Đối với chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu 1153 nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTM TNHH MTV dầu khí toàn cầu chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 95 - 101)

7. Kết cấu luận văn

3.3.3. Đối với chính quyền địa phương

- Chính quyền địa phương quan tâm, chỉ đạo và tạo điều kiện để QTDND Phong Vân hoạt động tốt; thường xuyên phối hợp với NHNN Chi nhánh TP Hà Nội thông qua việc thông tin kịp thời tình hình hoạt động của

Quỹ để quản lý và giúp QTDND Phong Vân hoạt động ổn định, an toàn và phát triển bền vững trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật.

- Tạo điều kiện cho Quỹ có nơi làm việc đảm bảo an toàn tài sản và thuận tiện trong giao dịch với khách hàng và thành viên.

- Hoạt động của QTDND Phong Vân cũng nhu các QTDND khác, luôn gắn bó chặt chẽ với chính quyền địa phuơng, và khi xây dựng phuơng án nhân sự phải có ý kiến của chính quyền địa phuơng. Vì vậy phải phối hợp cùng với NHNN Chi nhánh TP Hà Nội bố trí cán bộ làm việc tại Quỹ có đủ năng

lực, trình độ và phẩm chất đạo đức vào các vị trí chủ chốt của Quỹ.

- Hạn chế luân chuyển các cán bộ nhân viên có trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức của Quỹ sang các công việc khác để đảm bảo ổn định, an toàn hoạt động, không ảnh huởng đến việc đào tạo nghiệp vụ, tích luỹ kinh nghiệm và làm lộ bí mật nghề nghiệp.

- Có các quy chế quy định tiêu chuẩn và trách nhiệm tham gia, xem xét lựa chọn cán bộ quản trị, điều hành, kiểm soát cho QTDND.

- Đề nghị đẩy nhanh tiến độ cải cách các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giao dịch bảo đảm để tạo điều kiện cho nguời dân tiếp cận với vốn vay tín dụng dễ dàng hơn.

- Khuyến khích nguời dân sử dụng dịch vụ vay tín dụng, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi hiện nay trên địa bàn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Tóm lại, qua những phân tích trong Chương 3 ta thấy: Trong thời gian qua mặc dù thị trường tiền tệ có nhiều biến động và gặp nhiều khó khăn nhưng hoạt động của hệ thống QTDND nói chung và QTDND Phong Vân nói riêng đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội đặc biệt tại các vùng nông thôn. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vốn tại QTDND Phong Vân vẫn còn hạn chế.

Trên cơ sở phương hướng hoạt động, đánh giá những thuận lợi khó khăn trong thời gian tới, và những hạn chế, nguyên nhân đã được phân tích ở Chương 2, tác giả đưa ra hệ thống giải pháp khả thi để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của QTDND Phong Vân, đồng thời vẫn đảm bảo mục tiêu an toàn, phát triển bền vững.

Từ đó tác giả cũng đưa ra các kiến nghị với NHNN, NHNN Chi nhánh TP Hà Nội và chính quyền địa phương để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

KẾT LUẬN

Hoạt động sử dụng vốn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các QTDND vì QTDND còn không ít hạn chế như quy mô còn nhỏ, năng lực tài chính thấp, địa bàn hoạt động nhỏ hẹp, khả năng cạnh tranh kém, trình độ cán bộ còn yếu, việc sử dụng vốn còn chưa thực sự hiệu quả, an toàn nên tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động.

Chính vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân Quỹ mà còn có ý nghĩa với khách hàng và toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động này cũng chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố chủ quan và khách quan nên để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Quỹ thì phải nắm vững các nhân tố đó và tìm ra biện pháp phát huy những tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của nó đến hoạt động sử dụng vốn.

Thời gian qua QTDND Phong Vân đã có nhiều cố gắng để nâng cao hiệu

quả sử dụng vốn. Bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế như đã phân tích ở trên. Trên cơ sở nghiên cứu những lý thuyết cơ bản và tình hình thực tế của hoạt động sử dụng vốn tại QTDND Phong Vân, luận văn đã hoàn thành được những nhiệm vụ cơ bản sau:

- Khái quát chung về tổ chức và hoạt động của các QTDND; Các vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn tại QTDND; Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của QTDND.

- Phân tích thực trạng về hoạt động sử dụng vốn của QTDND Phong Vân; đánh giá những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế đó.

- Dựa trên thực trạng hoạt động sử dụng vốn của QTDND Phong Vân và tình hình thực tế, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị trong ngắn hạn và dài hạn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do thời gian, kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Với tinh thần cầu thị, học hỏi, tác giả mong muốn nhận đuợc sự tham gia đóng góp của các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo cùng bạn bè, đồng nghiệp để luận văn đuợc hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Lưu Thị Hương (2014), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp,

NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

2. GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2013), Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê, Hà Nội.

3. GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2013), Giáo trình Tín dụng ngân hàng,

NXB Thống Kê, Hà Nội.

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2017), Tài liệu Hội nghị chuyên đề về QTDND, Hà Nội.

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015), Thông tư sổ 04/2015/TT- NHNN quy định về Quỹ tín dụng nhân dân, Hà Nội.

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015), Thông tư sổ 32/2015/TT- NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của QTDND, Hà Nội.

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011), Thông tư sổ 44/2011/TT-NH quy định về hệ thổng kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư sổ 31/2012/TT-NHNN quy định về Ngân hàng Hợp tác xã, Hà Nội.

9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư sổ 03/2014/TT-NHNN quy định về Quỹ bảo đảm an toàn hệ thổng QTDND, Hà Nội.

10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư sổ 08/2005/TT-NHNN, Thông tư sổ 06/2007/TT-NHNN quy định về tổ chức và hoạt động của QTDND, Hà Nội.

11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN quy định về quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng và các quyết định sửa đổi bổ sung, Hà Nội.

12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD và các quyết định sửa đổi, bổ sung, Hà Nội.

13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Thành phố Hà Nội, Báo cáo giám sát các QTDND trên địa bàn Hà Nội các năm 2013-2017, Hà Nội.

14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Thành phố Hà Nội, Báo cáo tổng kết các QTDND trên địa bàn Hà Nội các năm 2013-2017, Hà Nội.

15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Thành phố Hà Nội (2012), Đề án triển khai cơ cấu lại các QTDND trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015, Hà Nội.

16. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Thành phố Hà Nội (2017), Đề án triển khai cơ cấu lại các QTDND trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020, Hà Nội.

17. Quốc hội (2010), Luật NHNN Việt Nam, Hà Nội.

18. Quốc hội (2010), Luật các TCTD, Hà Nội.

19. Quốc hội (2003). Luật Hợp tác xã, Hà Nội.

20. Quỹ tín dụng nhân dân Phong Vân, Báo cáo kết quả kinh doanh, Bảng cân đối tài khoản năm 2013-2017, Hà Nội.

21. Cao Thị Huyền (2017), Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

22. Thái Thị Hồng Sơn (2017), Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, Luận văn thạc sĩ, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

23. Lưu Quang Thiệp (2010), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại các Quỹ tín dụng ở huyện Hoài Đức, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

24. Khuê Nguyễn (2017), Tái cơ cấu, xử lý nợ xấu Quỹ tín dụng nhân dân, Cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

25. Website tham khảo www.sbv.gov.vn www.vapcf.org.vn

Một phần của tài liệu 1153 nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTM TNHH MTV dầu khí toàn cầu chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 95 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w