1.1.5.1. Chủ thể tham gia
Trong nghiệp vụ bảo lãnh, thường có ít nhất ba thành phần tham gia bao gồm: Người b ảo lãnh (The Guarantor): là người phát hành b ảo lãnh theo yêu cầu của khách hàng, dùng uy tín của mình đứng ra cam kết ch ịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng khi người được bảo lãnh không hoàn thành đúng hợp đồng.
17
Người được bảo lãnh (The Principal): là khách hàng, là người yêu cầu ngân hàng phát hành bảo lãnh để trả thay cho đối tác của họ khi họ vi phạm hợp đồng.
Người thụ hưởng bảo lãnh (The Beneficiary): là người nhận cam kết bảo lãnh, được ngân hàng bồi thường khi người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng [6].
Sơ đồ 1.5: Mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia trong nghiệp vụ bảo lãnh
(1) : Mối quan hệ giữa người được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh. Đây là mối quan hệ gốc, là cơ sở phát sinh yêu cầu bảo lãnh.
(2) : Mối quan hệ giữa ngân hàng bảo lãnh và người được bảo lãnh. Người được
bảo lãnh yêu cầu ngân hàng phát hành thư bảo lãnh cho người thụ hưởng. Hay nói cách khác đó là mối quan hệ giữa ngân hàng cấp tín dụng và người hưởng tín dụng.
(3) : Mối quan h ệ giữa ngân hàng b ảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh. Khi người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng gốc thì ngân hàng bồi thường cho người thụ hưởng.
1.1.5.2. Quy trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh
Đối với ngân hàng, rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh cũng tương tự như trong nghiệp vụ cho vay. Khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, khoản tiền các ngân hàng bỏ ra trả thay được xử lý như một khoản nợ quá hạn. Vì vậy, trình tự và thủ tục trong một nghiệp vụ bảo lãnh cũng có nhiều điểm tương tự như trong nghiệp vụ cho vay. Thông thường quy trình bảo lãnh thường trải qua năm bước như sau:
Sơ đồ 1.6: Quy trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại NHTM
❖ Bước 1: Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ bảo lãnh
- Khách hàng đến đề nghị ngân hàng phát hành bảo lãnh cho hợp đồng.
- Ngân hàng tiếp nhận hồ sơ ban đầu của khách hàng, giải thích cho khách hàng
về đặc điểm của các loại bảo lãnh, quyền hạn, trách nhiệm của các bên liên quan. - Ngân hàng hướng dẫn cho khách hàng lập và hoàn thiện hồ sơ bảo lãnh. Các giấy tờ cần thiết bao gồm: Giấy đề nghị cấp bảo lãnh, hồ sơ pháp lý về khách hàng, hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng, hồ sơ về tài sản bảo đảm cho khoản bảo lãnh.
❖ Bước 2: Thẩm định và quyết định bảo lãnh
Ngân hàng tiến hành thẩm định hồ sơ của khách hàng bao gồm: Tính đầy đủ, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ bảo lãnh, năng lực của khách hàng, cá biện pháp bảo đảm của khách hàng để thực hiện đề nghị cấp bảo lãnh. Từ đó ra quyết định chấp nhận hoặc từ chối phát hành bảo lãnh và thông báo cho khách hàng biết.
Nội dung cơ bản của văn bản bảo lãnh phải bao gồm các yếu tố cơ bản sau: Chỉ định các bên tham gia, mục đích, số tiền, thời hạn hiệu lực, điều kiện thanh toán, các trường hợp miễn trừ trách nhiệm của ngân hàng, tham chiếu luật áp dụng
❖ Bước 3: Phát hành bảo lãnh
19
pháp đảm bảo tín dụng.Và các yêu cầu trong ủy nhiệm của hội sở chính (nếu có). Sau đó ngân hàng ký hợp đồng cấp bảo lãnh với khách hàng và phát hành thư bảo lãnh. Thông thường một hợp đồng cấp bảo lãnh có những nội dung cơ bản sau:
- Tên, địa chỉ của TCTD và khách hàng
- Số tiền, thời hạn và phí bảo lãnh, mục đích, phạm vi, đối tượng bảo lãnh - Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản - Quyền và nghĩa vụ các bên liên quan
- Bồi hoàn sau khi TCTD thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
- Giải quyết các tranh chấp phát sinh, chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ
❖ Bước 4: Xử lý sau khi phát hành bảo lãnh
Sau khi phát hành bảo lãnh theo hợp đồng cấp bảo lãnh cho khách hàng thì ngân hàng cần phải xử lý các nghiệp vụ tiếp theo:
- Theo dõi các phát sinh và thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh - Hạch toán số dư bảo lãnh
- Theo dõi mọi hoạt động của khách hàng từ khi phát sinh đến khi kết thúc nghĩa vụ bảo lãnh, tránh những rủi ro dẫn đến tổn thất phải bồi thường. Định kỳ lập báo cáo gửi Hội sở chính theo yêu cầu trong ủy nhiệm (nếu có).
- Thu phí bảo lãnh.
❖ Bước 5: Kết thúc bảo lãnh
Khi hết thời hạn hiệu lực của bảo lãnh, ngân hàng tất toán bảo lãnh, giải tỏa tài sản đảm bảo. Sau đó đánh giá kết quả của hợp đồng cấp bảo lãnh, rút kinh nghiệm và lưu trữ hồ sơ.
1.2. PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.2.1. Quan điêm phát triên nghiệp vụ bảo lãnh