 1283 phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh thăng long luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w