Kiến nghị với Chính Phủ

Một phần của tài liệu 1224 phát triển dịch vụ internet banking dành cho khách hàng cá nhân tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 99 - 105)

Chính phủ đóng vai trò đặc biệt quan trọng để thực hiện NHĐT thông qua việc đưa ra các định hướng, xây dựng cơ sở hạ tầng pháp lý, triển khai cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như ban hành các chính sách phát triển một cách hợp lý. Chính phủ cần thể hiện rõ là người dẫn đầu cuộc chơi trong việc đem lại lợi ích quốc gia, cụ thể là:

Thứ nhất, Chính phủ cần xây dựng, hoàn thiện và cải thiện hành lang pháp lý và các quy định khung cho NHĐT.

Như chúng ta đã biết, môi trường pháp lý của các hoạt động CNTT, của các hoạt động trên mạng và các hoạt động mang tính thương mại đặt ra rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết : thừa nhận tính pháp lý của TMĐT; thừa nhận tính pháp lý của chữ ký điện tử; bảo vệ pháp lý các hợp đồng TMĐT ; bảo vệ pháp lý các thanh toán điện tử; quy định pháp lý đối với các dữ liệu có xuất xứ từ khu vực các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương, doanh nghiệp nhà nước; bảo vệ pháp lý đối với sở hữu trí tuệ; bảo vệ bí mật riêng tư; bảo vệ pháp lý đối với mạng thông tin, chống tội phạm xâm nhập với các mục đích bất hợp pháp như thu thập tin tức mật, thay đổi thông tin trên các trang Web , thâm nhập vào các dữ liệu, sao chép trộm các phần mềm, truyền virus phá hoại...Thực tế cho thấy, chúng ta đã có một số văn bản pháp luật liên quan tới TMĐT như quyết định cho ngành ngân hàng được sử dụng chứng từ điện tử trong hạch toán và thanh toán, chữ kí điện tử... .Tuy nhiên, cần phải có những quy định cụ thể, chi tiết hơn đặc biệt là các vấn đề như chữ ký điện tử, giải quyết tranh chấp..

Hơn thế nữa, việc ban hành chậm trễ các văn bản luật và dưới luật diễn ra rất phổ biến. Ví dụ như trường hợp quyết định 44/2002QĐ-TTg về vấn đề sử dụng hoá đơn điện tử trong thanh toán các dịch vụ do chính phủ ban hành ngày 21/3/2002. Nhưng đến ngày 8/10/2002, Ngân Hàng Nhà Nước mới ban hành thông tư 1092/2002/QĐ-NHNN hướng dẫn thực hiện quyết định này cho các NHTM.

Ở Việt Nam đến cuối 2010, khung pháp lý cơ bản cho giao dịch điện tử và TMĐT đã được hình thành với 2 trụ cột chính là Luật Giao dịch điện tử và Luật CNTT,

bảy nghị định hướng dẫn Luật, cùng một loạt các thông tư quy định chi tiết các khía cạnh của giao dịch điện tử trong từng lĩnh vực ứng dụng đặc thù. Tuy nhiên do TMĐT

là một lĩnh vực mới và có sự phát triển vô cùng nhanh chóng nên việc chi tiết hóa các

giao dịch điện tử đối với hoạt động liên quan đến TMĐT còn chậm, hạn chế sự phát triển của lĩnh vực này, như vấn đề chữ ký số, giải quyết tranh chấp, hóa đơn điện tử.. .v.v. Bên cạnh đó, vì nhiều lý do khác nhau việc thực thi các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành còn nhiều bất cập, sự tuân thủ của các doanh nghiệp đối với các

quy định nhà nước còn thấp, như quy định chống thư rác, cung cấp thông tin, giao kết

hợp đồng trên website TMĐT, v.v.. Do đó cần có thêm các thông tư hướng dẫn thi hành, tham khảo luật và các tiền lệ khu vực và thế giới để có chung "tiếng nói" với các

quốc gia khác. Việc ban hành và sửa đổi các quy chế ngân hàng phải căn cứ và xuất phát từ những hoạt động thương mại và công nghệ hiện đại.

Thứ hai, để tạo điều kiện cho các chứng từ điện tử đi vào cuộc sống, cần xây dựng hệ thống các tổ chức, cơ quan quản lí, cung cấp, công chứng chữ kí điện tử và chứng nhận điện tử.Xây dựng một trung tâm quản lí dữ liệu trung ương để giúp cho việc xác nhận, chứng thực chứng tư điện tử được nhanh chóng và chính xác.

Thứ ba, đầu tư nâng cấp hạ tầng cơ sở CNTT.

Nền tảng của Internet Banking là CNTT, cần có sự đầu tư thoả đáng không chỉ từ các ngân hàng mà còn từ phía Chính phủ.

Việc đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, trang bị kỹ thuật để hiện đại hoá dịch vụ ngân hàng không phải chỉ là vấn đề của riêng ngành ngân hàng mà của cả nước, nằm trong chiến lược phát triển kinh tế. Do vậy, Nhà nước cần chú ý đầu tư cho lĩnh vực này, nhanh chóng đưa nước ta theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới về công nghệ ngân hàng.

Phát triển hạ tầng cơ sở CNTT mà Internet, thực hiện tin học hoá các tổ chức kinh doanh dịch vụ, các ngân hàng và tổ chức tín dụng, nâng cao tốc độ đường truyền Internet, giảm thiểu cước phí . tạo điều kiện cho toàn dân có thể sử dụng

các dịch vụ trực tuyến cho sinh hoạt hằng ngày cũng như công việc kinh doanh. Đối với dịch vụ Internet Banking, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các ngân hàng đầu tư và phát triển trang bị máy móc, thiết bị phục vụ thanh toán điện tử mà nếu chỉ có ngành ngân hàng thì chưa đủ.Như chúng ta đã biết, dịch vụ Internet Banking phụ thuộc nhiều vào CNTT, máy móc thiết bị đều là những loại máy móc hiện đại mà Việt Nam chưa sản xuất được. Do đó nhà nước nên xem xét giảm thuế nhập khẩu cho những máy móc này.

Thứ tư, thúc đẩy sự phát triển của TMĐT nói chung, NHĐT nói riêng.

Đồng thời với việc ban hành các văn bản pháp luật, Chính phủ phải nhanh chóng triển khai xây dựng và phê duyệt kế hoạch phát triển TMĐT của Bộ, ngành, địa phương; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về TMĐT; hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng các mô hình TMĐT.

Đẩy mạnh phát triển TMĐT, khuyến khích, đãi ngộ các đối tượng là các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính đầu tư kinh doanh buôn bán trên mạng, từ đó tạo nhu cầu kinh doanh, thanh toán, giao dịch tạo ra lượng khách hàng tiềm năng cho dịch vụ NHĐT sau này.

Kết luận chương 3

Dựa trên những nghiên cứu về thực trạng đánh giá phát triển dịch vụ Internet Banking dành cho khách hàng cá nhân tại SeABank ở chương 2 thì chương 3 đã nghiên cứu và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao phát triển dịch vụ này một cách hiệu quả và hữu hiệu.

Bằng việc xây dựng các định hướng, chiến lược phát triển lâu dài, hoàn thiện mô hình quản lý và quy trình thực hiện phù hợp, đa dạng nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như phát triển nguồn nhân lực cơ sở hạ tầng và công nghệ thì đẩy mạnh hoạt động marketing trở thành vấn đề vô cùng bức thiết với SeABank hiện nay.

Hy vọng với những biện phát kiến nghị nêu ra ở chương 3 sẽ góp phần đưa dịch vụ Internet Banking dành cho khách hàng cá nhân của SeABank phát triển mạnh hơn nữa và cạnh tranh với các Ngan hàng thương mại khác.

KẾT LUẬN

Hội nhập quốc tế hiện đang là xu thế tất yếu của hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Đối với Việt Nam, sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế đang ngày càng hội nhập sâu rộng hơn với nền kinh tế thế giới, việc chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO đã mở ra rất nhiều cơ hội nhưng cũng đồng thời đặt ra không ít thách thức đối với Việt Nam nói chung và các tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng nói riêng, khi phải đối mặt với những thách thức từ phía các ngân hàng nước ngoài - những ngân hàng không chỉ mạnh về tiềm lực tài chính và còn có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển các dịch vụ Internet Banking hiện đại.

Dịch vụ Internet Banking mở ra nhiều triển vọng cải thiện tính hiệu quả của dịch vụ thanh toán cũng như nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng góp phần tăng khả năng cạnh tranh của ngành ngân hàng trên thị trường. Bên cạnh đó, hoạt đông Internet Banking cũng gây ra không ít khó khăn, thách thức với ngành ngân hàng, người tiêu dùng cũng như các cơ quan quản lý, điều này đòi hỏi mỗi ngân hàng phải có những biện pháp và bước đi phù hợp với mục tiêu của mình cũng như mục tiêu chung của toàn xã hội.

Đối với Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, do còn thiếu kinh nghiệm cả về quản lý và hoạt động nên doanh số dịch vụ này còn khiêm tốn, sự phát triển dịch vụ còn nhiều hạn chế. Vì vậy, tìm kiếm giải pháp phát triển dịch vụ Internet Banking của Ngân hàng TMCP Đông Nam Áđang trở thành một nhu cầu cấp thiết. Với mong muốn góp phần vào công tác nghiên cứu hoàn thiện và phát triển dịch vụ Internet Banking của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, với mục đích và phạm vị nghiên cứu của luận văn, luận văn đã đạt được những kết quả sau:

- Nghiên cứu một cách có hệ thống những lý luận cơ bản dịch vụ NHĐT và phát triển dịch vụ Internet Banking; phân tích ưu điểm, hạn chế và những nhân tố tác động đến việc phát triển dịch vụ Internet Banking.

- Phân tích thực trạng triển khai dịch vụ NHĐT tại ngân hàng Ngân hàng TMCP Đông Nam Áthời gian từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013. Qua đó, đánh giá được các kết quả đạt được cũng như tìm ra những vấn đề còn tồn tại, xác định nguyên nhân của các vấn đề này.

- Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, luận văn đã đề xuất các giải pháp cụ thể đối với Ngân hàng TMCP Đông Nam Átrong việc phát triển dịch vụ Internet Banking; đồng thời tác giả cũng nêu những kiến nghị với Chính Phủ, NHNN và các bộ ban ngành liên quan nhằm tạo điều kiện phát triển dịch vụ Internet Banking.

Việc phát triển dịch vụ Internet Banking có vai trò quan trọng không chỉ với sự phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của Ngân hàng TMCP Đông Nam Ánói riêng mà còn đóng góp vào sự lớn mạnh của toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ThS. Lê Minh Toàn, ThS. Dương Hải Hà, LG. Lê Minh Thắng (2007), Tìm

hiểu Luật Giao dịch điện tử và các Nghị định hướng dẫn thi hành, NXB Bưu

điện.

2. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà, (2007) Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

3. PGS.TS. Nguyễn Thị Quy (2008), Dịch vụ ngân hàng hiện đại, NXB Khoa học xã hội

4. TS. Trần Văn Hòe (2007), Giáo trình thương mại điện tử, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

5. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê 6. Bộ Công Thương (2010-2012), Báo cáo thương mại điện tử các năm 2010,

2011 2012

7. Ngân hàng Đông Nam Á(2010 - 2014), Báo cáo thường niên của ngân hàng

TMCP Đông Nam Ácác năm 2010 đến 2014.

8. Đặng Đình Đào, 2003. Giáo trình kinh tế các ngành thương mại dịch vụ. Hà Nội: Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân.

9. Peter S.Rose , 2001. Quản trị Ngân hàng thương mại. Hà Nội : Nhà xuất bản tài chính.

10. Đỗ Đức Phú, 2007. Giáo trình quản lý chất lượng sản phẩm. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.

Tiếng Anh

11. Cronin, J. J & Taylor, S. A., 1992. Measuring Service quality : A reexamination and Extension , Journal of Marketing, 56: 55-68.

12. Gronroos, C., 1984. A service quality model and its maketing implications, European Journal of Maketing, 18: 36-34.

13. Heskett, J.L., 1987. Lessons in the service sector. Harvard Business Review, 65: 118-126.

14. Kotler, P and Keller, K.L., 2006. Marketing Management. Upper Saddle River, Pearson.

15. Lassar, W.M, C. Manolis & R.D. Winsor., 2000. Service quality perspective and satisfaction in private banking. International Jounal of Bank Marketing, 18: 181-199.

16. Parasuraman, A., Zeithaml, V. A. and Berry, L.L., 1988. SERVQUAL : A multiple-item scale for measuring consumer perceptions of service quality. Journal of retailing, 64 :14-40.

17. Parasuraman, A., Zeithaml, V. A. and Berry, L.L., 1985. A conceptual model of service quality and its implications for future research. Journal of Marketing, 49: 41-50.

Các websites:

18. www.viettinbank.vn (website NH TMCP Đông Nam Á)

19. www.vietcombank.com.vn (website NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam) 20. www.bidv.com.vn (website NH Đầu Tư và Phát triển Việt Nam)

21. www.agribank.com.vn (wensite NH nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam)

22. www.techcombank.com.vn (website ngân hàng Kỹ thương Việt Nam) 23. www.acb.com.vn (website ngân hàng Á Châu)

Một phần của tài liệu 1224 phát triển dịch vụ internet banking dành cho khách hàng cá nhân tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 99 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w