Mở rộng hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂNTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN HÀNG HẢIVIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI (Trang 33 - 38)

1.2.4.1. Khái niệm mở rộng tín dụng khách hàng cá nhân

Sự gia tăng của các ngân hàng gần đây đã làm cho môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Việc một số doanh nghiệp lớn (các tập đoàn, tổng công ty nhà nước...) tham gia thành lập ngân hàng mới hoặc góp vốn, mua cổ phần của các ngân hàng thương mại cổ phần đã làm giảm đi một lượng khách hàng cho vay bán buôn truyền thống của các ngân hàng vì các doanh nghiệp này đã chuyển sang sử dụng dịch vụ của chính ngân hàng mình hoặc tại ngân hàng có vốn góp, mua cổ phần. Ở các nước phát triển, tín dụng khách hàng cá nhân là dịch vụ mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho các ngân hàng và chiếm thị phần lớn.

Nền kinh tế càng phát triển, thu nhập của người dân tăng lên, cùng với đó đời sống của họ luôn được cải thiện; vì thế xu hướng tiêu dùng của người dân ngày càng nhiều hơn, đặc biệt là tầng lớp thanh niên. Thu nhập gia tăng đồng hành với thị trường hàng hóa đa dạng chắc chắn sẽ tạo nên xu hướng tiêu dùng tăng. Vì vậy các ngân hàng thương mại cần chú trọng mở rộng cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho thị trường màu mỡ này.

Mở rộng là tạo ra sự gia tăng về quy mô, khối lượng, số lượng, là nói đến sự tăng trưởng theo chiều rộng.

Mở rộng tín dụng khách hàng cá nhân là việc ngân hàng thực hiện tăng quy mô, tỷ trọng tín dụng khách hàng cá nhân trong cơ cấu cho vay nhằm đáp ứng tốt nhất các nhu cầu chính đáng của người tiêu dùng.

1.2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động mở rộng tín dụng khách hàng cá nhân

Các chỉ tiêu về tài chính

Việc đánh giá mở rộng tín dụng khách hàng cá nhân thông qua các chỉ tiêu cụ thể là việc không thể thiếu đối với các ngân hàng thương mại. Những

người đến vay nhằm mục đích kinh doanh.

+ Chất lượng cho vay

Tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng khách hàng cá nhân trên tổng dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân. Nợ quá hạn là số tiền khách hàng chưa trả được cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán. Chỉ tiêu nợ quá hạn/tổng dư nợ phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này nhỏ tức là hoạt động tín

chỉ tiêu đó cho thấy quá trình mở rộng hoạt động này có đạt được các mục tiêu mà ngân hàng đề ra hay không, có đóng góp như thế nào đối với sự phát triển của cả ngân hàng, nếu không thì phải làm gì, tác động vào chỉ tiêu nào... Một số chỉ tiêu mà các ngân hàng hay xem xét là:

+ Doanh số tín dụng khách hàng cá nhân

Doanh số tín dụng khách hàng cá nhân và tốc độ tăng doanh số tín dụng khách hàng cá nhân phản ánh mức độ mở rộng tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại, nó thể hiện tín dụng khách hàng cá nhân được phát triển theo chiều rộng (tức là gia tăng về số lượng) như thế nào. Nói cách khác, quy mô tín dụng khách hàng cá nhân càng lớn, tốc độ tín dụng khách hàng cá nhân càng nhanh, tín dụng khách hàng cá nhân càng được mở rộng.

+ Dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân

Phản ánh số tiền khách hàng nợ ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân càng lớn, tốc độ tăng dư nợ càng nhanh, càng chứng tỏ tín dụng khách hàng cá nhân đã được mở rộng. Dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân năm nay Dư nợ tín dụng khách + hàng cá nhân năm trước Doanh số tín dụng khách hàng cá nhân năm nay Doanh số thu nợ tín dụng khách hàng cá nhân năm trước

+ Tỷ trọng tín dụng khách hàng cá nhân trong tổng dư nợ

Chỉ tiêu này cho thấy các khoản vay tiêu dùng chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số cho vay của ngân hàng. Chỉ tiêu này lớn nghĩa là ngân hàng có thế mạnh trong hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân, đối tượng khách hàng mà ngân hàng đang hướng tới là các cá nhân và hộ gia đình. Ngược lại, chỉ tiêu này nhỏ thì nó cho thấy tiềm lực trong tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng là thấp, hoặc có thể các khoản tín dụng khách

Phản ánh thông qua doanh thu từ hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân hoặc tỷ trọng thu lãi từ tín dụng khách hàng cá nhân trên tổng thu lãi từ hoạt động cho vay. Chỉ tiêu này cho biết hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân đem lại lợi nhuận bao nhiêu và đóng góp bao nhiêu vào tổng thu lãi từ hoạt động cho vay. Chỉ tiêu này giúp ngân hàng trong việc xây dựng định hướng phát triển hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân.

Các chỉ tiêu phi tài chính

+ Sự phát triển về thị phần tín dụng KHCN

Thị phần là chỉ số đo lường phần trăm về mức tiêu thụ sản phẩm của ngân hàng so sánh với đối thủ cạnh tranh hay toàn bộ một thị trường. Vì thị phần ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận nên mọi ngân hàng dù lớn hay nhỏ thường muốn gia tăng thị phần.

Thị phần tín dụng KHCN của một ngân hàng được xác định như sau:

Dư nợ tín dụng KHCN của một ngân hàng Thị phaιι tín dụng KHCN = Tổng dư nợ tín dụng KHCN của Hệ thống ngân hàng

đối) có ý nghĩa quan trọng. Bởi xét cho cùng, vấn đề là ngân hàng đang nắm giữ bao nhiêu thị phần, thị phần đang tăng lên hay giảm xuống khi xét cùng sự các đối thủ cạnh tranh. Với mối quan hệ này, ta có thể so sánh hiệu quả tương đối của một ngân hàng so với các ngân hàng khác trong hệ thống.

+ Hệ thống kênh phân phối

Một cách đơn giản, hệ thống kênh phân phối được hiểu là một nhóm các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Và dĩ nhiên, hệ thống kênh phân phối của ngân hàng phản ánh sự mở rộng của hoạt động ngân hàng bán lẻ nói chung và hoạt động tín dụng KHCN nói riêng.

Đặc điểm của KHCN là số lượng lớn nhưng dàn trải, đồng thời tâm lý khách hàng ngày càng không muốn bỏ ra thời gian, công sức đi xa mới có thể giao dịch được với ngân hàng, trong khi các điểm giao dịch của ngân hàng đối thủ luôn hiện diện khắp nơi. Vì vậy một ngân hàng có mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch rộng lớn sẽ giúp dễ dàng tiếp cận khách hàng ở nhiều địa bàn.

Để có được một hệ thống phân phối rộng khắp, ngân hàng đã phải đầu tư rất lớn vào hệ thống cơ sở vật chất, con người. Liệu rằng quy mô hệ thống rộng lớn có đi kèm với sự mở rộng tín dụng. Sự đầu tư của ngân hàng có mang lại hiệu quả thiết thực hay không?

+ Tính đa dạng của sản phẩm tín dụng KHCN

Mức độ đa dạng hoá sản phẩm tín dụng KHCN phù hợp với nhu cầu thị trường là một chỉ tiêu thể hiện sự tập trung phát triển tín dụng KHCN, qua đó phản ánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong lĩnh vực này. Sự đa dạng hoá sản phẩm cần phải được thực hiện trong tương quan so với các nguồn lực hiện có của ngân hàng. Nếu không, việc triển khai quá nhiều sản phẩm có thể làm cho ngân hàng kinh doanh không hiệu quả do dàn trải

nguồn lực quá mức.

Nhưng liệu một NHTM có một danh mục sản phẩm đa dạng có phải là ngân hàng chiếm lĩnh thị trường và có mức dư nợ cao. Tính đa dạng của sản phẩm tín dụng có ý nghĩa như thế nào và bằng cách nào sự đa dạng đó ảnh hương lên dư nợ, qua đó gián tiếp ảnh hưởng lên lợi nhuận của ngân hàng sẽ được làm rõ trong mục này.

Bộ các chỉ tiêu này giúp ngân hàng đánh giá được hiệu quả hoạt động tín dụng KHCN trong tổng quan hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từ đó có định hướng rõ ràng trong phát triển tín dụng KHCN nhằm đặt ra các mục tiêu gần và kế hoạch lâu dài để có đường lối phát triển rõ ràng trong tương lai.

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂNTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN HÀNG HẢIVIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI (Trang 33 - 38)