Phân tích thực trạng mở rộng tín dụng khách hàng cá nhân của

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂNTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN HÀNG HẢIVIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI (Trang 63 - 75)

Maritime Bank Nam Hà Nội

2.2.3.1 Thực trạng mở rộng hoạt động tín dụng Khách hàng cá nhân tại Maritime Bank Nam Hà Nội qua các chỉ tiêu tài chính

+ Doanh số tín dụng khách hàng cá nhân tại Maritime Bank Nam Hà Nội

Cùng với sự tăng trưởng của doanh số tín dụng khách hàng cá nhân, các hình thức cho vay theo mục đích đều tăng cao so với năm trước. Trong số đó, cho vay với mục đích mua, sửa chữa nhà có tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số tín dụng khách hàng cá nhân của Maritime Bank Nam Hà Nội và có xu hướng tăng trong cơ cấu tín dụng khách hàng cá nhân theo mục đích của chi nhánh.

Bảng 2.7: Doanh số tín dụng khách hàng cá nhân theo mục đích

nhất là vào dịp cuối năm 2018. Cho vay sửa chữa, mua nhà cửa và cho vay mua đất xây nhà ở chiếm tỷ trọng cao vì nhu cầu nhà ở cũng như đất ở của người dân là rất lớn và mỗi khoản vay để mua nhà và đất có giá trị lớn. Chính vì lý do đó mà tốc độ tăng doanh số cho vay mua, sửa chữa nhà cũng tăng nhanh, đặc biệt là vào năm 2018, tốc độ đó lên tới 40,28% so với năm 2017, Tỷ trọng của nhu cầu cho vay sửa chữa, mua nhà cửa và cho vay mua đất xây nhà ở cũng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tỷ trọng này từ năm 2016 đến 2018 lần lượt là 59,92%, 57,16%, 60,51%, Vậy nên, cho vay sửa chữa, mua nhà cửa và cho vay mua đất xây nhà ở luôn là một trong những sản phẩm trọng tâm và mũi nhọn của MSB.

Bên cạnh đó sản phẩm tín chấp của MSB cũng đang là một sản phẩm có thế mạnh và sức cạnh tranh trong thị trường vay tín chấp trong ngành. Kể cả về doanh số tín dụng lẫn tỷ trong của tín chấp cũng tăng lên và chiếm tỷ trọng không hề nhỏ trong cơ cấu của tổng doanh số tín dụng cá nhân. Tỉ trọng trung bình của tín chấp trong tổng doanh số trong 3 năm là 28,82% và

tăng trưởng đều trong 3 năm. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng của tín chấp trong 3 năm cũng tăng rất tốt, cụ thể, là doanh số tín chấp 2017 tăng 32,05% so với năm 2016 và doanh số tín chấp năm 2018 tăng 55,03% so với năm 2017. Trong tương lai, xu hướng phát triển về cho vay tín chấp của MSB sẽ ngày càng tăng lên một cách ổn định. Phát triển tín chấp cũng là một hướng tăng trưởng khá nhanh do quy mô dân số nước ta khá trẻ và phát triển nhanh. Bên cạnh đó mức biên lợi nhuận của sản phẩm này mang lại cũng khá cao so với mặt bằng các sản phẩm tín dụng khác, mặc dù thế ban lãnh đạo ngân hàng nên có các biện pháp đề phòng rủi ro, giảm thiểu nguy cơ mất vốn.

Đối với cho vay du học, cho vay mua ô tô doanh số cho vay chiếm tỷ trọng thấp, chỉ đạt mức trung bình 6,22% và 5,76% trên tổng doanh số tín dụng khách hàng cá nhân cả chi nhánh. Đây cũng chưa phải là những mũi nhọn của MSB. Trong những năm tới MSB cần cố gắng khai thác tốt vào những sản phẩm này hơn nữa vì thị trường về cho vay ô tô và du học cũng khá sôi động.

Có thể thấy cơ cấu tín dụng cá nhân theo mục đích của MSB Nam Hà Nội

có sự chênh lệch khá lớn giữa các sản phẩm đang được cung ứng cho khách hàng. Điều này là do các sản phẩm cho vay nhằm phục vụ nhu cầu về nhà ở, về

phục vụ đời sống luôn là những sản phẩm được khách hàng rất ưa chuộng, đáp

ứng tốt nhất những nhu cầu của họ. Hiện nay, cuộc sống hiện đại làm cho con người có rất nhiều nhu cầu phát sinh kể cả về tiêu dùng lẫn kinh doanh nhỏ lẻ nên sản phẩm cho vay tín chấp cá nhân cũng khá được ưa chuộng vì ưu điểm không cần TSBĐ và thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh chóng nên khách hàng ở

hạng mục này cũng chiếm tỉ lệ khá đông. Còn về vay ô tô và cho vay đi du học

thì sản phẩm của ngân hàng chưa được cạnh tranh với những ngân hàng khác trên thị trường về chính sách lẫn quy trình làm việc cho nên đối tượng khách hàng ở nhóm này còn chưa được phát triển.

+ Dư nợ tín dụng và tỷ trọng dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân

Trong thời gian qua, các NHTM cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh vực tín dụng khách hàng cá nhân. Nền kinh tế càng phát triển, thu nhập của người tiêu dùng tăng lên, nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng cao hơn, nên quy mô tín dụng khách hàng cá nhân tại các ngân hàng cũng tăng lên.

Tín dụng tiêu dùng ngày càng thể hiện rõ vai trò của mình,. Có thể thấy được sự tăng trưởng của tín dụng khách hàng cá nhân tại Maritime Bank Nam Hà Nội trong thời gian qua.

Bảng 2.8: Quy mô, tốc độ tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại MSB Nam Hà Nội từ năm 2016-2018

Tổng dư nợ cho vay 1,125 0 10 11,534, 0 10 61,715, 0 10 409,1 636,3 181,5 11,83 Tổng dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân 212,14 17,46 2293,9 19,16 5411,7 24,04 81,78 038,5 3 117,8 40,08

2016 và năm 2018 tăng 40,08% so với năm 2017, mặc dù tổng dư nợ cho vay năm 2018 so với năm 2017 là 11,83% giảm khá mạnh so với tốc độ tăng của năm 2017 so với năm 2016 là 36,36%. Qua đây ta thấy được nhu cầu và xu hướng của thị trường tín dụng khách hàng cá nhân tại Việt Nam đang khá mạnh, tăng trưởng rất tốt mặc dù nhu cầu vay chung của thị trường tăng trưởng chưa ổn định.

(%)

Tỷ trọng của Tổng dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân cũng tăng rất tốt qua các năm 2016 đến 2018 lần lượt là 17,46%, 19,16% và 24,04% và đang dần trở thành một trong những cấu phần lớn tạo ra lợi nhuận cho MSB Nam Hà Nội.

Sự tăng trưởng về dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân trong tổng dư nợ đã làm tăng dần sự đóng góp vào thu nhập chung của ngân hàng từ hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân. Các chỉ tiêu này cho thấy hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại chi nhánh trong 3 năm qua là rất an toàn và hiệu quả,

+ Đa dạng hóa đối tượng, sản phẩm tín dụng khách hàng cá nhân

Xu hướng phát triển dịch vụ bán lẻ của các ngân hàng giờ đây không còn là định hướng mà đã trở nên rõ ràng với những sản phẩm trực tiếp phục vụ dân cư, Sản phẩm cho vay của ngân hàng ngày càng phong phú, đa dạng hơn, mở rộng đối tượng vay tại ngân hàng, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, MSB Nam Hà Nội đã triển khai các gói sản phẩm mới dựa trên việc phân khúc các khách hàng theo thu nhập, đặc tính... như:

+ Theo thu nhập, có tài sản bảo đảm:

- Cho vay mua nhà, chung cư với người có thu nhập thấp. - Cho vay nhà mặt phố M-Housing với người có thu nhập cao. + Theo đặc tính:

- Cho vay mua ô tô chạy dịch vụ (Grab, Uber.) - Cho vay mua ô tô gia đình

+ Theo thu nhập, tín chấp + Vay theo sổ tiết kiệm + Cho vay đi du học

+ Vay trả góp mua sắm thông qua các Công ty liên kết, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đa dạng hóa sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh của MSB, cũng như thu hút được khách hàng đến với ngân hàng nhiều hơn.

+ Chất lượng cho vay

Việc không thu hồi được nợ (gốc, lãi và các khoản phí) làm cho nguồn vốn của các NHTM bị thất thoát, trong khi đó, các ngân hàng này vẫn phải chi trả tiền lãi cho nguồn vốn hoạt động, làm cho lợi nhuận bị giảm sút. Nếu lợi nhuận không đủ thì ngân hàng còn phải dùng chính vốn tự có của mình để bù đắp thiệt hại. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến quy mô hoạt động của các NHTM.

Mặt khác, tỷ lệ nợ quá hạn cao làm cho uy tín, niềm tin vào tiềm lực tài chính của ngân hàng bị suy giảm, dẫn đến làm giảm khả năng huy động vốn của ngân hàng, nghiêm trọng hơn nó có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản, đẩy ngân hàng đến bờ vực phá sản và đe dọa sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng,

Chính vì lý do đó, bất kì một ngân hàng nào và trong giai đoạn tăng trưởng nào thì mục tiêu kiểm soát nợ xấu phải đặt nên hàng đầu. Hiểu được điều đó, MSB Nam Hà Nội trong giai đoạn mở rông tín dụng cũng đã chú trọng việc kiểm soát nợ xấu của mình.

+ Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ của hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân

Bảng 2.9: Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ của hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân

2018 386, 22

13,59 4,12 3,

71

Số

tiền TT% tiềnSố TT% tiềnSố TT %

Tuyệt

đối % Tuyệtđối %

Thu lãi tín dụng cá nhân 6,89 0 10 310,9 100 615,0 0 10 4,04 658,7 3 4,1 37,76 Thu lãi tín dụng MSB Nam Hà Nội 21,25 32,4 0 33,2 7 32,8 5 44,8 4 33,5 8 12,02 56,5 6 11,57 34,7 8

(Théo Báo cáo tài chính Maritime bank 2016-2018)

Tỷ lệ nợ xấu (nợ nhóm 3-5) của MSB Nam Hà Nội trong hoạt đông tín dụng khách hàng cá nhân qua các năm 2016, 2017, 2018 đang có xu hướng

giảm dần tương ứng 3,5%, 3,1% và 2,9%. Qua đây cho thấy được sự quan tâm về việc kiểm soát và giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu của MSB Nam Hà Nội. So với tỷ lệ nợ xấu năm 2018 của Maritime Bank là 2,36% và toàn ngành Ngân hàng là 2,46% thì tỷ lệ nợ xấu của tín dụng khách hàng cá nhân tại Nam Hà Nội đang cao hơn nhưng đã kiểm soát được dưới mức 3% cho thấy chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân đang được cải thiện ngày một rõ rệt hơn.

+ Doanh thu từ hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân

Doanh thu từ hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân chủ yếu là từ lãi của các khoản tín dụng khách hàng cá nhân. Thu lãi là bộ phận chủ yếu trong thu nhập của ngân hàng, là kết quả tài chính mà ngân hàng quan tâm nhất. Đối với MSB Nam Hà Nội, tín dụng khách hàng cá nhân là hoạt động chủ yếu, doanh thu chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động tín dụng do lãi suất tín dụng khách hàng cá nhân bao giờ cũng cao hơn lãi suất cho vay khác, bên cạnh đó nhu cầu vay tiêu dùng của người dân ngày càng cao. Thu lãi hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân đóng góp đáng kể vào thu nhập của MSB Nam Hà Nội , thể hiện sự thành công của ngân hàng trong lĩnh vực kinh doanh này.

Bảng 2.10: Thu lãi tín dụng khách hàng cá nhân MSB Nam Hà Nội

Thu lãi tín dụng cá nhân của MSB Nam Hà Nội tăng dần qua các năm, mức thu lãi khá ổn định. Thu lãi tín dụng năm 2017 tăng 58,76% so với năm

2016 và năm 2018 tăng 37,76% so vơi năm 2017. Mức tăng thu lãi của năm

2017 và 2018 cũng tương ứng với mức tăng thu từ lãi tín dung của MSB Nam Hà Nội lần lượt là 56,56% và 34,78%. Tuy mức tăng thu từ lãi năm 2018/2017 không giảm so với mức tăng thu từ lãi 2017/2016 nhưng tổng thu tư lãi qua các năm tăng nên làm tốc độ tăng trưởng thu từ lãi của năm 2018/2017 giảm so với 2017/2016. Điều này cũng khá dễ lý giải do doanh số dư nợ tăng năm 2017/2016 tăng khá mạnh so với năm 2018/2017 (Chi tiết ở mục 2.2.3.2) và lãi suất cũng là yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu từ lãi tín dụng.

Tỷ trọng của thu lãi tín dụng cá nhân tại MSB Nam Hà Nội từ năm 2016 đến 2018 cũng tăng ổn định và có hướng phát triển cụ thể, tỷ trong năm 2016, 2017, 2018 lần lượt là 32,40%, 32,85% và 33,58%.

Mức tăng lên của thu lãi tín dụng khách hàng cá nhân trong tổng thu lãi cho vay phản ánh sự mở rộng tín dụng khách hàng cá nhân của MSB Nam Hà Nội và là thành phần chính trong cơ cấu thu lãi tín dụng.

2.2.3.2. Thực trạng mở rộng hoạt động tín dụng Khách hàng cá nhân tại Maritime Bank Nam Hà Nội qua các chỉ tiêu phi tài chính

Sales ACB ^_4% NH CÒN LẠI CTG 52% BIDV 13% VCB 10% 12% Λ∕ICD MBB 3% EIB CUD

Biểu đồ 2.1: Thị phần dư nợ tín dụng KHCN của các NHTM trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2018

(Nguồn: infonet.vn) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do sự hạn chế về mặt nguồn lực cũng như quan hệ nên ở bài luận văn này em không thể đưa ra được thị phần dư nợ tín dụng KHCN của Maritime bank Nam Hà Nội trong tổng dư nợ tín dụng KHCN của các NHTM trong Hà Nội hoặc trong Quận Hai Bà Trưng. Vì vậy em đưa ra số liệu tổng thể hơn về dư nợ tín dụng KHCN tại các chi nhánh Maritime bank tại Hà Nội so với dư nợ tín dụng KHCN tại NHTM tại Hà Nội.

Trong thời gian vừa qua, sự phát triển của các NHTM trong thành phố Hà Nội rất gay gắt. Không những cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau mà thậm chí còn cạnh tranh trong nội bộ các ngân hàng. Như trong biểu đồ trên ta có thể thấy dẫn đầu vẫn là 3 ngân hàng quốc doanh lớn BIDV, CTG, VCB. Maritime bank hiện đang giữ thị phần là 2,1% trong dư tín dụng của các NHTM trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đây là một thị phần khá khiêm tốn vậy nên trong thời gian tới các chi nhánh của Maritime bank trong địa

bàn Hà Nội nói chung cũng như Maritime bank Nam Hà Nội nói riêng cần có những hành động cụ thể để nâng cao, mở rộng dư nợ tín dụng để chiếm được thị phần tốt hơn nữa.

+ Hệ thống kênh phân phối:

Biểu đồ 2.2: Hệ thống mạng lưới 2018 của NHTM

(Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN)

Qua khảo sát thực tế số lượng phòng giao dịch của các ngân hàng TMCP tại quận Hai Bà Trưng, hiện nay ACB và VPB đang là những ngân hàng có mạng lưới bao phủ tốt. VPB có 13 PGD + Chi nhánh và 6 máy ATM. Maritime bank hiện tại mới có 5 PGD + CN và 2 máy ATM. Ta cũng có thể thấy tương quan giữa mạng lưới bao phủ tỷ lệ thuận tương đối với dư nợ tín dụng KHCN. VPB có 19 điểm giao dịch (PGD+CN+ATM) thì có 790 tỷ dư nợ, MB có 10 điểm giao dịch thì có 720 tỷ dư nợ'...

Trong thời gian tới, chi nhánh sẽ triển khai mở them PGD và lắp đặt thêm các máy ATM để phục vụ người tiêu dùng tốt hơn. Mở rộng mạng lưới các PGD cũng làm cho Maritime bank Nam Hà Nội có nhiều cơ hội tiếp cận được các đối tượng KH để mở rộng tín dụng KHCN.

+ Tính đa dạng của sản phẩm tín dụng KHCN

Từ những hoạt động cho vay cá nhân nhỏ lẻ ban đầu, trải qua thời gian, các sản phẩm tín dụng từng bước được chuẩn hoá thành nhóm sản phẩm cho từng nhu cầu vốn, số lượng cụ thể các sản phẩm:

Biểu đồ 2.3: Mối tương quan giữa số lương SP và Dư nợ

(Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN)

Ta có thể thấy, số lượng sản phẩm đặc thù cho KHCN của các NHTM so sánh cũng khá đồng đều. chỉ có VP là số lượng sản phẩm cho cá nhân nhiều hơn hẳn (20 sp) do đặc thù của ngành ngân hàng là các sản phẩm có tính chất tương đồng và dễ sao chép. Rõ ràng số lương sản phẩm không ảnh hưởng quá lớn đến dư nợ tín dụng của các NHTM, ví dụ, cùng 17 sản phẩm thì MB có dư nợ KHCN là 720 tỷ trong khi MSB thì chỉ có 410 tỷ. Sự khác biệt ở đây là đến từ các sản phẩm chủ chốt trong mỗi ngân hàng. Cũng trong môi trường các ngân hàng TMCP nhưng MB, ACB và TCB lại là những ngân hàng thích cho vay các sản phẩm có đầy đủ tài sản bảo đảm và những đối tượng trong nội thành Hà Nội nhưng còn MSB, VPB,... thì có xu hướng phát triển cho vay tín chấp nhiều hơn, không cần tài sản đảm bảo cũng như

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂNTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN HÀNG HẢIVIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI (Trang 63 - 75)