Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng mở rộng tín dụng khách hàng cá

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂNTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN HÀNG HẢIVIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI (Trang 38 - 41)

hàng cá nhân

1.2.5.1. Nhân tố chủ quan

- Qui mô vốn tự có và tổng nguồn vốn:

+ Mở rộng tín dụng khách hàng cá nhân phải tính đến vốn tự có để đảm bảo được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ( hệ số CAR) . Vì thế muốn phát triển tín dụng khách hàng cá nhân các ngân hàng phải luôn chú trọng tới gia tăng vốn điều lệ hay là vốn tự có.

+ Ngoài yếu tố vốn tự có, khi phát triển tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại còn phải xem xét đến quy mô tổng nguồn vốn của ngân hàng. Với quy mô nguồn vốn lớn, ngân hàng sẽ có thể cho vay với số lượng lớn, đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng.

- Các chính sách, quy định của ngân hàng : chính sách tín dụng, chính

sách chăm sóc khách hàng trước và sau khi cấp tín dụng; các quy định về lãi suất và phí tín dụng; thủ tục xin vay vốn; thời gian thẩm định...Tất cả các yếu tố này đều tác động trực tiếp đến nhu cầu vay vốn của khách hàng.

trọng để đưa ra các quyết định về hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân. Ngân hàng có sức mạnh tài chính lớn có thể đầu tư vào các danh mục mà ngân hàng quan tâm hơn thì hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân có cơ hội phát triển.

- Nguồn nhân lực của ngân hàng: Một nguồn nhân lực có trình độ cao là

một lợi thế trong cạnh tranh của mỗi ngân hàng, vì nó có thể tăng cường khả năng thu hút khách hàng, nâng cao vị thế của ngân hàng, giảm rủi ro trong tín dụng khách hàng cá nhân. Đội ngũ nhân viên tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến

tín dụng khách hàng cá nhân. Họ là người quyết định chất lượng tín dụng của ngân hàng và thực thi chính sách cho vay một các tích cực nhất. Qua các nhân viên tín dụng, khách hàng nhìn thấy được hình ảnh của ngân hàng

- Trình độ khoa học công nghệ của ngân hàng: Nếu một ngân hàng được trang bị các công nghệ hiện đại thì họ có thể tăng tiện ích cho khách hàng và các dịch vụ của họ sẽ được biết đến nhiều hơn. Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến các ngân hàng có thể quản lý danh sách khách hàng một cách dễ dàng hơn, họ có thể tiết kiệm được nhân công cũng như chi phí quản lý góp phần giảm giá thành dịch vụ.

1.2.5.2. Nhân tố khách quan

- Nhân tố thuộc về khách hàng:

+ Thói quen, phong tục tập quán, tâm lý...có ảnh hưởng tới nhu cầu vay tiêu dùng.

+ Đạo đức của người vay vốn là yếu tố quyết định hành vi trả nợ của khách hàng trong tương lai. Đạo đức người vay trong quan hệ tín dụng được đánh giá bằng độ tín nhiệm của khách hàng trên cơ sở tính thật thà, sự sẵn lòng trả nợ của khách hàng và ý muốn kiên quyết trong việc thực hiện tất cả các giao ước trong hợp đồng tín dụng.

được nâng cao thì các nhu cầu về hàng hóa cao cấp càng lớn. Nhu cầu của khách hàng là nền tảng, căn cứ để xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm tín dụng khách hàng cá nhân của Ngân hàng.

- Môi trường kinh tế: Nếu nền kinh tế phát triển tốt, thu nhập bình quân đầu người cao và môi trường chính trị ổn định thì hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân cũng sẽ thông suốt, phát triển vững chắc và hạn chế rủi ro tín dụng. Nếu môi trường có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng để giành giật khách hàng thì tín dụng khách hàng cá nhân của các ngân hàng cũng sẽ khó khăn hơn.

- Môi trường văn hóa xã hội: môi trường văn hóa xã hội thể hiện các tập quán xã hội, bản sắc văn hóa dân tộc, tâm lý tiêu dùng giữa các vùng và văn hóa cộng đồng. Các yếu tố này ảnh hưởng đến tín dụng khách hàng cá nhân của cá nhân và hộ gia đình.

- Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước là một nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân của NHTM. Các quy định pháp lý của ngân hàng Nhà nước và chính phủ có thể khuyến khích và cũng có thể hạn chế cho vay nói chung và tín dụng khách hàng cá nhân nói riêng. Đó là các quy định của Ngân hàng nhà nước khống chế các ngân hàng thương mại trong việc huy động theo tỷ lệ vốn tự có, quy định tỷ lệ cho vay tối đa đối với một khách hàng trên vốn tự có...

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI (MARITIME BANK)

CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂNTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN HÀNG HẢIVIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI (Trang 38 - 41)