Vai trò của tín dụng KHCN

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂNTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN HÀNG HẢIVIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI (Trang 27 - 30)

Với vai trò trung gian tài chính trong nền kinh tế, dù có mối quan hệ trực tiếp hay gian tiếp, hầu hết các chủ thể trong nền kinh tế đều chịu sự tác động từ các hoạt động của các NHTM. Xét trên khía cạnh tín dụng KHCN, chúng có những vai trò chủ yếu sau đây:

Đối với nền Kinh tế

+ Tạo động lực phát triển cho nền kinh tế

Tín dụng KHCN là kênh hỗ trợ vốn quan trọng để dân cư nâng cao đời sống, trang trải các chi phí sinh hoạt qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống. Để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng đó, các KHCN sau khi nhận được các khoản cấp tín dụng, một mặt lập tức chi tiêu, sử dụng vốn, mặc khác tích cực lao động, sản xuất kinh doanh và tăng tính trách nhiệm đối với các hoạt động

tài chính của mình bởi ngân hàng luôn giám sát và bản thân họ đang là con nợ của ngân hàng. Mặt khác, tiền đi vào lưu thông kích thích nền kinh tế phát triển, tạo động lực cho toàn nền kinh tế.

+ Tạo ổn định về mặt xã hội

Là một hính thức tín dụng, tín dụng KHCN cũng đảm bảo việc luân chuyển vốn. Thông qua chuyển giao nguồn vốn nhàn rỗi đến đông đảo tầng lớp dân cư, tín dụng KHCN khai thác một các hiệu quả nguồn lực xã hội để phát triển đời sống, đẩy mạnh sản xuất. Xét trên khía cạnh khác, việc thúc đẩy kinh tế phát triển thu hút được nhiều lực lượng lao động tham gia xây dựng, sản xuất tạo công ăn việc làm, hướng đến các mục tiêu xã hội như xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập, giảm tệ nạn xã hội góp phần ổn định trật tự xã hội.

Đối với ngành ngân hàng

+ Nâng cao thương hiệu cho Ngân hàng

Với một hệ khách hàng rộng lớn, việc phát triển tín dụng KHCN sẽ giúp quảng bá hình ảnh, thương hiệu ngân hàng được nhận diện và phổ biến ở khắp nơi. Đồng thời, việc cấp tín dụng cho đối tượng KHCN còn giúp ngân hàng bán chéo các sản phẩm như: tài khoản thanh toán; các dịch vụ ngân hàng điện tử: thẻ ATM, Internetbanking, Mobilebanking, SMSbanking; các sản phẩm huy động... Khả năng cung cấp gói sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng, đồng bộ thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng sẽ tạo nét khác biệt cho ngân hàng trong cạnh tranh với đối thủ, do đó góp phần nâng cao thương hiệu cho ngân hàng.

+ Phân tán rủi ro cho ngân hàng

Nếu một NHTM chỉ muốn tập trung vào các món vay lớn với đối tượng khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp, các nhà buôn, đại lí.. .và vì một lí do nào đó, các đối tượng này gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh

doanh làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp, khi đó, các món vay lớn này sẽ khó khăn trong việc trả nợ và nguốn vốn vay của ngân hàng sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.

Cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, sự sụp đổ của các ngân hàng đâu tư lớn LemonBrother... hầu hết các NHTM đều tìm hướng đi mới cho chiến lược phát triển của riêng mình. Với nguyên tắc “không để tất cả trứng vào một rổ”, các NHTM phát triển tín dụng KHCN như một sự phân tán rủi ro vì với số lượng khách hàng KHCN đông, số tiền vay ít thì khi có một khách hàng hoặc một số ít khách hàng gặp rủi ro dẫn đến không có khả năng trả nợ thì ít gây ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Đối với bản thân người tiêu dùng

Cuộc sống con người luôn tồn tại những nhu cầu về vật chất và tinh thần, những nhu cầu đó ngày càng đa dạng và cao hơn bắt đầu từ những hàng hoá thiết yếu rồi đến những hàng hoá xa xỉ hơn cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Nhưng việc thỏa mãn những nhu cầu đó lại phụ thuộc vào khả năng thanh toán hiện tại.

Ở một chừng mực nào đó, tín dụng KHCN giúp cho các khách hàng linh hoạt hơn trong việc giải quyết vấn đề thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Thay vì phải tích lũy đủ vốn ở hiện tại để thực hiện kế hoạch của bản thân, người tiêu dùng sẽ khéo léo phối hợp giữa thoả mãn nhu cầu ở hiện tại với khả năng thanh toán ở hiện tại và tương lai. Nghĩa là họ sẽ tiêu dùng trước bằng cách lựa chọn phương án vay vốn ngân hàng rồi tích lũy và hoàn trả sau cho ngân hàng.

Ngoài ra, tín dụng KHCN còn là kênh các NHTM tài trợ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình giúp họ có điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh trong ngành.

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂNTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN HÀNG HẢIVIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI (Trang 27 - 30)