TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂNTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN HÀNG HẢIVIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI (Trang 41 - 49)

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Maritime Bank

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải Việt Nam gọi tắt là Ngân hàng TMCP Hàng Hải,tên giao dịch quốc tế là : Maritime Commercial Stock Bank ( viết tắt là Maritime Bank - MSB ).

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ban đầu, Maritime Bank chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng và một vài chi nhánh tại các tỉnh thành lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, TP HCM. Có thể nói, sự ra đời của Maritime Bank tại thời điểm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đã góp phần tạo nên bước đột phá quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam.

Đến nay, Maritime Bank đã trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với khách hàng. Với tôn chỉ “Tạo lập giá trị bền vững”, cùng bề dày kinh nghiệm, tiềm lực sẵn có và đường hướng hoạt động đúng đắn, Maritime Bank đã chứng tỏ được bản lĩnh vững vàng, tự tin trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, dù biết rằng phía trước sẽ còn không ít khó khăn, thử thách.

Với cam kết vì sự phát triển bền vững, Maritime Bank phấn đấu trở thành Ngân hàng TMCP hàng đầu cả nước về hiện đại hóa, năng động, chuyên nghiệp và lấy chữ Tín trong mọi hoạt động kinh doanh.

Việt Nam, Ngân hàng TPCP Hàng Hải đã tiến hành mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch trên nhiều tỉnh thành cả nước. Việc mở rộng chi nhánh đến các địa bàn dân cư, vùng kinh tế giúp khách hàng tiếp cận các dịch vụ của ngân hàng dễ dàng và thuận tiên hơn, từ đó nâng cao uy tín của ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Chi nhánh Nam Hà Nội của Ngân hàng Hàng Hải là chi nhánh mới nhất được thành lập cho tới thời điểm này, sau chi nhánh tại phố Vọng.

Trụ sở : Số 168A Trần Đại Nghĩa, Phường Bách Khoa, Quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội.

Chi nhánh ra đời trong sự phát triển của hệ thống ngân hàng nói chung, và của Ngân hàng Hàng Hải nói riêng, sự cần thiết quảng bá thương hiệu Ngân hàng, cũng như mở rộng địa bàn hoạt động, đáp ứng nhu cầu vay và cho vay của khách hàng tại Quận Hai Bà Trưng.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Maritime Bank Nam Hà Nội

Theo quyết định về việc thành lập Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Chi nhánh Nam Hà Nội: Tại điều 2:

Maritime Bank Nam Hà Nội là Chi nhánh trực thuộc Maritime Bank, hạch toán phụ thuộc, có con dấu riêng, thực hiện các nghiệp vụ của một ngân hàng thương mại cổ phần bằng đồng Việt Nam (nghiệp vụ đối ngoại theo Giấy phép riêng); kinh doanh vàng bạc,dịch vụ cầm đồ theo quy định của pháp luật và của Maritime Bank.

Qua hơn 7 năm đi vào hoạt động, đội ngũ cán bộ, nhân viên của Chi nhánh Maritime Bank Nam Hà Nội đã không ngừng gia tăng cả về chất lượng và số lượng. Tính đến nay, tổng số nhân viên nghiệp vụ của chi nhánh là 125 người, đều có trình độ đại học và trên đại học.

ngày 31/12/2016 31/12/2017 ngày 31/12/2018 Huy động 57,586,806 56,848,515 63,528,770 31/12/2018 Triệu VND % 31/12/201 7 Triệu % Cho vay các TCKT_________

Doanh nghiệp Nhà nước 935,73 2.6 34,80 1.2

Công ty TNHH Nhà nước 104,62 0.3 1,373,47 4.8

Công ty TNHH tư nhân______ 6,633,48 18.8 5,183,84 18.45

Công ty CP Nhà Nước_______ 29,39 0.0 726,416 2.5 Công ty CP khác___________ 16,174,02 4 46.0 6 12,602,60 5 44.86

Doanh nghiệp tư nhân 204,25

2

0.5 8

217,183 0.7

7 Doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài________________ 163,45 5 0.4 7 65,591 0.2 3

Cho vay Cá nhân__________

Hộ kinh doanh cá nhân______ 10,873,90 30.9 7,577,40 26,98

Tong____________________ 35,118,87

2 100,00

28,091,32

0 100,00

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của MSB chi nhánh Nam Hà Nội

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Maritime Bank

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là một hoạt động được Maritime Bank Nam rất chú trọng, với mục tiêu bảo đảm vốn cho vay, an toàn thanh khoản và tăng nhanh tài sản Có, nâng cao vị thế của Maritime Bank trong hệ thống ngân hàng. Do đó trong các năm qua, các hoạt động huy động vốn từ khu vực dân cư cũng như từ khu vực liên ngân hàng đều được chú trọng khai thác triệt để.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn cá nhân kết thúc ngày 31/12/2018 của Maritime Bank

(Đơn vị tính: triệu VND)

(Théo Báo cáo tài chính Maritime bank 2016-2018)

Tình hình huy động vốn cá nhân của toàn hàng Maritime Bank những năm

trước duy trì ổn định nhưng năm 2018 có mức tăng trưởng mạnh.Tổng số dư huy

động vốn cá nhân của toàn hàng trong 3 năm 2016, 2017, 2018 trung bình là 59,32 nghìn tỷ VND, trong đó năm 2018 đạt mức huy động là 63,53 nghìn tỷ đồng tăng 11,75% so với năm 2017. Mức huy động ổn định và có xu hướng tăng

khá mạnh này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược đa dạng hóa nguồn vốn huy động, góp phần giúp Maritime Bank luôn duy trì tốt khả năng thanh khoản trước mọi diễn biến bất lợi của thị trường tài chính tiền tệ.

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Doanh nghiệp Nhà nước 344,80 1.2 823,59 3.5 Công ty TNHH Nhà nước 1,373,47 7 4.8 9 164,63 8 0.7 0

Công ty TNHH tư nhân______ 5,183,84 18.4 6,407,435 27,25

Công ty CP Nhà Nước_______ 726,41 2.5 982,19 4.1

Công ty CP khác___________ 12,602,60 44.8 12,101,294 51.47

Doanh nghiệp tư nhân_______ 217,18 0.7 50,07 0.2

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài________________ 65,59 1 0.2 3 53,93 6 0.2 3 Kinh tế tập thể_____________ - 0.0 6,03 0.0

Cho vay cá nhân___________ 7,577,40 26.9 2,896,225 12,32 Cho vay khác_____________ - 0.0 24,00 0,1 Tong____________________ 28,091,32

0' 100.00 23,509,425 100.00

Nợ cần chú ý_______________ 1,720,279 _________

Nợ dưới tiêu chuân__________ ________ 92,388 __________

Nợ nghi ngờ________________ _________ ___________ Nợ có khả năng mất vốn______ ________ 683,094 __________ 959,778 Tổng______________________ 28,091,320 ________ 23,509,425 31/12/2017 Triệu đồng 31/12/2016Triệu đồng Nợ đủ tiêu chuân__________ ' 32,832,172 25,412,927 Nợ cần chú ý_____________ _________ _____________

Nợ dưới tiêu chuân________ __________ 81,464 ______________ 92,388

Nợ nghi ngờ______________ ____________ _______________ Nợ có khả năng mất vốn ___________ ______________ Tổng____________________ ________ 35,118,872 ____________ 28,091,320

Chỉ tiêu______________________________ Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tông tài sản___________________________ 92,605,862 112,238,978 138,873,904

Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương 6,347,548 6,123,339 7,511,446

Chi phí từ lãi và các chi phí tương tự_______ 4,094,906 4,521,262 4,677,009

+ Dư nợ tín dụng cá nhân và tỉ lệ dư nơ tín dụng cá nhân trong tông

dư nợ:

Quy mô dư nợ tăng theo các năm. Năm 2018 tổng dư nợ là 35.118 tỷ tăng 25% so với năm 2017 tổng dư nợ là 28.091 tỷ và tăng 49% so với năm 2016 là 23.509 tỷ. Cùng với sự tăng trưởng của quy mô dư nợ thì quy mô dư nợ tín dụng cá nhân cũng tăng trưởng theo với năm 2018 đạt 10.873 tỷ tăng 43.5% so với năm 2017 là 7.577 tỷ và 275,4% so với năm 2016 là 2.896 tỷ. Tốc độ tăng trưởng quy mô theo dư nợ cho vay tín dụng cá nhân tăng nhanh chóng và góp phần tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu của dư nợ chung của toàn hàng.

+ Đối tượng tín dụng cá nhân:

Theo từng chương trình và sản phẩm của Maritime bank thì đối tượng khách hàng của Maritime bank rất đa dạng và mở rộng, hỗ trợ tối đa những người có nhu cầu vốn mà vẫn phù hợp với khẩu vị rủi ro của Maritime Bank. Các đối tượng như: công nhân viện chức nhà nước, top nhân viên trong 500 hoặc 1000 doanh nghiệp lớn ở VNR 500 hoặc ở các công ty đã được niêm yết trên sàn chứng khoán; các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với MSB và không có nợ xấu trong 3 năm hoặc nơ cần chú ý trong vòng 12 tháng gần nhất..

+ Chất lượng cho vay:

Bảng 2.4: Dư nợ theo chất lượng BCTC 2017

Bảng 2.5: Dư nợ theo chất lượng BCTC 2018

Tỷ lệ nợ xâu qua các năm được Maritime bank kiêm soát chặt chẽ và liên tục giảm qua các năm.Năm 2016 là 5,15%, năm 2017 là 3,41% và đến năm 2018 là 2,36% đã dưới mức 3% do Ngân hàng Nhà Nước đề xuât.

2.1.3.3. Kết quả kinh doanh

Bảng 2.6: Lợi nhuận trước thuế và tổng tài sản của Maritime Bank

(2016-2018)

Tổng tài sản của Maritime Bank trong 3 năm qua đang có xu hướng tăng khá tích cực. Năm 2017 tăng 21,2% so với năm 2016 và năm 2018 tăng 23,73% so với năm 2017. Mức tăng trưởng tổng tài sản của Maritime Bank là khá ấn tượng, tốc độ tăng trưởng đều trên 20%.

Lợi nhuận của Maritime Bank trong năm 2018 đã thực sự bứt phá mạnh so với các năm trước khi lợi nhuận trước thuế đạt 1,087 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 881,589 gấp hơn 7 lần so với các năm trước đây.

Nguyên nhân chính có 2 yếu tố, thứ nhất là do thu nhập từ lãi và các khoản thu nhập tương tự tăng một cách đáng kể phản ánh hoạt đông kinh doanh của Maritime Bank trong năm 2018 đã có nhiều khởi sắc. Cụ thể là nếu 2 năm trước thì thu nhập lãi thuần và các khoản thu nhập tương tự khoảng 6,200 tỷ thì năm 2018 đã tăng vọt lên 20% lên đến 7,511 tỷ.

Và yếu tố thứ 2 nữa đến từ chi phí trích dự phòng rủi ro giảm do quản trị rủi ro tốt. Từ năm 2016 đến năm 2018 chi phí trích dự phòng rủi ro đã giảm mạnh từ 1,743 tỷ năm 2016 xuống chỉ còn 739 tỷ năm 2018, giảm 60% so vơi năm 2016. Vì vậy nên dẫn đến lợi nhuận trước và sau thuế tăng mạnh so với các năm trước.

Năm 2018 là một năm đánh dấu sự khởi sắc trở lại của Maritime Bank khi đã phát huy được tốt cả về trong hoạt động kinh doanh lẫn kiểm soát rủi ro.

2.2. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI MARITIME BANK NAM HÀ NỘI

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂNTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN HÀNG HẢIVIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI (Trang 41 - 49)