Thực trạng phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Agribank Bắc

Một phần của tài liệu 1231 phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh bắc nam định luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 54 - 64)

Bắc Nam Định

Phụ thuộc số lượng dịch vụ mà chi nhánh cũng cấp, khả năng phát triển dịch vụ NHBL tại Agribank Bắc Nam Định được tách thành 3 mảng chính, bao gồm hoạt động huy động vốn bán lẻ, dịch vụ cho vay bán lẻ và các dịch vụ khác.

Dịch vụ huy động vốn bán lẻ

Hoạt động huy động vốn là một trong ba hoạt động cơ bản của ngân hàng theo quy định của Pháp luật Việt Nam. Đây cũng là nguồn để hình thành nên hoạt động sử dụng vốn của tất cả các ngân hàng. Đặc biệt, nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn chiếm một phần

45

không nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Trong những năm vừa qua chi nhánh không ngừng phát huy các sản phẩm đã có mà còn đua ra những loại hình sản phẩm mới để khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn sao cho phù hợp với yêu cầu của mình. Do vậy, nói chung hoạt động này luôn luôn tăng truởng qua các năm, đồng thời tỷ trọng huy động vốn từ khu vực bán lẻ luôn chiếm trên 2/3 tổng vốn huy động đuợc.

Bảng 2.3. Tăng trưởng huy động vốn từ khối bản lẻ tại Agribank Bắc Nam Định

Tiền gửi trung và dài hạn 583 704. 1 49 1 663. 8 Tỷ trọng (%) 44.85 46.0 2 2 28.2 4 33.1 Tiền gửi ngắn hạn 251 336. 1 4 32 437. 3 Tỷ trọng (%) 19.31 21.9 7 3 24.8 3 21.8

Tiền gửi thanh toán và tiền gửi không kỳ hạn 466 489.

8 7^ 54 9 901. Tỷ trọng (%) 35.84 32.0 1 46.9 5 45.0 3 Tổng 1300 1530 1740 2003

Nguôn:Báo cáo tông kêt kê hoạch 2011-2014

Có thể nhận thấy, đối với chi nhánh, tất cả các chỉ tiêu liên quan đến huy động vốn đều tăng qua các năm, và tốc độ tăng truởng huy động vốn đều khá ổn định, không có mức tăng truởng đột xuất giống nhu hoạt động huy động vốn nói chung - đã phân tích ở phần trên. Trong vòng 4 năm, từ 2011 đến 2014, vốn huy động từ khu vực bán lẻ đã tăng từ 1330 tỷ lên đến 2003 tỷ, đạt mức 53,9% trong vòng 4 năm. Tính chung cho toàn bộ 4 năm, tốc độ tăng truởng đạt 10%/năm. Điều đó cho thấy, hoạt động huy động vốn từ khách hàng cá nhân ổn định hơn rất nhiều so với huy động chung từ các nguồn và ít biến động với thị truờng so với tiền gửi từ khu vực khác. Cũng cần luu ý thêm rằng tuy tính chung hoạt động huy động vốn bán lẻ không biến động quá nhiều nhung tỷ trọng huy động vốn từ khối khách hàng doanh nghiệp lại tăng rất nhanh trong vòng 4 năm: dù chỉ có 4 hoạt động huy động vốn dành cho khối khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ song lại tăng gần gấp 2 lần. Giải thích cho việc này là do chi nhánh đang muốn thu hút một luợng khách hàng doanh nghiệp nên đã tăng một số mức lãi cho hoạt động thanh toán cho khách hàng khi mở tài khoản thanh toán, đồng thời phát triển thêm một số hoạt động tiền gửi có kỳ hạn và chấp nhận cho khách hàng dùng tiền gửi này làm tài sản thế chấp

46

cho ngân hàng hoặc rút lãi linh hoạt. Điều này làm cho khách hàng tận dụng được tính rẻ trong khi sử dụng dịch vụ, và có thể tạo ra nguồn thu nhập khi có vốn nhàn rỗi. Nhưng chính điều này cũng cho thấy tính dễ bất ổn trong hoạt động huy động vốn của chi nhánh.

Ngoài ra, có thể thấy trong đa phần các hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng - không chỉ riêng Agribank Bắc Nam Định - đều cấp tín dụng trung và dài hạn cho khách hàng. Do đó, không thể không phân tích cơ cấu các nguồn vốn huy động từ khối bán lẻ theo thời gian.

Bảng 2.4. Cơ cấu nguồn vốn huy động từ khối bán lẻ phân theo kỳ hạn

Trong tổng nguồn vốn huy động từ hoạt động bán lẻ, nếu xét theo tiêu thức kỳ hạn, thì phần tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng tương đối lớn và có xu hướng tăng dần qua các năm. Trong vòng 4 năm, tỷ trọng này đã tăng hơn 9%, từ 35.84% năm 2011 lên đến 45.03% năm 2014. Sự dịch chuyển cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn như trên cũng phù hợp với xu hướng tăng tỷ trọng của phần huy động vốn từ khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bởi lẽ phần tiền gửi loại này chủ yếu được huy động từ khu vực doanh nghiệp để phục vụ nhu cầu thanh toán phát sinh hàng ngày hoặc tiền ký quỹ để phục vụ các mục đích khác. Do có thể chủ động trong kế hoạch chi tiêu tài chính, và để tối đa hóa lợi nhuận, các khách hàng cá nhân thường lựa sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn và thường duy trì số dư

Năm 2011 2012 2013 2014

Tiền gửi bằng đồng Việt Nam 1071.2 1272.9

6 4 1503. 1802.6

Tỷ trọng (%) 82.4 83.2 86

.4

90.0

rất nhỏ trên tài khoản thanh toán, mà hoạt động chủ yếu của tiền gửi thanh toán lại là trả lương qua thẻ, sau đó khách hàng lại rút ngay.

Đối với tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm, có tính chất khá ổn định trong vòng 4 năm. Giải thích cho điều này là việc khách hàng gửi tiền với lãi suất ngắn hạn trong cuối năm 2010 và năm 2011 để hưởng mức lãi suất cao - trên 14% trong giai đoạn sau của cuộc chạy đua lãi suất và rút ngắn dần xuống 14%, rồi 10% và 8%. Chính vì thế, khách hàng gửi tiền với kỳ hạn thường là 3 tháng hoặc 1 tháng để có thời gian đáo hạn nhanh và có thể thay đổi các khoản tiền gửi để hưởng lãi suất từ thị trường. Cũng chính trong giai đoạn này, thị trường vàng và thị trường bất động sản nóng lên - mà đây vốn dĩ được coi là hàng hóa thay thế cho tiền gửi ngân hàng - nên khi tạm thời nhàn rỗi vốn thì khách hàng cá nhân và một phần rất nhỏ từ các hộ gia đình gửi tại chi nhánh để hưởng lãi suất và chờ đợi cơ hội đầu tư mới.

Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là tỷ trọng tiền gửi trung và dài hạn lại giảm một cách đáng kể. Nếu như năm 2012 có nhích “nhẹ” lên hơn 1% so với năm 2011 thì đến năm 2013 lại giảm một cách đột ngột, xuống còn 28.22%. Do vào thời điểm năm 2012, lãi suất trên thị trường còn cao, chính sách lãi suất để thu hút hoạt động gửi tiền gửi trung và dài hạn của ngân hàng vẫn tập trung rất nhiều vào tiền gửi trung hạn trở lên, và cũng do tại thời điểm cuối năm 2011 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đưa ra những dấu hiệu giảm mức lãi suất vào năm tiếp theo nên khách hàng của ngân hàng gửi tiền gửi 1 năm (lãi suất là 14%/năm so với 8% của những khoản tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 1 năm - cá biệt có những khoản tiền gửi lớn phải gửi tờ trình lên trên hội sở để quyết định lãi suất). Tất yếu, đến năm 2013, những khoản này đáo hạn và khách hàng tìm kiếm những cơ hội đầu tư tốt hơn vào thị trường vàng và bất động sản. Cho đến năm 2014, cùng với những thành công của chính sách huy động vốn dài hạn thì thị trường vàng bị cấm trên một số góc độ, thị trường bất động sản dần dần đóng băng và chưa có dấu hiệu khôi phục nên khách hàng bắt đầu gửi tiền có kỳ hạn từ 1 năm trở lên lại đối với chi nhánh.

Ngoài ra, nếu phân chia theo đồng tiền huy động thì trong vòng 4 năm, tốc độ tăng trưởng tiền gửi bằng đồng Việt Nam luôn luôn tăng qua các năm còn tiền

gửi bằng đồng ngoại tệ - tất yếu giảm qua các năm vì nhiều lý do.

Bảng 2.5. Tỷ trọng huy động vốn bán lẻ theo đồng tiền tại Agribank Bắc Nam Định

Tỷ trọng (%) 17.6 16.8 13

.6 10.0

Khách hàng cá nhân 26 0^^ 7 28 1" 37 464“ Tỷ trọng (%) 29.2 30.0 35. 3 38.5 Khách hàng doanh nghiệp 63 0“ 67 0^ 68 1 7-47 Tỷ trọng (%) 708 700 64. 7 61.5 Tổng 89 0^ 95 7 1052 1205

Nguồn: Báo cáo tổng kết kế hoạch 2011-2014

Bảng trên cho thấy, chỉ trong vòng 4 năm, con số huy động vốn bằng đồng nội tệ đã tăng từ 82,4% năm 2011 lên đến hơn 90% năm 2014, đồng nghĩa với việc vốn huy động bằng đồng ngoại tệ cũng chỉ còn gần 10% cũng vào cùng kỳ năm đó. Lý giải cho việc tỷ lệ huy động vốn bằng đồng nội tệ chiếm uu thế cao, là việc lãi suất của đồng Việt Nam cao hơn rất nhiều so với lãi suất của các đồng ngoại tệ mạnh, tự do luu chuyển trên lãnh thổ Việt Nam nhu đồng USD, đồng EURO . Song song với mức lãi suất, việc hạn chế đô la (hay đúng hơn là ngoại tệ hóa) thị truờng của chính phủ Việt Nam đã đạt đuợc nhiều thành tựu, nhung vô hình chung lại làm hạn chế khả năng huy động vốn của các ngân hàng thuơng mại, trong đó có Agribank chi nhánh Bắc Nam Định. Đa phần khách hàng quen thuộc trong hội nghị khách hàng cuối năm 2014 của chi nhánh trả lời rằng, với mức lãi suất hiện nay hầu nhu đều không đổi qua các năm, song luợng vốn tại thị truờng bán lẻ đang dồn về các hộ gia đình với nhu cầu đi du lịch, hoặc tài trợ du học cho con cái.

Dịch vụ tín dụng bán lẻ

Đuợc đánh giá là hoạt động mang lại tỷ lệ lợi nhuận cao nhất trong các hoạt động, tín dụng bán lẻ phục vụ cho đối tuợng khách hàng cá nhân - chủ yếu là cho vay tiêu dùng để mua nhà ở, mua ô tô...; khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên hoạt động này không ngừng phát triển tại Agribank Bắc Nam Định qua thời gian. Tuy nhiên, cũng cần phải nêu rõ, trong hoạt động tín dụng bán lẻ thời gian qua chủ yếu tập trung vào hình thức cho vay, tỷ trọng các hình thức khác chiếm không đáng

49

kể, do vậy, trong phần dưới đây, tác giả chỉ tập trung vào phân tích cho vay bán lẻ.

Để phát triển tín dụng bán lẻ, chi nhánh đã thiết kế nhiều sản phẩm tín dụng theo các nhóm khách hàng. Đối với nhóm khách hàng cá nhân, các sản phẩm chủ yếu bao gồm cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà; Cho vay mua căn hộ, nhà đất dự án; Cho vay mua ô tô; Cho vay sản xuất kinh doanh đối với hộ kinh doanh cá thể; Cho vay cầm cố giấy tờ có giá; Cho vay thấu chi; Cho vay tín chấp; Cho vay du học. Đối với nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ: Các sản phẩm chủ yếu là Cho vay theo món/hạn mức để bổ sung Vốn lưu động phục vụ kinh doanh; Tài trợ dự án; cho vay dựa trên hàng tồn kho và các khoản phải thu.

Bảng 2.6. Tăng trưởng tín dụng bán lẻ tại Agribank Bắc Nam Định

Theo kiểm toán nội bộ 5.2% 3.0 %

1.9 %

3.2% Theo kiểm toán quốc tế 6.1% 3.5

% % 2.7 3.5%

Nguồn:Báo cáo tổng kết kế hoạch 2011- 2014

Nhìn chung, tổng dư nợ cho vay từ hoạt động bán lẻ tăng trưởng đều về số tuyệt đối qua các năm và chiếm khoảng 60% tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Tính đến cuối năm 2014, dư nợ hoạt động bán lẻ đạt 1205 tỷ đồng, tăng 15% so với năm trước và chiếm 57% tổng dư nợ toàn chi nhánh. Xét riêng trong lĩnh vực bán lẻ, dư nợ đối với nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng lớn và có mức độ tăng trưởng tuyệt đối cao hơn nhiều lần so với dư nợ cho vay nhóm khách hàng cá nhân nhưng lại có xu hướng ổn định. Tại thời điểm 31/12/2014, dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp đạt mức 741 tỷ, tăng hơn 60 tỷ so với năm trước, tương ứng với tốc độ tăng là 9%. Đạt được kết quả này là do ngay từ những tháng đầu năm 2013 và 2014, thực hiện chủ trương cắt giảm lãi suất cho vay của ngân hàng nhà nước, chi nhánh đã chủ động tung ra nhiều gói tín dụng với lãi suất ưu đãi, tập

50

trung cho nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần chia seẻ khó khăn với các doanh nghiệp, thúc đẩy kinh tế đất nuớc phát triển.

Mức tăng truởng đối với hoạt động tín dụng dành cho cá nhân ổn định trong vòng 2 năm đầu với lý do huy động vốn đầu vào với chi phí cao nên các cá nhân cũng không ua thích sử dụng vốn của chi nhánh do phải chịu chi phí quá cao - có khi lên đến hơn 30%. Thời điểm sau đó, hoạt động cấp tín dụng cho cá nhân lớn nhất là cho vay tiêu dùng lại bị Ngân hàng nhà nuớc hạn chế để dành vốn cho hoạt động sản xuất. Kết quả là trong năm 2012 tăng truởng tín dụng cá nhân rất thấp. 2 năm sau, nhờ chính sách kích cầu của nền kinh tế nhu thực hiện NĐ 30/2013/NĐ- CP mà các cá nhân đuợc khuyến khích vay tiêu dùng nên tỷ trọng này tăng nhanh một cách tuơng đối, khoảng 50% trong vòng 2 năm, từ 2012 đến 2014.

về chất lượng tín dụng

Chất luợng tín dụng là yếu tố sống còn đối với các NHTM nói chung và Agribank Bắc Nam Định nói riêng. Sau khi chuyển đổi cơ chế, toàn bộ ngân hàng nói chung và chi nhánh nói riêng đã dần loại bỏ những khoản tín dụng chỉ định, tự mình thực hiện công tác thẩm định và phát triển khách hàng tiềm năng. Trong phân khúc bán lẻ, đối tuợng đuợc lựa chọn ở đây ngoài các cá thể nằm trong khối xây dựng, đầu tu, chi nhánh còn chủ động tìm thêm đối tuợng kinh doanh tự do để phân tán rủi ro. Đồng thời, còn không ngừng phát huy năng lực của các nhân viên trong việc đánh giá và xử lý các khoản nợ xấu.

■ Cho vay cầm cố giấy tờ có giá

■ Cho vay khác

Nguồn: Báo cáo tại hội nghị khách hàng năm 2011-2014

Có thể nói thành công nhất trong hoạt động tín dụng của chi nhánh giai đoạn này là công tác xử lý nợ xấu, nâng cao chất luợng tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh đã giảm nhanh từ 5.2% năm 2011 xuống

51

còn 1.9% năm 2013, hoặc theo kiểm toán quốc tế thì cũng đã giảm từ hơn 6% xuống còn 2.7% cũng trong thời gian đó. Thành công trong công tác giảm tỷ lệ nợ xấu là việc ngân hàng tiến hành các biện pháp xử lý nợ xấu bằng việc thu hồi các khoản nợ có dấu hiệu sử dụng vốn sai mục đích, thu hồi gốc và lãi thông qua tài sản đảm bảo và các biện pháp khác. Đến năm 2014, các thông tu 02/2013/TT-NHNN về phân loại và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, thông tu 36/2014/TT-NHNN về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, vốn ngắn hạn để cấp tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Nhà nuớc đi vào hoạt động làm tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh đẩy lên cao: do khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ đồng thời khi vay vốn tại chi nhánh thì đồng thời vay vốn tại chi nhánh của Vietin cạnh đó, nên khi khoản mục tại Vietin trở thành nợ xấu thì đồng thời khoản mục tại Agribank Bắc Nam Định cũng trở thành nợ xấu. Tuy nhiên, không giống nhu các chi nhánh khác, tỷ lệ nợ xấu không tăng quá nhanh (chỉ trên 3% một chút) do chi nhánh gần nhu độc quyền trên địa bàn.

Cơ cấu cho vay bán lẻ theo ngành nghề

Chi nhánh tập trung 2 sản phẩm chủ yếu (chiếm tới 73% trong du nợ tín dụng bán lẻ) là cho vay hộ sản xuất kinh doanh (45%) và cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở (28%)

201 TH % TH % TH % TH %

Thanh toán trong nước:

- VNĐ 1,03 0 1,817 138% 2,579 121% 53,18 92% 4,030 %115 - USD(nghìnUSD) 92 3- 1,870 128% 2,205 135% 2,62 2 108% 3,248 114

Một phần của tài liệu 1231 phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh bắc nam định luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 54 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w