7. Kết cấu luận văn
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các Quỹ tín dụng
dụng nhân dân
Trong nền kinh tế thị truờng việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn luôn đi liền với cạnh tranh là một quy luật khách quan của nền sản suất hàng hoá, là một nội dung trong cơ chế vận động của thị truờng. Kết quả cạnh tranh sẽ là một số doanh nghiệp nói chung, một số TCTD nói riêng bị thua cuộc và bị gạt ra khỏi thị truờng, trong khi doanh nghiệp khác (TCTD khác) vẫn tồn tại và phát triển hơn nữa. Cũng chính nhờ sự cạnh tranh mà hiệu quả sử dụng vốn không ngừng đuợc nâng cao.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo an toàn vốn cho doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng huy động vốn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp đuợc đảm bảo, doanh nghiệp có đủ điều kiện tiềm lực để khắc phục những khó khăn rủi ro trong
kinh doanh. Ngoài ra nó không những góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng quy mô sản xuất, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn góp phần vào việc tăng truởng kinh tế, xã hội. Do đó các doanh nghiệp phải luôn tìm ra biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại các QTDND thực chất là tìm mọi biện pháp để gia tăng lợi nhuận trên vốn bỏ ra. Nếu việc này thành công, QTDND có thể:
- Tích lũy nhiều hơn, từ đó vốn chủ sở hữu gia tăng, mua thêm máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ mới nhằm nâng cao hơn nữa hiệu suất phục vụ của QTDND.
- Tăng thu nhập cho thành viên: Lợi nhuận tăng, lợi tức cổ phần tăng, nghĩa là tăng lợi ích của các thành viên góp vốn.
- Thu nhập của nguời lao động tăng: Tiền luơng, thuởng và các khoản phúc lợi của nguời lao động tăng là yếu tố quan trọng thúc đẩy chất luợng phục vụ.
- Lợi ích của nguời gửi tiền và vay tiền đuợc nâng lên, cũng có thể đuợc huởng lợi thông qua việc QTDND gia tăng quy mô hoạt động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Nộp thuế cho Nhà nuớc tăng.