Kiến nghị với chính phủ

Một phần của tài liệu 1283 phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh thăng long luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 127 - 129)

3.3.1.1. Đảm bảo môi trường kinh tế ổn định

Một môi trường kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, từ đó giúp ngân hàng phát triển hoạt động kinh doanh, trong đó có nghiệp vụ bảo lãnh. Ngược lại, môi trường kinh tế bất ổn sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là rào cản của sự phát triển, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của ngành ngân hàng.

Chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của Chính phủ đang trong quá trình đổi mới, hoàn thiện. Xu thế hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ và việc Việt Nam thực hiện rỡ bỏ dần các hàng rào thuế quan theo lộ trình cam kết WTO, vừa tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế Việt Nam phát triển, nhưng song hành với nó là không ít thách thức cho doanh nghiệp nếu muốn tồn tại và có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Trong giai đoạn khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu đang lan rộng hiện nay, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Tuy có nhiều vấn đề

11 4

nảy sinh nhưng nếu nhìn nhận theo hướng khách quan thì đây cũng có thể coi là cơ hội cho Việt Nam đổi mới toàn diện, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển ổn định, bền vững.

Chính vì vậy, Chính phủ cần hoạch định chính sách phát triển có định hướng dài hạn, rõ ràng, minh bạch. Tiếp tục xây dựng các đề án, kế hoạch phát triển cho từng ngành nghề, các vùng kinh tế làm cơ sở cho các NHTM Việt Nam xem xét, có kế hoạch đầu tư vốn hiệu quả. Mặt khác, Chính phủ cũng cần tăng cường hiệu lực của các cơ chế, chính sách nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, thực hiện chính sách trợ giá đối với mặt hàng thuộc diện ưu tiên, chống hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng... nhằm tạo ra môi trường kinh tế lành mạnh, ổn định đảm bảo sự cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước thúc đẩy sự phát triển.

3.3.1.2. Thiết lập và hoàn thiện môi trường pháp lý đồng bộ, ổn định, chặt chẽ

Môi trường pháp lý đóng vai trò quan trọng điều chỉnh hoạt động của mọi tổ chức kinh tế nói chung và nghiệp vụ bảo lãnh nói riêng. Môi trường pháp lý đồng bộ, đầy đủ và phù hợp thực tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh.

Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo lãnh ở Việt Nam còn thiếu và yếu, chưa thống nhất. Các văn bản chỉ mới đề cập hoạt động bảo lãnh một cách chung chung, trừu tượng chứ chưa có bộ luật điều chỉnh cụ thể. Do đó, Chính phủ cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo lãnh ngân hàng tạo ra khuôn khổ pháp lý cần thiết nhằm đảm bảo an toàn trong giao dịch bảo lãnh. Ngoài ra, Chính phủ cũng cần yêu cầu các cơ quan bộ ngành liên quan như: bộ xây dựng, bộ thương mại, bộ đầu tư, bộ tư pháp, NHNN cộng tác giúp đỡ để rà soát, bổ sung điều chỉnh các quy định phù hợp với thực tế, đảm bảo tính ổn định, hiệu lực . tạo ra môi trường pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ, đầy đủ.

3.3.1.3. Tăng cường biện pháp quản lý đối với hệ thống doanh nghiệp

Đây là công việc cần thiết không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn với cả nền kinh tế đang trong tiến trình hội nhập và phát triển.

5

chính kế toán, báo cáo tài chính không trung thực, số liệu không phản ánh đúng tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó làm cho hoạt động thẩm định của ngân hàng gặp nhiều trở ngại, tốn kém thời gian lẫn chi phí. Vì vậy, vấn đề đặt ra trước mắt là cần có biện pháp hữu hiệu để tăng cường quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp.

Cụ thể là cần mạnh dạn sắp xếp lại hệ thống các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, quan tâm hỗ trợ các ngành nghề có triển vọng phát triển cao. Không cấp phép thành lập và đăng ký kinh doanh một cách ồ ạt, tránh trường hợp doanh nghiệp thành lập nhưng không hoạt động, hoạt động không hiệu quả và bị phá sản.

Tăng cường hiệu lực luật kế toán-kiểm toán, buộc các doanh nghiệp phải nghiêm chỉnh chấp hành nguyên tắc kế toán, kiểm toán... nhằm đảm bảo thông tin cung cấp cho các nhà đầu tư, đối tác cũng như ngân hàng được chính xác.

Công tác cổ phần hoá doanh nghiệp: chính phủ đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp theo kế hoạch đã đặt ra, và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp chuyển đổi hình thức sở hữu nhanh chóng đi vào hoạt động theo đúng bản chất của doanh nghiệp cổ phần. Còn đối với những doanh nghiệp còn lại, nhà nước cấp thêm nguồn vốn hỗ trợ thích đáng giúp doanh nghiệp phát triển.

Một phần của tài liệu 1283 phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh thăng long luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 127 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w