- Ngoài những mục tiêu phát triển của nền kinh tế, trong hoạch định chính sách tín dụng cần xét tới sự phát triển bền vững của hệ thống các ngân hàng. Mọi sự thay đổi đều phải có lộ trình thực hiện cho các Ngân hàng kịp thích ứng và có thời gian thực hiện những chính sách đáp ứng lại cho phù hợp.
- Chính phủ cần xây dựng và tạo lập một hành lang pháp lý thông thoáng, cởi mở cho hoạt động CVTD ở góc độ vĩ mô cho ngành ngân hàng, cụ thể là sớm ban hành Luật CVTD để các NHTM thống nhất thực hiện theo quy chế chung. Điều này tạo điều kiện cho các ngân hàng chủ động trong việc xây dựng chiến lược phát triển, phát triển tín dụng tiêu dùng phù hợp với mục đích kinh doanh của ngân hàng mà vẫn tuân thủ pháp luật, hạn chế rủi ro. Để xây dựng được văn bản Luật có tính đặc thù này, Chính phủ cần sớm phối hợp các ban ngành có liên quan với nhau chuẩn bị cho việc soạn thảo, trong quá trình này cần phải nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm của các nước khác để vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tế ở Việt Nam. Đồng thời, cần hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật, đặc biệt là vấn đề quy trình, thủ tục và tính thống nhất trong các quy định. Những thủ tục rườm rà, phức tạp, mang nặng tính hành chính cần phải được loại bỏ dần để tạo điều kiện cho đầu tư trong và ngoài nước phát triển, tạo việc làm và tăng thu nhập cho dân chúng là những đối
tượng trực tiếp của CVTD. Mọi sự chuẩn bị chu tất đều cần thiết cho dù hoạt động CVTD tại Việt Nam còn hạn chế và cần có sự nỗ lực từ nhiều phía trong một thời gian dài nữa.
- Chính phủ cần phối hợp với các ban ngành để tháo gỡ vấn đề xử lý tài sản đảm bảo, xây dựng hành lang pháp lý để hoạt động xử lý tài sản đảm bảo nợ được diễn ra nhanh chóng. Mặc dù về mặt lý thuyết các khoản cấp tín dụng có tài sản đảm bảo khi có rủi ro khách hàng không trả được nợ thì nguồn thu từ phát mại tài sản đảm bảo sẽ giúp Ngân hàng bù đắp được tổn thất do các khoản cấp tín dụng thường chỉ chiếm 70%, 80% thậm chí là 90% giá trị tài sản đảm bảo, tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy giá trị thu hồi được khi phát mại tài sản đảm bảo chiếm tỷ lệ rất nhỏ không đủ bù đắp tổn thất mà Ngân hàng phải chịu, có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trên nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản là thời gian xử lý tài sản đảm bảo quá dài theo quy định của pháp luật.
- Chính phủ cần ổn định nền kinh tế vĩ mô. Trong phát triển kinh tế thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô có ý nghĩa và vai trò quan trọng trên nhiều phương diện, đặc biệt là mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế. Có ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền mới tạo điều kiện thuận lợi để duy trì trật tự và thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, tăng trưởng kinh tế tạo nền tảng cho ổn định vĩ mô thông qua bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế như cân đối hàng tiền, tiết kiệm đầu tư, thu chi ngân sách nhà nước, xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán, việc làm, thu nhập và bảo đảm an sinh xã hội. Chính việc Nhà nước tạo ra một môi trường kinh tế chính trị xã hội ổn định và lành mạnh sẽ tạo điều kiện nâng cao thu nhập và mức sống của dân cư, khiến cho khả năng tích luỹ và tiêu dùng của công chúng ngày càng tăng lên, thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng. Chính phủ cần cơ cấu lại các ngành nghề trong nền kinh tế, quan tâm, ưu đãi các ngành sản xuất hàng tiêu dùng, các ngành nghề truyền thống và các ngành dịch vụ phục vụ đời sống, tạo ra nhiều sản phẩm, kích thích tiêu dùng.
tuyên truyền về hoạt động CVTD của ngân hàng, tạo ra các chính sách hỗ trợ, uu tiên nhằm khuyến khích sự phát triển của hoạt động CVTD. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng cần chấn chỉnh hoạt động của mình trong phạm vi có liên quan, nhu việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, hạn chế các sai sót, tiêu cực trong công tác này nhằm bảo vệ quyền hạn của các ngân hàng trong vấn đề liên quan đến cầm cố, thế chấp.